Bán hàng một công việc cực kỳ hấp dẫn, có thể mang đến thu nhập khủng cho người bán trong một số lĩnh vực. Tuy nhiên, để thành công trong ngành này, các nhân viên bán hàng cần phải đáp ứng được nhiều kỹ năng khác nhau. Vậy đó là những kỹ năng nào? Trong bài viết này, Tino Group sẽ cùng bạn điểm qua những kỹ năng cần thiết của nhân viên bán hàng để thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm.
Những công việc thường ngày của nhân viên bán hàng
Tư vấn và chốt đơn khách hàng
Đây cũng là nhiệm vụ chính của nhân viên bán hàng. Nhân viên bán hàng tại cửa hàng sẽ tư vấn, giới thiệu sản phẩm và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm.
Đối với nhân viên sale, họ sẽ chủ động liên hệ cho khách hàng để tư vấn và chốt đơn. Telesale tư vấn qua điện thoại trong khi sale thị trường sẽ tư vấn trực tiếp.
Tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng bên ngoài
Ngoài số data khách hàng do công ty cung cấp, nhân viên bán hàng có thể chủ động tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng của riêng họ thông qua các mối quan hệ, các hội nhóm, diễn đàn trên internet.
Chịu trách nhiệm tiếp nhận và bảo quản sản phẩm
Nếu bạn là nhân viên bán hàng tại các cửa hàng sẽ phải thực hiện các công việc như:
- Nhận hàng từ nhà cung cấp và kiểm kê số lượng
- Kiểm tra tình trạng đóng gói, hạn sử dụng của lô hàng
- Ghi chép biên bản giao nhận hàng, bao gồm thông tin về số lượng, tình trạng,..
- Báo cáo ngay lập tức với cấp trên nếu hàng hóa phát sinh vấn đề ngoài ý muốn
- Trưng bày và sắp xếp sản phẩm tại cửa hàng
- Bảo quản sản phẩm trong kho theo phương pháp phù hợp.
Phối hợp với các phòng ban khác
Nhân viên bán hàng cần kết hợp với kế toán để lên đơn hàng và phòng marketing để áp dụng các chương trình giảm giá phù hợp.
Những kỹ năng cần thiết của nhân viên bán hàng
Kỹ năng giao tiếp
Nhiều người thường cho rằng “giao tiếp là chìa khóa của thành công”. Trong bán hàng, kỹ năng này cực kỳ quan trọng. Giao tiếp tốt sẽ tạo thiện cảm của khách hàng đối với bạn. Ngoài ra, đây còn là công cụ để duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng.
Am hiểu ngôn ngữ cơ thể
Nắm được một số ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp kinh doanh không chỉ giúp bạn truyền đạt tốt hơn đến khách hàng, mà còn giúp hiểu được một phần suy nghĩ, ý định mà họ chưa kịp diễn đạt. Làm được điều này, đôi khi bạn sẽ được lòng khách hàng hơn so với giao tiếp bằng lời nói thông thường.
Am hiểu sâu sắc về sản phẩm/dịch vụ mình đang bán
Am hiểu sản phẩm đang bán là yếu tố cực kỳ quan trọng để thành công trong bán hàng. Để trở thành một nhân viên bán hàng xuất sắc, bạn không chỉ hiểu những thông tin cơ bản của sản phẩm mà còn nắm được những kiến thức chuyên sâu về công năng, lợi ích, khía cạnh kinh tế,…
Khi “nắm” mọi thứ trong lòng bàn tay, bạn sẽ trở nên tự tin hơn, từng ngôn từ mà bạn nói sẽ có sức thuyết phục đối với khách hàng.
Kỹ năng nhận diện được những khách hàng tiềm năng
Tùy từng ngành nghề và mô hình kinh doanh khác nhau, bạn cần xác định những đặc điểm nhận dạng khách hàng tiềm năng cho riêng mình. Điều này sẽ giúp bạn tăng cơ hội kinh doanh cũng như hạn chế lãng phí thời gian vào những khách hàng không phù hợp.
Kỹ năng lắng nghe
Lắng nghe là kỹ năng quan trọng tạo nên quan hệ tốt đẹp giữa người bán hàng và khách hàng. Các nhân viên bán hàng mới thường chỉ nói về sản phẩm của họ mà không hề quan tâm đến ý kiến của khách hàng. Thực tế, việc lắng nghe khách hàng trình bày sẽ giúp nắm bắt được nhu cầu, sở thích, từ đó gợi ý cho họ những giải pháp phù hợp nhất mà sản phẩm có thể đem lại.
Khi đó, khách hàng vừa cảm thấy được quan tâm tôn trọng, lại rất hài lòng vì sản phẩm của bạn đã đáp ứng được đúng nhu cầu họ cần.
Kỹ năng đặt câu hỏi
Đôi khi chính khách hàng còn không biết rõ những nhu cầu thực tế của mình. Vì vậy, nhân viên bán hàng phải biết cách đưa ra những câu hỏi để khách tự trả lời và xác định mình đang thực sự muốn gì. Từ đó, bạn sẽ đưa ra những giải pháp tốt nhất từ sản phẩm.
Kỹ năng đàm phán & thương lượng
Đàm phán và thương lượng là những kỹ năng không thể thiếu của nhân viên bán hàng. Bởi không phải lúc nào bạn và khách hàng cũng có được tiếng nói chung ngay từ những cuộc hội thoại đầu tiên.
