Trong thế giới Internet, hosting đóng vai trò như một “ngôi nhà” có khả năng lưu trữ hầu hết nội dung, dữ liệu của trang web. Hiểu đơn giản thì hosting cũng giống như cách bạn thuê ngôi nhà để chứa nội thất và đồ dùng của bạn. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp chính xác cho bạn hosting là gì? Cách thức hoạt động hosting ra sao? Những loại web hosting nào đang phổ biến hiện nay?
Giới thiệu tổng quan về hosting
Hosting là gì?
Hosting hay thường gọi Web Hosting là dịch vụ lưu trữ web, một giải pháp quan trọng cho việc đưa website hoặc ứng dụng web của bạn lên Internet. Khi bạn đăng ký dịch vụ lưu trữ web, bạn sẽ thuê một không gian lưu trữ trên các máy chủ chứa tất cả các tệp tin và dữ liệu cần thiết để trang web của bạn hoạt động một cách hiệu quả. Hơn nữa, dịch vụ hosting cung cấp các tính năng quan trọng như FTP, DNS và cPanel, giúp bạn dễ dàng quản lý và tùy chỉnh website của mình. Có nhiều loại hosting khác nhau, như shared hosting, cloud hosting, VPS và dedicated server, phù hợp với từng nhu cầu và mục đích sử dụng cụ thể.
Việc lựa chọn một dịch vụ lưu trữ web phù hợp và đáng tin cậy là điều quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu suất và khả năng tương tác của trang web. Nếu bạn muốn đưa doanh nghiệp hoặc ý tưởng sáng tạo của mình đến với đông đảo khách hàng, dịch vụ hosting đáng uy tín sẽ hỗ trợ bạn xây dựng một trang web ổn định, nhanh chóng và bền vững trên không gian rộng lớn của mạng Internet.
Hãy chọn một nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ web uy tín và có kinh nghiệm để đảm bảo bạn nhận được sự hỗ trợ chuyên nghiệp và hiệu quả trong việc quản lý trang web của mình. Tận dụng các tính năng tiên tiến và lợi ích mà dịch vụ hosting mang lại, hãy đưa trang web của bạn lên một tầm cao mới trên Internet.

Web hosting hoạt động như thế nào?
Hosting là một dịch vụ trực tuyến giúp bạn đưa website hoặc ứng dụng web của mình lên Internet. Khi đăng ký dịch vụ hosting, bạn sẽ được cung cấp một không gian lưu trữ trên một máy chủ (server) liên tục kết nối với Internet. Trên máy chủ này, mọi tệp tin, dữ liệu và mã nguồn của website hoặc ứng dụng web của bạn sẽ được lưu giữ.
Quá trình hoạt động của hosting khá đơn giản. Sau khi bạn đã đăng ký tên miền (domain name) cho website của mình, ví dụ như www.example.com, khi người dùng nhập địa chỉ này vào trình duyệt, máy tính của họ sẽ gửi yêu cầu tới máy chủ chứa website của bạn. Sau đó, máy chủ sẽ trả lại các tệp tin, dữ liệu và mã nguồn cần thiết để hiển thị nội dung của website hoặc ứng dụng web cho người dùng.
Nếu bạn đang tìm kiếm dịch vụ hosting phù hợp với doanh nghiệp của mình điều quan trọng là bạn cần chú ý đến các thông số quan trọng như dung lượng, băng thông, tốc độ, mức bảo mật và hỗ trợ kỹ thuật khi lựa chọn dịch vụ hosting tốt nhất cho website hoặc ứng dụng web của mình. Điều này sẽ đảm bảo bạn có một trải nghiệm trực tuyến vượt trội và giúp nâng cao hiệu suất hoạt động của trang web của mình trên không gian mạng rộng lớn của Internet.
