Bạn muốn phát triển một ứng dụng chạy trên nền tảng web hoặc một server để xử lý dữ liệu trong ứng dụng của mình? Vậy, một Application server chuyên nghiệp sẽ giúp bạn/ doanh nghiệp có thể hoạt động tốt nhất đấy! Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu Application server là gì cũng những đặc điểm của Application server nhé!
Tìm hiểu về Application server
Application server là gì?
Application server là từ tiếng Anh của Phần mềm máy chủ ứng dụng. Đây là một phần mềm (software engine) trong cung cấp ứng dụng phần mềm cho các máy trạm hoặc thiết bị, thông thường là qua mạng Internet sử dụng giao thức HTML.
Hiểu đơn giản, Application server có thể được coi như một khuôn khổ phần mềm, cung cấp môi trường nơi có nhiều ứng dụng có thể chạy bất kể chúng là gì.
Application server khác biệt với Web server qua việc dùng rất nhiều nội dung động do máy chủ tạo ra và tích hợp chặt chẽ tới Database server.
Phân loại Application server
Các nền tảng máy chủ ứng dụng phổ biến là J2EE, WebLogic, Glassfish, JBoss Enterprise Application Platform, Apache Tomcat và Apache Geronimo
Lịch sử Application server
Trước đây, các ứng dụng được lưu trữ trên các máy tính lớn (mainframe) và được chuyển tới các trạm truy cập (terminal). Những máy chủ lớn gần như chỉ hỗ trợ cho các tổ chức lớn, như chính phủ, ngân hàng và các tập đoàn lớn.
Thập kỷ 60 là thập niên xuất hiện của các máy tính mini. Máy tính mini nhỏ, yếu và rẻ hơn nhiều so với máy chủ lớn. Tuy nhiên, các trạm truy cập vẫn được sử dụng để giao tiếp với ứng dụng.
Thập kỷ 80, người dùng xôn xao vì sự xuất hiện của máy tính cá nhân. Sau đó, thập kỷ 90, người dùng còn ấn tượng hơn khi mô hình tính toán máy chủ – máy trạm được phát triển. Trong kiến trúc máy chủ – máy trạm, ứng dụng được lưu trữ trên máy chủ và máy trạm đóng vai trò giao diện người dùng.
Tiếp theo sự xuất hiện của Internet vào giữa thập kỷ 90, mô hình phần mềm máy chủ ứng dụng được phát triển.
Hai thành phần của một Application server
- Hệ điều hành máy chủ (OS)
- Phần cứng máy chủ
Hai thành phần hoạt động cùng nhau để cung cấp các hoạt động và dịch vụ chuyên sâu về máy tính cho ứng dụng cư trú.
Một Application server thực thi và cung cấp cho người dùng và/hoặc truy cập ứng dụng khác khi sử dụng logic nghiệp vụ/chức năng của ứng dụng đã cài đặt.
Những gói phần mềm này thường được viết bằng ngôn ngữ lập trình Java và chạy trên những hệ thống Windows NT. Application server hoạt động như những kết nối trung gian giữa người dùng cuối sử dụng trình duyệt và cơ sở dữ liệu chứa thông tin mà họ cần truy cập.
Application server hoạt động thế nào?
Một Application server xử lý từ giải thuật dữ liệu đến các ứng dụng trên máy khách thông qua rất nhiều giao thức, có thể bao gồm cả HTTP. Application server cung cấp truy cập đến giải thuật xử lý dữ liệu cho các ứng dụng máy khách. Các chương trình có thể sử dụng giải thuật này như một phương pháp xử lý đối tượng (hay một hàm trong các thủ tục).
Application server có những tính năng cần thiết gì?
- Dự phòng dữ liệu, tính sẵn sàng cao, cân bằng tải.
- Quản lý người dùng, bảo mật dữ liệu / ứng dụng và giao diện quản lý tập trung
- Đặc biệt, application server có thể kết nối bởi hệ thống doanh nghiệp, mạng hoặc mạng nội bộ và truy cập từ xa qua Internet.
Lợi ích khi dùng Application server
- Tích hợp với các hệ thống và cơ sở dữ liệu hiện có
- Hỗ trợ trang web
- Thương mại điện tử
- Cộng tác tích hợp web
- Tái sử dụng thành phần hệ thống cơ sở dữ liệu
- Toàn vẹn dữ liệu và mã nguồn
- Tập trung cấu hình: Người dùng có thể thay đổi đối với cấu hình ứng dụng. Ví dụ: đổi máy chủ CSDL hay cấu hình hệ thống, có thể được thực hiện tập trung.
- An ninh và hiệu suất cao
Đặc điểm của Application server
Thông tin chi tiết thành phần
Các máy chủ ứng dụng Java
Các máy chủ ứng dụng Java dựa trên nền tảng Java ™ 2, phiên bản doanh nghiệp (J2EE ™). J2EE sử dụng mô hình phân tán nhiều tầng.
Mô hình này thường bao gồm:
- Tầng khách hàng có thể là một hoặc nhiều ứng dụng hoặc trình duyệt.