Một nhân viên bán hàng giỏi là người biết kiên nhẫn trong việc thuyết phục khách hàng vài tiết chế được những cảm xúc cá nhân trong quá trình làm việc. Quan trọng hơn cả, bạn phải cân bằng giữa lợi ích của công ty và quyền lợi của khách hàng.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Những người bán hàng thành công thường rất giỏi giải quyết vấn đề. Trong quá trình bán hàng sẽ có không ít các vấn đề phát sinh. Bạn hãy cố gắng bình tĩnh, nhìn nhận vấn đề một cách sáng suốt, sau đó suy nghĩ, phân tích và đưa ra các giải pháp khả thi nhất.
Kỹ năng chốt sale/bán hàng
Để chốt sale đúng lúc, bạn hãy để ý tới những dấu hiệu (thể hiện bằng ngôn từ hoặc phi ngôn từ) giúp nhận biết được thời điểm kết thúc, cụ thể:
- Khi thấy khách đang hứng thú.
- Khách thể hiện sự đồng ý với giá trị của các lợi ích.
- Khi có một khoảng thời gian im lặng (có thể họ đang suy nghĩ đến quyết định mua hàng)
- Khách có những cử chỉ thể hiện sự quan tâm sản phẩm như: xem kỹ hàng mẫu, tính toán, gật đầu, vẻ mặt thân thiện, …
Tóm lại, việc chốt bán hàng rất quan trọng, bạn hãy thật khéo léo làm sao để khách hàng tự nguyện mua sản phẩm chứ không khiến họ cảm thấy như đang bị ép buộc.
Kể những câu chuyện (Storytelling)
Khách hàng luôn yêu thích cảm giác gần gũi và chân thật. Vì vậy, khi bán hàng, bạn cần học cách kể chuyện (Storytelling), dẫn dắt câu chuyện và lồng ghép những ví dụ thực tế sao cho hấp dẫn với người nghe nhưng đảm bảo không gây cảm giác cường điệu hóa chắc chắn. Điều này sẽ khiến khách của bạn cảm thấy hứng thú hơn.
Khả năng đa nhiệm
Đối với công việc bán hàng, bạn sẽ thường xuyên phải làm việc với nhiều khách hàng cùng một lúc. Vì vậy, bạn hãy đảm bảo chăm sóc tốt cho tất cả khách hàng của mình và biết cách sắp xếp thứ tự giải quyết hợp lý.
Kỹ năng làm việc nhóm
Phối hợp tốt với các đồng nghiệp hoặc phòng ban khác để giúp giải quyết hiệu quả hơn, nhanh hơn trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Kỹ năng mềm
Một số kỹ năng bổ trợ mà nhân viên bán hàng trong thời đại 4.0 cần có:
- Khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh.
- Sử dụng thành thạo các ứng dụng văn phòng như: Word, Excel, PowerPoint, Outlook, Gmail.
- Am hiểu về internet, website, mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến.
- Sử dụng được những công cụ, phần mềm công nghệ để quản lý thông tin khách hàng và đảm bảo quy trình bán hàng diễn ra thuận lợi.
Nếu bán hàng là bộ môn nghệ thuật thì những người đang đảm nhiệm vị trí này là các “nghệ sĩ”. Nắm được những kỹ năng quan trọng, nhân viên bán hàng không chỉ chốt được đơn từ khách hàng, mang lại lợi nhuận cho chính mình và công ty mà còn phát triển được bạn thân trở nên hoàn hảo hơn. Hy vọng bạn sẽ tham khảo bài viết này nếu có định hướng trở thành nhân viên bán hàng. Chúc bạn thành công!
Những câu hỏi thường gặp
Không có kinh nghiệm và bằng cấp có thể bán hàng được không?
Thông thường, các công ty sẽ không đòi hỏi quá cao về bằng cấp và kinh nghiệm ở ứng viên. Trong thời gian làm việc, họ sẽ trực tiếp đào tạo bạn để phù hợp với chiến lược bán hàng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có nhiều cơ hội thăng tiến, bạn phải thực sự nỗ lực học hỏi, trau dồi thêm các kỹ năng cơ bản.
Học ngành gì để có thể trở thành nhân viên bán hàng?
Dù bạn học ngành gì đi chăng nữa đều có thể trở thành một nhân viên bán hàng vì để làm công việc này, bạn chỉ cần có những kỹ năng cần thiết như trên bài viết đã liệt kê là được.
Tuy nhiên, nếu bạn học qua những ngành như: Quản trị kinh doanh, Marketing, … sẽ được phổ cập những kiến chuyên sâu về bán hàng.
Bán hàng trong lĩnh vực nào kiếm được nhiều tiền nhất?
Một số lĩnh vực được đánh giá là sẽ có mức thu nhập cực kỳ cao nếu bán hàng hiệu quả:
- Bất động sản.
- Bảo hiểm nhân thọ.
- Ô tô.
- Tín dụng ngân hàng.
- Mỹ phẩm, chăm sóc sức khỏe.
Bán hàng có cần xây dựng mối quan hệ?
Mối quan hệ là yếu tố rất quan trọng đối với bán hàng. Thông thường, các công ty sẽ cung cấp những ưu đãi để giữ chân khách hàng. Hãy tận dụng các chương trình này để lôi kéo khách hàng quay trở lại hoặc được giới thiệu thêm nhiều bạn bè của khách hàng cũ bằng cách tặng họ quà hay voucher giảm giá.
Có như vậy, bạn mới có thể tạo ra mối tương tác cộng sinh và mở rộng mạng lưới khách hàng tiềm năng của mình.
Có thể học kỹ năng bán hàng ở đâu?
Bạn có thể trau dồi kỹ năng bán hàng của mình thông qua:
- Tài liệu trên Internet
- Học từ đồng nghiệp xung quanh
- Tham khảo cách bán hàng của đối thủ
- Đăng ký các khóa học bán hàng