Lịch sử hình thành và phát triển của dịch vụ hosting
1969 – Sự ra đời của ARPANET
Vào thập kỷ 1960, các nhà nghiên cứu của chính phủ quyết định kết nối một số máy tính trong một mạng lưới để quá trình trao đổi thông tin trở nên thuận tiện hơn. Cuộc Chiến tranh Lạnh bùng nổ thúc đẩy việc liên kết nhiều máy tính trên toàn Hoa Kỳ. Điều này bắt nguồn từ những lo ngại về cuộc tấn công hạt nhân đang ngày càng tăng.
Nhờ vậy, thông tin, dữ liệu được bảo tồn trên mạng nếu các địa điểm cụ thể bị tấn công. Kết quả, ARPANET (Mạng Dự án Nghiên cứu Tân tiến) được phát triển. Máy tính đầu tiên được kết nối với mạng vào tháng 8 năm 1969 tại Đại học California, Los Angeles. Đến cuối tháng 10, ba máy tính khác cũng được kết nối tại Đại học Utah, Viện Nghiên cứu Stanford và Đại học California, Santa Barbara. ARPANET chính thức bị gỡ bỏ vào năm 1990 khi chính phủ Mỹ hợp tác với các công ty viễn thông để xây dựng một mạng lưới lớn hơn. Đó chính là Internet.
1971 – Sự xuất hiện của email
Vào những năm 1960, xu hướng trao đổi, giao tiếp qua tin nhắn bắt đầu hình thành. Tuy nhiên, việc gửi tin nhắn chỉ có thể thực hiện giữa những người sử dụng cùng một máy tính, hoặc nếu cả hai người cùng online. Xu hướng này bắt đầu thay đổi vào năm 1971 khi Raymond Tomlinson – nhà lập trình của ARPANET, giới thiệu hệ thống đầu tiên có thể gửi tin nhắn giữa các máy chủ khác nhau khi kết nối với mạng. Năm 1973, trao đổi qua email chiếm đến 75% các hoạt động trên mạng. Và Tomlinson đã được công nhận là “cha đẻ” của email. Ông đã định nghĩa về cú pháp email (được sử dụng cho đến ngày nay) bao gồm ký hiệu “@” để tách tên người dùng và tên máy chủ.

1983 – Giao thức TCP/IP được ARPANET đưa vào sử dụng
Ngày 1 tháng 1 năm 1983, ARPANET đã áp dụng hai giao thức chính là: giao thức Internet và giao thức điều khiển truyền tải. Vào những năm 1970, cả hai giao thức này được biết đến như bộ giao thức Internet TCP/IP. Đồng thời, chúng có vai trò xác định cách thông tin được trao đổi trên Internet. Sau quá trình cải tiến và sửa đổi, bộ giao thức này vẫn có khả năng xác định cách dữ liệu chia thành các gói nhỏ và phương thức gửi, định tuyến và nhận dữ liệu.
1983 – Hệ thống tên miền lần đầu được giới thiệu
Đến năm 1983, người ta có thể truy cập vào các máy chủ trên toàn cầu bằng cách gõ địa chỉ số của chúng (địa chỉ IP). Khi số lượng máy chủ kết nối với mạng ngày càng tăng, việc nhớ địa chỉ của chúng trở nên khó khăn. Lúc này, hệ thống tên miền chính thức ra đời nhằm giúp tiện lợi hóa quá trình này. Hệ thống bao gồm bảy miền cấp cao (TLDs hoặc phần mở rộng) – .com, .net, .org, .int, .mil, .gov và .edu. Đến cuối năm 1986, đã có 6 tên miền được đăng ký. Symbolics.com là tên miền .com đầu tiên tồn tại trên không gian mạng.
1991 – World Wide Web ra đời
Năm 1980, Tim Berners-Lee, nhân sự làm việc tại CERN (Tổ chức Nghiên cứu Vật lý Châu Âu) đã xây dựng một cơ sở dữ liệu cá nhân về người dùng và thông tin được gọi là ENQUIRE. Cơ sở dữ liệu này dựa trên văn bản siêu liên kết – tài liệu được kết nối với nhau thông qua các siêu liên kết trong văn bản. Năm 1989, ông đề xuất một mạng lưới toàn cầu của siêu liên kết, cho phép các nhà vật lý từ khắp nơi trên thế giới tìm thông tin dễ dàng hơn. Ông đặt tên cho hệ thống của mình là: World Wide Web.
