Những người mới tìm hiểu về Marketing thường rất mờ hồ về khái niệm Marcom (tiếp thị truyền thông) và dễ bị nhầm lẫn nghề này chỉ là chạy quảng cáo hay làm TVC. Thực tế, Marcom là một phần cơ bản trong hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp bao gồm nhiều hoạt động. Vậy cụ thể Marcom là gì? Các bạn hãy cùng Tino Group tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Định nghĩa Marcom
Marcom là gì?
Marcom là viết tắt của Marketing Communication, tạm dịch: Truyền thông tiếp thị. Khái niệm này mô tả những thông điệp và phương tiện truyền thông được doanh nghiệp sử dụng để tương tác với khách hàng dùng như báo, đài, thư, tạp chí, truyền hình, biển quảng cáo, điện thoại, mạng xã hội, website, …
Về cơ bản, Marcom là những hoạt động nhằm tạo ra sự tương tác giữa các doanh nghiệp, thương hiệu với khách hàng tiềm năng. Điều này giúp tạo nên sự kết nối giữa thương hiệu và khách hàng. Mục đích cuối cùng của các hoạt động tiếp thị trong Marcom là tạo ra nhận thức cho khách hàng về thương hiệu, giúp họ đưa ra quyết định mua hàng dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Các công cụ của Marcom
Quảng cáo
Quảng cáo là một trong những công cụ truyền thông được sử dụng rộng rãi nhất trong chiến dịch tiếp thị. Hiện nay, bạn có thể nhìn thấy quảng cáo ở khắp mọi nơi, trên đường, trên mạng xã hội, trên website, trên TV,…
Thông qua quảng cáo, doanh nghiệp có thể tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Một quảng cáo đạt được kết quả tốt không chỉ nằm ở khả năng tiếp thị sản phẩm/dịch vụ mà còn để nhắc hàng nhớ đến thương hiệu của bạn.
Khuyến mại
Hầu hết người tiêu dùng đều thích mua hàng được giảm giá. Đó là lý do tại sao khuyến mại trở thành công cụ tiếp thị không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.
Một số hình thức khuyến mại được áp dụng rộng rãi hiện nay như: giảm giá sản phẩm, tặng phiếu mua hàng, tặng kèm sản phẩm, rút thăm trúng thưởng, mẫu thử dành cho khách hàng,…
Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp khuyến mại với các hoạt động tiếp thị khác để tăng khả năng thu hút khách hàng.
Mạng xã hội
Các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay như Facebook, Instagram hay TikTok cho phép doanh nghiệp tiếp cận nhiều đối tượng mục tiêu hơn bằng cách quảng bá sản phẩm và giá trị thương hiệu của họ thông qua video, quảng cáo, ảnh, video và nội dung chất lượng.
Khách hàng tiềm năng hiện nay rất thích kết nối với các thương hiệu bằng các nền tảng truyền thông xã hội. Hơn nữa, bạn còn có thể đưa ra lời chứng thực trên các nền tảng này để thu hút nhiều khách hàng hơn về lâu dài.
Email Marketing
Tiếp thị thông qua Email (Email Marketing) cũng là một giải pháp đem lại hiệu quả cao, giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng. Hơn nữa, công cụ này còn cho phép doanh nghiệp xác định khách hàng tiềm năng chất lượng. Bởi doanh nghiệp có thể biết được sự quan tâm của khách hàng dựa trên danh sách họ đã đăng ký.
Ngoài Email Marketing, doanh nghiệp còn có thể thông qua fax, điện thoại di động,…để tiếp thị trực tiếp đến khách hàng tiềm năng.
Quan hệ công chúng (Public Relation – PR)
Thông qua việc thực hiện một số hoạt động xã hội, doanh nghiệp sẽ xây dựng được hình ảnh thương hiệu tích cực trên thị trường. Các hoạt động quan hệ công chúng thường được nhiều doanh nghiệp thực hiện như: xây dựng các tiện ích công cộng, quyên góp một phần doanh thu của họ cho giáo dục trẻ em, tổ chức trại hiến máu, trồng cây, các sự kiện như thể thao/giải trí phi lợi nhuận…
Tận dụng sự phát triển nhanh chóng của Internet, quan hệ công chúng còn được thực hiện thông qua các bên trung gian bằng cách để họ nói về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Việc để bên thứ ba giới thiệu sẽ khiến khán giả có thêm niềm tin vào thương hiệu cũng như giúp tăng doanh thu đáng kể.
