Web Server là gì? Liệu bạn đã biết chính xác về về Web Server hay chưa? Trong bài viết này, TinoHost sẽ giúp bạn tìm hiểu kiến thức về Web Server, những loại Web Server thông dụng và làm sao để bảo vệ Web Server hiệu quả nhé!
Web Server là gì?
Web Server là một máy chủ web, bạn có thể hiểu đơn giản, Web Server là một máy tính chứa website của bạn và được kết nối mở rộng với tập hợp các mạng máy tính khác. Server sẽ là nơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu được người dùng tải lên, từ các tập tin HTML cơ bản cho đến hình ảnh, âm thanh hay video,…
Web server có thể xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin đến máy khách trong môi trường internet thông qua giao thức HTTP.
Web Server hoạt động như thế nào?
Cung cấp khả năng lưu trữ dữ liệu trên Hosting
Mỗi Web server tốt sẽ cần phải có:
- Một địa chỉ IP riêng: bạn có thể thay bằng tên miền giúp khách truy cập dễ nhớ hơn.
- Dung lượng lưu trữ: dung lượng lưu trữ cần phải đủ và tốt hơn hết là nhiều hơn nhu cầu sử dụng thực tế một chút.
- Liên tục kết nối với Internet: nhằm đảm người truy cập vào webserver của bạn không bị gián đoạn.
- Khả năng sẵn sàng: luôn đáp ứng được nhu cầu truy cập của khách hàng chứ họ không phải chờ bạn thức dậy và bật web server vật lý lên.
Bạn có thể chọn việc sử dụng Web Server vật lý bằng máy tính của bạn, nhưng điều này, TinoHost không khuyến khích bạn thực hiện vì máy tính thông thường sẽ khó đáp ứng được 2 yêu cầu: liên tục kết nối internet và khả năng chạy liên tục.
Để đảm bảo được những yếu tố trên của Web Server, một Web Server dạng Cloud sẽ là tốt nhất. Thay vì bạn phát minh lại bánh xe (làm lại thứ đã có sẵn) bằng cách tự tạo Server vật lý, bạn có thể mua các gói Web Server với giá thành không quá đắt đỏ có tốc độ phản hồi cao và dung lượng lưu trữ đủ để chứa website cùng tài liệu bản lên, nhằm đáp ứng được nhu cầu truy cập của người xem.
Cách thức giao tiếp qua HTTP
HTTP là viết tắt của Hypertext Transfer Protocol – giao thức truyền tải siêu văn bản và Web server có hỗ trợ giao thức này. Giải thích một cách đơn giản, HTTP hoạt động trên mô hình máy chủ (server) và máy khách (client), khi người dùng gửi yêu cầu từ máy khách – máy chủ sẽ trả lời lại.
Cách thức giao tiếp này có những quy tắc bắt buộc như sau như:
- Duy nhất client mới có thể tạo ra yêu cầu HTTP đến server. Các server chỉ đóng vai trò đáp trả các yêu cầu từ client.
- Client phải cung cấp đường dẫn đến tài nguyên (URL) khi yêu cầu thông qua HTTP.
- Tất cả các yêu cầu HTTP sẽ được web server trả lời.
- Khi nhận được yêu cầu, HTTP sẽ kiểm tra xem URL có trùng khớp với file hiện có hay không.
- Nếu có, server sẽ trả lại thông tin cho client đã yêu cầu. Nếu không, server sẽ trả lại một thông điệp báo lỗi về trình duyệt và hiện lên cho người dùng thấy. Ví dụ điển hình là lỗi 404 Not Found nếu server không thể xử lý được yêu cầu từ client.
Một số ví dụ về Web Server
Web Server là một nền tảng cần có để các nhà phát triển có thể xây dựng những ứng dụng web (web application), sau đó cung cấp cho những người có nhu cầu sử dụng dịch vụ trên internet. Một số ví dụ điển hình về việc sử dụng Web Server:
- Sử dụng để xây dựng và xuất bản các trang web:
- Blog
- Thương mại điện tử
- Giới thiệu doanh nghiệp
- Sử dụng để gửi và nhận email – Email server
- Sử dụng để lưu trữ file và truyền file đi với giao thức FTP.
- Và rất nhiều mục đích khác bạn có thể tự mình thử nghiệm.
Hướng dẫn sử dụng Web Server hiệu quả
Những loại Web Server thông dụng
Tính đến thời điểm hiện tại năm 2024, có rất nhiều Web Server được tạo mới và nhiều dự án bị hủy bỏ. Nhưng rất may mắn, vẫn có rất nhiều dự án Web Server thành công và được sử dụng rộng rãi đến ngày nay như:
Apache HTTP Server
Apache là một trong những Web Server phổ biến nhất trên thế giới, được phát triển và phát hành miễn phí dưới dạng mã nguồn mở bởi Apache Software Foundation. Bạn có thể cài đặt Apache trên rất nhiều hệ máy như: Linux, Windows, Unix, FreeBSD và Mac OS X,…
Nginx
Nginx cũng là một phần mềm mã nguồn mở miễn phí có tính ổn định cao, hiệu suất mạnh mẽ, những người mới có thể dễ dàng làm quen vì cấu hình thân thiện và yêu cầu nguồn tài nguyên ít.