Đến cuối năm 1990, Berners-Lee tạo ra một số công cụ và dịch vụ mang tính cách mạng đối với người dùng Internet. Một trong những công cụ quan trọng nhất là Giao thức Truyền tải Siêu văn bản (HTTP). Đây chính là nền tảng của trao đổi dữ liệu trên Web. Ngoài ra, ông cũng đã phát triển Ngôn ngữ Đánh dấu Siêu văn bản (HTML) mà ngày nay chúng ta vẫn sử dụng để hiển thị văn bản và hình ảnh. Trình duyệt đầu tiên được đặt tên WorldWideWeb đã cung cấp các công cụ chỉnh sửa web và web server đầu tiên.
1993 – Network Solutions trở thành đơn vị đăng ký (registrar) đầu tiên
Trước đây, bất kỳ ai cũng có thể đăng ký một tên miền miễn phí thông qua những quy trình đơn giản. Thậm chí, người dùng có thể đăng ký tên miền qua điện thoại. Tên miền do Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF) thay mặt cho chính phủ Mỹ quản lý. Khi số lượng tên miền tăng đáng kể, NSF đã thuê Network Solutions Inc. để quản lý tên miền như một nhà thầu tư nhân. Vào năm 1995, Network Solutions bắt đầu tính phí cho việc đăng ký tên miền, cụ thể là 100$/2 năm. Điều này đánh dấu sự kết thúc của việc đăng ký tên miền miễn phí. Từ đó, giá dịch vụ web hosting đã thay đổi rất nhiều. Năm 2020, bất kỳ ai cũng có thể đăng ký tên miền .COM với giá chỉ từ 8.38 USD/năm.
1994 – Phiên bản đầu tiên của giao thức SSL ra đời
Giao thức SSL (Secure Sockets Layer) chính thức ra mắt vào năm 1994 do Netscape phát triển. Vì có nhiều lỗ hổng bảo mật, giao thức SSL đã được thay thế bằng Giao thức Bảo mật Lớp Truyền tải (TLS) vào năm 1999. Tuy nhiên, người dùng vẫn quen gọi giao thức mới là SSL.
Thậm chí các chứng chỉ bảo mật mà hầu hết các trang web sử dụng ngày nay để mã hóa thông tin do người dùng gửi cũng được gọi là “chứng chỉ SSL”. Trước đây, các chứng chỉ SSL khá đắt đỏ cho đến vài năm trước khi Let’s Encrypt ra mắt. Let’s Encrypt là một cơ quan cấp chứng chỉ cung cấp chứng chỉ SSL miễn phí, hỗ trợ đầy đủ và có sẵn trên tất cả các gói lưu trữ của ICDSoft.

1995 – Phiên bản đầu tiên của PHP được ra mắt
PHP, viết tắt của Hypertext Preprocessor, là một trong những ngôn ngữ phát triển web phổ biến nhất. Ngôn ngữ lập trình này xuất hiện trên thị trường vào năm 1995, đóng vai trò như một công cụ để tạo các biểu mẫu web sẽ đọc thông tin từ cơ sở dữ liệu. Trước đây, PHP có tên gọi là “Personal Home Page/Forms Interpreter” hay PHP/FI. So với các ngôn ngữ lập trình khác, PHP đơn giản và dễ sử dụng hơn. Chính vì thế, ngôn ngữ lập trình này đã nhanh chóng phổ biến hơn trong cộng đồng phát triển web. Các ứng dụng web tự lưu trữ phổ biến như WordPress, Joomla, Moodle, Drupal, Magento, Laravel, Symphony,…, đã sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP.