- Nền tảng J2EE nằm ở tầng giữa và bao gồm một máy chủ Web và một máy chủ EJB. (Các máy chủ này cũng được gọi là “thùng chứa”). Có thể có các cấp phụ bổ sung ở tầng giữa.
- Tầng Hệ thống thông tin doanh nghiệp (EIS) có các ứng dụng, tệp và cơ sở dữ liệu hiện có.
Để lưu trữ dữ liệu nghiệp vụ, nền tảng J2EE yêu cầu một cơ sở dữ liệu có thể truy cập được thông qua JDBC, SQLJ hoặc JDO API. Cơ sở dữ liệu có thể truy cập được từ các thành phần web, các bean’s doanh nghiệp và các thành phần ứng dụng khách mà không cần truy cập từ các applet.
Nền Microsoft
Đóng góp của Microsoft cho phần mềm máy chủ ứng dụng là .NET Framework. Công nghệ này bao gồm Windows Communication Foundation, .NET Remoting, Microsoft Message Queuing, ASP.NET, ADO.NET, và Internet Information Services và Apache Server cũng là một phần mềm kèm theo của ứng dụng máy chủ Internet Information Services.
Các nền khác
Cũng có các nhà cung cấp khác cung cấp máy chủ ứng dụng mã nguồn mở. Ví dụ bao gồm Appserver, Base4 và Zope.
Các giải pháp không dựa trên nền Java thường không có các tiêu chuẩn về tương thích. Vì vậy, tương thích giữa các sản phẩm không dựa trên Java kém hơn so với các sản phẩm dựa trên Java EE.
Application server khác gì với web server?
Nếu máy chủ web phản hồi và xử lý các yêu cầu HTTP thì máy chủ ứng dụng có các giao dịch cũ với phân phối logic nghiệp vụ cho các ứng dụng thông qua một số giao thức. Một máy chủ web có thể không hỗ trợ các giao dịch hoặc kết nối cơ sở dữ liệu tổng hợp. Máy chủ ứng dụng có tính năng chịu lỗi và các tính năng mở rộng như cân bằng tải, bộ nhớ đệm và phân cụm.
Sau đây, Tino Group sẽ lập một bản so sánh tóm tắt những điểm khác biệt chính giữa application server và web server nhé!
Web Server | Application Server | |
Nội dung | nội dung tĩnh | nội dung động |
Khả năng đáp ứng | chỉ phục vụ ứng dụng web | có thể hỗ trợ ứng dụng web và doanh nghiệp |
Hỗ trợ đa luồng | không | có để hỗ trợ nhiều yêu cầu song song |
Giao thức phân phối | HTTP | HTT và rất nhiều logic nghiệp vụ khác để hỗ trợ cho ứng dụng |
Tối ưu cho | lưu lượng truy cập nhằm giảm tài nguyên | quy trình hoạt động lâu hơn nhưng ngốn nhiều tài nguyên hơn. |
Cuối cùng, Tino Group hi vọng bạn có thể tìm được một Application Server phù hợp cho doanh nghiệp của mình nhé! Nếu mới bắt đầu, bạn có thể sử dụng những gói hosting/ server nhỏ để tiết kiệm chi phí đấy!
FAQs về Application Server
Cách để gia tăng bảo mật cho Application Server là gì?
Có rất nhiều cách để gia tăng bảo mật cho Application Server như:
- Hạn chế lượng tài khoản có quyền root/ super admin
- Sử dụng SSL để gia tăng bảo mật
- Sử dụng hosting/server uy tín để tránh bị mất dữ liệu
Phát triển ứng dụng với lượng người dùng lớn nên sử dụng dịch vụ server nào?
Nếu doanh nghiệp của bạn đã phát triển những ứng dụng rất lớn với rất lưu lượng người người dùng đến từ đa quốc gia, những nhà cung cấp dịch vụ có nhiều datacenter khắp thế giới như: AWS, Microsoft, Alibaba Cloud hay Google Cloud sẽ phù hợp hơn những dịch vụ nội địa đấy!
Có nên sử dụng gói server nhỏ để phát triển ứng dụng hay không?
Được, bạn hoàn toàn có thể sử dụng những hosting, server nhỏ để phát triển và chứa ứng dụng của mình. Hầu hết các nhà dịch vụ server, hosting đều hỗ trợ việc mở rộng dung lượng lưu trữ lên bất cứ lúc nào.
Dịch vụ hosting nào giá rẻ và tốt nhất cho ứng dụng tại Việt Nam?
Nếu bạn đang tìm nhà cung cấp dịch vụ hosting giá rẻ nhất Việt Nam và có đội ngũ hỗ trợ 24/7/365, Tino Group sẽ là nhà cung cấp đầu tiên bạn nên “ghé thăm” và tìm hiểu đấy!
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
- Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng đại diện: 42 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh - Điện thoại: 0364 333 333
Tổng đài miễn phí: 1800 6734 - Email: sales@tino.org
- Website: www.tino.org