Internet Information Services (IIS)
Internet Information Services được phát triển bởi Microsoft và dành cho các nền tảng, phần mềm của Microsoft. Tuy không phải phần mềm mã nguồn mở, nhưng Internet Information Services được sử dụng rất phổ biến.
Lighttpd
Bạn đang tìm kiếm một Web Server miễn phí an toàn, nhanh và tiêu thụ ít tài nguyên nhất có thể? Vậy, Lighttpd chính là Web Server bạn đang tìm, Lighttpd được đính kèm miễn phí theo hệ điều hành FreeBSD.
Sun Java System Web Server
Đây là một Web Server miễn phí của Sun Microsystems có thể chạy trên rất nhiều hệ điều hành thông dụng như: Window, Linux và cả Unix. Đặc điểm nổi bật nhất, Sun Java System Web Server được thiết kế để chạy các trang web, dịch vụ web vừa và lớn.
Hướng dẫn bảo vệ Web Server hiệu quả
Trong thực tế, sẽ có rất nhiều cách để bạn có thể bảo vệ Web Server của mình nhằm gia tăng tính bảo mật và giúp người dùng có những trải nghiệm an toàn. TinoHost sẽ giới thiệu bạn một số cách để bảo vệ Web Server hiệu quả như:
- Sử dụng tường lửa – Firewall để giám sát lưu lượng HTTP và cài đặt SSL để cho Web Server trở nên an toàn hơn, dữ liệu được bảo mật.
- Thường xuyên theo dõi, giám sát để đảm bảo rằng không có ai đang tấn công hay phá hoại hệ thống của bạn; cũng như có những can thiệp kịp thời.
- Tạo Proxy ngược
- Hạn chế thực hiện các thao tác truy cập qua SSH
- Liên tục cập nhật server, để đảm bảo server ổn định, không bị tấn công lỗ hổng.
Một số lưu ý khi tự dựng Web Server
Nếu bạn vẫn chọn cách tạo lập một Web Server ngay trên máy tính của mình, bạn sẽ cần phải đáp ứng được ít nhất 2 yêu cầu như sau:
- Một máy tính có cấu hình cao, dung lượng lưu trữ lớn và có khả năng đáp ứng một lượng khổng lồ khách truy cập trong cùng một thời điểm.
- Cần phải đảm bảo được việc hoạt động không ngừng nghỉ của máy tính. Vì trên mạng internet, người dùng sẽ liên tục tìm kiếm và truy cập thông tin trên khắp thế giới và bạn sẽ phải đảm bảo được rằng khách truy cập có thể vào trang web của bạn bất cứ lúc nào.
Qua bài viết, TinoHost hi vọng rằng bạn đã có thêm được nhiều kiến thức mới về Web Server, hiểu hơn về Web Server là gì cũng như cách để bảo vệ Web Server của mình trước sự đáng sợ của Internet. TinoHost chúc bạn trở thành bậc thầy trong việc phát triển website!
Những câu hỏi thường gặp về Web Server
Mua dịch vụ Web Server giá rẻ ở đâu?
Bạn đang tìm kiếm dịch vụ Web Server giá rẻ? Vậy, TinoHost xin giới thiệu với bạn gói Web Server giá rẻ của TinoHost! Bạn có thể liên hệ với TinoHost để tìm hiểu ngay!
Static web là gì?
Static web server hay trang web tĩnh, là một dạng trang web cơ bản nhất trên mạng internet, bạn có thể mở một tệp notepad và nhập dòng code sau đây vào và lưu lại với đuôi .HTML:
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>Example</title>
</head>
<body>
<p>Hello World.</p>
</body>
</html>
Cuối cùng, bạn nhấp đúp vào file .HTML vừa tạo để trình duyệt tự động bật lên và bạn đã có một website tĩnh đơn giản.
Có nên xây dựng website tĩnh hay không?
Khi bạn còn là học sinh, sinh viên, bạn nên thực hiện việc xây dựng các website tĩnh nhằm để học hỏi về cách coding cơ bản. Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu của người dùng ở thời điểm hiện tại, một website thương mại dạng tĩnh với những nội dung được hiển thị nhàm chán sẽ làm công sức xây dựng website của bạn trở nên lãng phí.
Database là gì?
Database là một tập hợp các thông tin dữ liệu có tổ chức để bạn có thể dễ dàng truy cập, quản lý và cập nhật các thông tin.