1996 – Lưu trữ trả tiền xuất hiện
Nhiều công ty đã bắt đầu cung cấp các gói hosting miễn phí. 50megs và Hostmonster là hai đơn vị đầu tiên cung cấp các gói hosting yêu cầu người dùng trả phí. Đối với các gói hosting này, người dùng sẽ được trải nghiệm nhiều tính năng hơn. Đồng thời, hai đơn vị này cũng là “nhà tiên phong” trong ngành công nghiệp hosting web.
1996 – cPanel được ra mắt
Đây là một trong những bảng điều khiển lưu trữ phổ biến nhất hiện nay. cPanel được phát triển như một bảng điều khiển phục vụ cho các nhà cung cấp lưu trữ tốc độ Speed Hosting không hoạt động. Năm 1999, cPanel 3 chính thức ra mắt, cung cấp các tính năng nổi bật, bao gồm: Trình quản lý Web Host (WHM) – một công cụ quản lý máy chủ. cPanel 3 có hai cấp độ, bao gồm: WHM gốc dành cho các quản trị viên và WHM không gốc, hỗ trợ các nhà phân phối tạo các gói lưu trữ và quản lý chúng.
1997 – GoDaddy được thành lập
GoDaddy là nhà đăng ký tên miền lớn nhất hiện nay và cũng là một trong những nhà cung cấp web hosting lớn nhất. Thương hiệu này nắm giữ hơn 15% thị trường hosting toàn cầu. Trước đây, GoDaddy được thành lập với tên gọi là Jomax Technologies. Đơn vị này ra mắt thị trường năm 1997 do Bob Parsons, một doanh nhân ở Maryland sáng lập. Đến năm 2006, công ty đã được đổi tên thành GoDaddy. Với lịch sử phát triển lâu dài, GoDaddy đã gặp nhiều tranh cãi về hoạt động của mình.
1999 – Blogger trở nên phổ biến
Blogger là một trong những nền tảng blogging đầu tiên, giúp người dùng hiện thức hoá việc tạo ra một trang web cá nhân. Tại đây, bất kỳ người dùng Internet nào cũng có thể viết về sở thích, quan điểm của mình. Năm 2004, Google mua lại Blogger. Hiện tại, trang web này vẫn lọt top 50 trang web phổ biến nhất trên thế giới.
2003 – Phiên bản đầu tiên của WordPress được ra mắt
Đây chính là bước ngoặt vĩ đại trong ngành công nghiệp web hosting khi WordPress nhanh chóng trở thành một trong những nền tảng phổ biến nhất. WordPress bắt đầu như một phân nhánh của phần mềm viết blog “b2”. Trước đó, đã có một số nền tảng phổ biến như MovableType và Joomla (vẫn được sử dụng thường xuyên), nhưng WordPress đã nhanh chóng thống lĩnh thị trường. Nền tảng được ưa chuộng do sở hữu phương thức cài đặt đơn giản, cơ chế cập nhật tự động. Đặc biệt, cộng đồng WordPress cũng không ngừng phát triển các chủ đề và plugin có sẵn.
Hiện nay, WordPress điều hành khoảng 36% trong số tất cả các trang web trên Internet và dự kiến con số này sẽ tiếp tục tăng (Theo w3techs.com).

2003 – Xen – trình ảo hóa mã nguồn mở đầu tiên được ra mắt
Do việc cấp phép cho phần mềm ảo hóa không tốn phí, nhiều công ty có thể cung cấp các máy chủ ảo với mức giá hợp lý. Trước đây, Xen phát triển như một dự án nghiên cứu tại Đại học Cambridge. Tuy nhiên, dự án này đã nhanh chóng trở thành một sản phẩm doanh nghiệp phổ biến do XenSource, Inc. phát triển. Sau đó, các trình ảo hóa mã nguồn mở phổ biến khác cũng bắt đầu ra mắt, điển hình như KVM (ra mắt vào năm 2005) được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu.