Bán hàng cá nhân
Bán hàng và tiếp thị là hai nền tảng cho sự sống còn của bất kỳ doanh nghiệp nào. Cả hai có liên quan mật thiết với nhau vì cùng hướng mục đích chung là mang lại giá trị cho khách hàng và giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Tiếp thị trong bán hàng được thể hiện qua trong quá trình nhân viên gặp khách hàng tiềm năng và quảng bá sản phẩm/dịch vụ dựa trên các lợi ích, tính năng của sản phẩm/dịch vụ đó.
Để bán hàng hiệu quả, bạn phải tuân theo quy trình. Tham khảo bài viết: Tìm hiểu quy trình 7 bước bán hàng để biết thêm chi tiết.
Marketing truyền miệng
Marketing truyền miệng được hiểu là việc khách hàng chia sẻ với bạn bè về trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ mình đã mua gần đây. Phương pháp này rất quan trọng đối với các doanh nghiệp vì hình ảnh thương hiệu sẽ phụ thuộc vào cảm nhận của khách hàng.
Lợi ích khi thực hiện các hoạt động Marcom
Gia tăng độ nhận diện thương hiệu
Nhận diện thương hiệu là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng để thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định lựa chọn và mua các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Cách hoạt động Marcom sẽ giúp doanh nghiệp tăng độ phủ sóng của thương hiệu trên nhiều phương tiện khác nhau và dễ dàng để lại ấn tượng trong tâm trí của khách hàng.
Xây dựng uy tín cho thương hiệu
Từ góc độ người tiêu dùng, bạn sẽ có xu hướng tin tưởng một thương hiệu có thể đáp ứng những điều mà mình mong muốn. Vì vậy, các hoạt động Marcom là cách tốt nhất để tạo niềm tin cho khách hàng.
Đặc biệt là báo chí, họ sẽ giúp bạn kể lại câu chuyện của mình theo nhiều cách hiệu quả hơn. Độ tin cậy của một số nhà báo, tờ báo có tiếng là giải pháp tốt nhất để bạn dễ dàng tạo niềm tin của khách hàng.
Kích thích hành động mua của khách hàng
Marcom còn nhằm mục đích kích thích khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng hơn. Những nội dung nhắm trực tiếp vào Insight khách hàng, tác động đến suy nghĩ của họ và phát sinh nhu cầu mua hàng nhằm giải quyết vấn đề của mình.
Tạo lợi thế trên thị trường
Hiện nay, khách hàng có rất nhiều lựa chọn khi cần mua một sản phẩm hay sử dụng một loại hình dịch vụ nào đó. Vì thế, Marcom chính là giải pháp giúp các thương hiệu tạo ra những ý tưởng độc đáo, sáng tạo để thu hút khách hàng lựa chọn mình thay vì đối thủ cạnh tranh.
Thay đổi thái độ của khách hàng
Khi xảy ra khủng hoảng truyền thông với thương hiệu, Marcom là một trong những cách tuyệt vời nhất để doanh nghiệp thay đổi thái độ của khách hàng. Tùy vào vấn đề, các doanh nghiệp sẽ có những biện pháp xử lý khác nhau nhưng phải nhất quán trên tất cả các nền tảng.
Tìm hiểu về nghề Marcom Manager
Marcom Manager là gì?
Marcom Manager là người quản lý các hoạt động truyền thông tiếp thị của doanh nghiệp. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các chiến lược tiếp thị để mang về khách hàng và doanh thu cũng như xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực trong mắt người tiêu dùng.
Thông thường, các Marcom Manager sẽ lãnh đạo một nhóm nên họ cũng có trách nhiệm trong việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới, thực hiện đánh giá hiệu suất và xử lý các vấn đề trong quá trình hoạt động của nhóm. Họ cũng xây dựng chính sách, thủ tục và đảm bảo rằng những điều này đang được tuân thủ một cách chính xác.
Mô tả công việc của Marcom Manager
Công việc cơ bản của một Marcom Manager gồm:
- Xây dựng và triển khai kế hoạch gia tăng thị phần cho doanh nghiệp
- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, phân tích thị trường. Sau đó tiến hành tổng hợp, đánh giá dữ liệu thu được.