2013 – Một loạt TDL mới được ra mắt
Có đến 22 TDL chính thức ra mắt giữa năm 1984 và năm 2012. Vì số lượng tên miền ngày càng tăng nhanh, ICANN đã áp dụng chính sách đặt tên TLD mới để tạo ra hàng trăm TLD mới. Các TLD mới này đại diện cho nhiều lĩnh vực khác nhau, từ thương mại, dịch vụ cho đến công nghệ, giáo dục. Tổng cộng có 21 TLD mới được ra mắt vào cuối năm 2013. Đến tháng 3 năm 2020, có 1235 TLD mới được ICANN phê duyệt sử dụng hoặc chuẩn bị ra mắt.
2014 – Số lượng trang web có tên miền duy nhất vượt qua mốc một tỷ
Hiện tại, dịch vụ lưu trữ web giúp mọi người trên toàn thế giới đều giữ được vị thế của mình trên Internet. Xu hướng này đã trở thành tiền đề để người dùng khởi tạo trang web dễ dàng hơn. Hầu hết các gói lưu trữ trên thị trường đi kèm với rất nhiều tính năng bổ sung để thu hút người tiêu dùng.
Những “con số biết nói” dưới đây cho thấy mức độ thịnh hành của ngành công nghệ hosting:
- Có hơn 330.000 nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ trên toàn cầu. Hầu hết trong số họ hoạt động như các nhà phân phối của một số công ty lớn hơn. Dịch vụ lưu trữ phân phối là một dịch vụ phổ biến, cho phép các cơ quan và nhà phát triển web cung cấp các dịch vụ bổ sung kèm theo web hosting, hỗ trợ người dùng dễ dàng khởi xây trang web.
- Hầu hết ngành công nghiệp lưu trữ đều thuộc sở hữu của chỉ hai thực thể – GoDaddy và EIG.
- Quy mô thị trường shared hosting là khoảng 22 tỷ USD, trong khi dịch vụ cloud hosting được ước tính là khoảng 156 tỷ USD.
- Hơn 50% trong số các hosting server sử dụng Apache hoặc Nginx làm web server.
- Các công ty hosting trong nước chiếm ưu thế trong thị trường ở nhiều quốc gia.
- Có hơn 350 triệu tên miền đã đăng ký.
Nhìn chung, số lượng người truy cập Internet tăng và nhiều doanh nghiệp chuyển hướng sang kinh doanh trực tuyến, nhu cầu về dịch vụ hosting dự kiến sẽ tăng đáng kể trong tương lai.
Một số dịch vụ web hosting phổ biến
Shared Hosting
Shared Hosting là dịch vụ hosting khá phổ biến đối với người dùng Internet hiện nay. Điểm đặc trưng của Shared Hosting là chia nhỏ nguồn tài nguyên máy chủ, bao gồm: bộ nhớ, không gian lưu trữ và sức mạnh xử lý cho nhiều website khác nhau. Nghĩa là toàn bộ source code, database, web platform và hệ điều hành của các website được đặt trên cùng một máy chủ vật lý.
Điểm cộng của Shared Hosting là tính đơn giản và mức phí hấp dẫn. Vì vậy, giải pháp này đặc biệt thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc các trang web cá nhân. Những website này không yêu cầu cao về cấu hình và băng thông. Do đó, Shared Hosting chính là lựa chọn tuyệt vời cho người mới bắt đầu có nhu cầu lưu trữ website với mức giá phải chăng. Thông thường, Shared Hosting sẽ được sử dụng cho các landing page hoặc website có nhu cầu quảng bá hình ảnh mới.
Ưu điểm và hạn chế
Ưu điểm
- Tiết kiệm chi phí, phù hợp với các trang web có quy mô nhỏ.
- Không đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn.
- Các tính năng máy chủ được cấu hình trước.
- Không cần chăm sóc bảo trì và quản trị máy chủ.
Hạn chế
- Hạn chế quyền truy cập vào cấu hình máy chủ.
- Khi lưu lượng truy cập trang web tăng, tốc độ tải trang của website sẽ bị ảnh hưởng.

Virtual Private Server (VPS)
Sử dụng dịch vụ VPS, trang web của bạn cũng chia sẻ máy chủ vật lý với những người dùng khác. Tuy nhiên, VPS sẽ phân vùng ảo cho mỗi người người dùng. Nghĩa là mỗi trang web sẽ được lưu trữ trên một VPS và nhận một lượng tài nguyên nhất định. VPS là sự lựa chọn tuyệt vời cho những trang web có quy mô vừa, cửa hàng thương mại điện tử và các blog có số lượng khách truy cập đang tăng nhanh.
Ưu điểm và hạn chế
Ưu điểm
- Cung cấp không gian máy chủ chuyên dụng.
- Tùy chỉnh cấu hình tài nguyên linh hoạt
- Cấp quyền truy cập root vào máy chủ.
- Tính năng linh hoạt, tùy biến cao.
Hạn chế
- Người dùng cần có chuyên môn kỹ thuật để quản lý.
- Chi phí tương đối phải chăng. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp phải thuê nhà cung cấp bên ngoài để quản lý virtual server làm tăng tổng chi phí.
Cloud Hosting
Đây là dịch vụ hosting được vận hành trên nền tảng Cloud Computing (điện toán đám mây). Với Cloud Hosting, bạn có thể đưa website của doanh nghiệp lên Cloud. Về bản chất, giải pháp hosting này sử dụng một số virtual server (máy chủ ảo) để lưu trữ các trang web. Do đó, nếu một máy chủ gặp sự cố hoặc có lưu lượng truy cập cao, các máy chủ còn lại sẽ tiếp quản và duy trì hoạt động của trang web.
Hiểu đơn giản, đây là dạng hosting ảo hóa trong một cụm server. Nếu một trong các server vật lý hỏng thì hệ thống sẽ tự động chuyển hosting đang ảo hóa trên server lỗi sang một server vật lý khác mà downtime chỉ trong vài giây. Thế nên, giải pháp này đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp sở hữu nhiều trang web hoặc những trang có quy mô lớn như thương mại điện tử.
Ưu điểm và hạn chế
Ưu điểm
- Giảm thời gian chết và lỗi phần cứng.
- Sử dụng cân bằng tải để xử lý lưu lượng truy cập cao, ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS.
- Tăng khả năng mở rộng, trang web không bị giới hạn tài nguyên trong một máy chủ duy nhất.
Hạn chế
- Sử dụng cân bằng tải để xử lý lưu lượng truy cập cao, ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS.
- Chi phí cao hơn so với VPS và Shared Hosting.

WordPress Hosting
WordPress Hosting được biết đến như một “nhánh” nhỏ của Shared Hosting. Giải pháp này được thiết kế dành riêng cho những người dùng website WordPress. Vai trò chủ đạo của WordPress Hosting là tối ưu hóa server để trang web của bạn load nhanh và giảm thiểu những vấn đề tiềm ẩn. Hiện nay, WordPress Hosting được xây dựng trên một hệ hosting tân tiến với kho themes và plugin cực kỳ đa dạng.
Ưu điểm và hạn chế
Ưu điểm
- Chi phí thấp và thân thiện với người mới bắt đầu.
- Tối ưu hóa hiệu suất đối với các trang web WordPress.
- Được hỗ trợ và đào tạo về các vấn đề WordPress.
- Các plugin và themes WordPress được cài đặt sẵn.
Hạn chế
- Không phải sự lựa chọn tối ưu cho những trang web không phải WordPress.
Dedicated Server
Mỗi trang web sẽ được hỗ trợ bởi một máy chủ vật lý. Khi sử dụng Dedicated Server, bạn có thể định dạng cấu hình máy chủ, chọn hệ điều hành và phần mềm theo ý muốn. Đồng thời, giải pháp này còn giúp bạn điều chỉnh toàn bộ môi trường lưu trữ theo thông số kỹ thuật phù hợp.
Việc thuê một Dedicated Server cũng tạo ra sức mạnh như việc bạn sở hữu máy chủ tại chỗ. Tuy nhiên, ưu điểm của giải pháp này là bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ web server của nhà cung cấp. Nhìn chung, Dedicated Server chính là “bạn đồng hành” đắc lực cho các doanh nghiệp sở hữu website, có lưu lượng truy cập lớn.