- Hoạch định chiến lược về ngân sách để triển khai các hoạt động tiếp thị
- Phối hợp với các nhóm bộ phận liên quan, từ bộ phận bán hàng, kỹ thuật đến sản xuất, pháp lý nhằm xây dựng tài nguyên tiếp thị hiệu quả.
- Làm việc các đối tác khách hàng liên quan
- Xây dựng lịch trình và duy trì thời hạn cho chiến dịch Marketing
Một số yêu cầu cần thiết để trở thành một Marcom Manager
Để trở thành Marcom Manager, bạn phải có nền tảng tiếp thị hoặc quảng cáo. Các nhà tuyển dụng thường yêu cầu ứng viên phải có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong ngành Marketing. Nếu có bằng MBA là một lợi thế lớn.
Các kỹ năng mềm cần thiết nhất là kỹ năng phân tích và giao tiếp tốt. Bởi Marcom Manager phải chịu trách nhiệm về quy trình truyền thông tiếp thị truyền thống lẫn tiếp thị kỹ thuật số. Ngoài ra, để chiến dịch hiệu quả, Marcom Manager còn phải đưa ra quyết định tiết kiệm chi phí cho sản xuất.
Hoạt động tiếp thị chỉ thành công khi Marcom Manager truyền đạt rõ ràng khái niệm của họ cho các nhóm sáng tạo và sản xuất, các đối tác đại lý và những bên liên quan. Đó là lý do kỹ năng giao tiếp đặc biệt quan trọng đối với những ai muốn đảm nhiệm vị trí này.
Ngoài ra, trong quá trình hoạt động truyền thông tiếp thị, sẽ có muôn vàn tình huống và vấn đề có thể phát sinh. Vì vậy, kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề cũng là những yêu cầu quan trọng đối với Marcom Manager.
Tóm lại, Marketing là tất cả các chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp còn Marcom là bộ phận triển khai các chiến lược đó. Hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp sẽ không
thành công nếu thiếu đi mảnh ghép này. Hy vọng bài viết này đã cung cấp bạn thêm một kiến thức hữu ích về Marketing. Hẹn gặp lại ở những chủ đề thú vị kế tiếp nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Quảng cáo và PR có khác nhau không?
Cả quảng cáo và PR đều là những phương thức truyền thông phổ biến. Tuy nhiên, 2 khái niệm này sẽ có một số điểm khác nhau:
- Với quảng cáo, doanh nghiệp phải trả tiền để truyền tải các thông điệp còn PR không phải trả phí.
- Quảng cáo cho phép bạn có thể kiểm soát hầu như mọi nội dung hay mẫu quảng cáo nhưng bạn không thể làm tương tự với PR.
- Bạn có thể chủ động đưa nội dung hay chạy chiến dịch quảng cáo vào bất cứ thời điểm nào. Trong khi đó, các nội dung PR liên quan nhiều hơn đến bên thứ ba.
Tham khảo bài viết: Advertising là gì? để biết thêm chi tiết.
Học ngành gì để làm Marcom Manager?
Để trở thành một Marcom Manager, bạn cần tốt nghiệp đại học/cao đẳng các ngành liên quan đến kinh tế như Marketing, Truyền thông, Quản trị kinh doanh,…
Cách hoạt động Marcom có hỗ trợ cho Sales không?
Truyền thông tiếp thị sẽ giúp rút ngắn quy trình bán hàng, hỗ trợ bộ phận Sales xác định, tiếp cận và bán hàng nhanh chóng. Hiện nay, quy trình bán hàng còn bao gồm thêm việc giáo dục khách hàng (Educate Customer). Và đây chính là giai đoạn Marcom phải tập trung chung cấp cho khách hàng những thông tin hữu ích, xây dựng sự tin tưởng của họ với thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ.
Truyền thông tích hợp có gì khác với Marcom?
Truyền thông tích hợp (Integrated Marketing Communications – IMC) là một mô hình nâng cấp của Marcom. Đây là sự tích hợp của những hoạt động truyền thông trên tất cả các kênh có gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm mục đích truyền tải một thông điệp rõ ràng, nhất quán và có tính thuyết phục về sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng.
Tùy vào mỗi sản phẩm/dịch vụ, mỗi một doanh nghiệp hoặc Marketer khác nhau mà quá trình kết hợp này có những điểm riêng biệt.
Để biết thêm về IMC bạn có thể tham khảo bài viết: IMC là gì?