Ưu điểm và hạn chế
Ưu điểm
- Cho phép người dùng kiểm soát hoàn toàn cấu hình máy chủ.
- Độ tin cậy cao.
- Cấp quyền truy cập root vào máy chủ.
Hạn chế
- Chi phí cao, chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn.
- Đòi hỏi kiến thức về kỹ thuật và quản lý máy chủ.

7 tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ web hosting tốt nhất
Control Panel (bảng điều khiển)
Control Panel là yếu tố đầu tiên bạn cần xem xét khi quyết định chọn lựa nhà cung cấp dịch vụ web hosting. Panel là một giao diện người dùng (user interface) giúp người dùng sử dụng dễ dàng và quản lý tốt hơn với mã nguồn website của khách hàng. Vì vậy, tốt nhất, bạn nên sử dụng những web server cung cấp giao diện dễ quản lý cho người dùng ở mọi cấp độ, trình độ chuyên môn và kỹ năng làm việc.
Uptime của web hosting
Uptime cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu để bạn đưa ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp web hosting phù hợp. Nếu web server có khả năng bảo trì kém hoặc không ổn định sẽ khiến trang web của bạn ngừng hoạt động thường xuyên, đột xuất. Điều này có thể ảnh hưởng nghiệm trọng đến doanh nghiệp và trải nghiệm của khách hàng. Vì vậy, hãy đảm bảo dịch vụ web hosting bạn lựa chọn đáp ứng đúng thời gian hoạt động mà họ cam kết.
Thông số kỹ thuật
Bên cạnh việc lựa chọn dịch vụ web hosting có đủ dung lượng ổ đĩa, sức mạnh xử lý và băng thông, bạn cần tham khảo các thông số kỹ thuật khác giúp trang web của mình vận hành trơn tru hơn.
Đánh giá từ khách hàng
Để lựa chọn đơn vị cung cấp web hosting uy tín, bạn có thể tham khảo các đánh giá trực tuyến của người dùng trước. Họ sẽ giúp bạn đưa ra cái nhìn khách quan và thực tế nhất về mức độ uy tín của đơn vị cung cấp dịch vụ. Phần lớn các review đều đánh giá rõ nét về thời gian hoạt động và tốc độ vận hành. Thông qua đó, bạn có thể xem xét và đưa ra sự lựa chọn hợp tác với bên cung cấp web hosting chuẩn xác hơn.

Bảo mật
Yếu tố tiếp theo bạn nên xem xét khi chọn nhà cung cấp web hosting là khả năng bảo mật. Bạn cần đảm bảo nhà cung cấp web hosting trang bị tốt các biện pháp bảo mật nâng cao. Tính năng này giúp trang web của bạn tránh khỏi sự xâm nhập của các phần mềm độc hại hoặc những cuộc tấn công DDoS. Biện pháp bảo mật có thể bao gồm: quản lý quyền truy cập, khả năng phát hiện phần mềm độc hại, sao lưu tự động và cập nhật.
Hỗ trợ khách hàng 24/7
Trên thực tế, trang web của bạn rất khó tránh khỏi những sự cố hoặc vấn đề không mong muốn ở bất kỳ thời điểm nào. Trong những trường hợp này, việc hỗ trợ kỹ thuật hoặc hỗ trợ khách hàng 24/24 rất quan trọng.
Vì vậy, bạn nên chọn những đơn vị cung cấp dịch vụ web hosting hỗ trợ người dùng xuyên suốt để đảm bảo trang web của mình vận hành hiệu quả. Ngoài ra, các đơn vị uy tín còn cung cấp tài nguyên hỗ trợ người dùng, như: hướng dẫn và cung cấp cơ sở kiến thức hữu ích về hosting.
Các dịch vụ bổ sung
Thông thường, một gói hosting hữu ích sẽ mang đến những lợi ích tuyệt vời cho doanh nghiệp. Đáp ứng tiêu chí “tiền nào của nấy”, các gói hosting chất lượng cung cấp cho người dùng rất nhiều tiện ích bổ sung và tính năng miễn phí, như: chứng chỉ SSL, tài khoản Email doanh nghiệp hoặc CDN (Content Delivery Network – mạng phân phối nội dung).
Cần làm gì sau khi chọn gói hosting phù hợp?
Sau khi chọn nơi lưu trữ các file của trang web, bước tiếp theo bạn cần làm là tìm kiếm và mua tên miền. Tên miền đóng vai trò như địa chỉ của trang web giúp người dùng dễ dàng truy cập. Các yếu tố cốt lõi của tên miền bao gồm: phần “tên” (tên website) và phần “miền” (.com, .net, .vn, ….).

Kết luận
Để tạo ra một trang web mới với các tính năng mạnh mẽ không hề đơn giản. Không chỉ chọn nơi lưu trữ, bạn còn phải tìm kiếm và mua tên miền phù hợp cho trang web của mình.
Dù là doanh nghiệp trực tuyến, blog hay bất kỳ loại trang web nào khác, bước đầu tiên bạn cần làm để trang web hiện diện trên Internet là đăng ký tài khoản hosting. Web hosting là một dịch vụ giúp trang web của bạn xuất hiện trên mạng, tiếp cận gần hơn với khách hàng.
Tìm hiểu kiến thức cơ bản về web hosting và các loại dịch vụ liên quan sẽ giúp bạn chọn đúng giải pháp lưu trữ tối ưu cho trang web của mình, đáp ứng đúng nhu cầu về tài chính và tính năng. Tốt nhất, bạn nên xác định đúng mục tiêu của mình và phân tích ưu điểm cũng như hạn chế để của các đơn vị cung cấp web hosting để đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Những câu hỏi thường gặp
Mua hosting có cần thiết không?
Tất nhiên là có! Hợp tác với một đơn vị web hosting chính là cách giúp bạn đưa trang web của mình tiếp cận gần hơn với khách hàng. Hiện tại, các đơn vị cung cấp dịch vụ web hosting triển khai rất nhiều công nghệ tân tiến, giúp trang web của bạn an toàn và bảo mật tuyệt đối. Tuy nhiên, nếu bắt đầu tạo Blog bằng WordPress, bạn không cần mua gói lưu trữ.
Có thể lưu trữ trang web miễn phí không?
Bạn hoàn toàn có thể lưu trữ trang web của mình mà không tốn xu nào! Tất nhiên, những gói web hosting này sẽ có giới hạn nhất định cũng như câu nói, “tiền nào của nấy”. Nếu dùng miễn phí, bạn chắc chắn không khai thác được những tính năng tối ưu và hiệu quả nhất.
Đối với các gói hosting trả phí, bạn có thể tùy chỉnh dễ dàng, sở hữu băng thông, bộ nhớ và sức mạnh xử lý lớn hơn gấp nhiều lần. Trong khi đó, những gói miễn phí không cung cấp các tính năng bổ sung để cải thiện tốc độ hoặc bảo mật trang web của bạn.
Lưu trữ một trang web tốn bao nhiêu tiền?
Tùy thuộc vào từng nhà cung cấp, loại hosting và các tính năng bạn muốn, tổng chi phí lưu trữ một trang web sẽ khác nhau. Nếu đang tìm kiếm các gói hosting giá cả phải chăng, thân thiện với người mới, bạn có thể cân nhắc lựa chọn gói WordPress Hosting hoặc Shared Hosting của TinoHost.
Web hosting miễn phí hoạt động như thế nào?
Web hosting miễn phí là giải pháp giúp bạn tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng một trang web, như: quản lý file, bảo trì trang web, giám sát bảo mật. Tại TinoHost, bạn có thể dùng thử các gói hosting miễn phí để bắt đầu hành trình khám phá trang web của mình.
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
- Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng đại diện: 42 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh - Điện thoại: 0364 333 333
Tổng đài miễn phí: 1800 6734 - Email: sales@tino.org
- Website: www.tino.org