Nếu thường xuyên theo dõi các chương trình truyền hình, MV ca nhạc hiện nay, bạn sẽ bắt gặp sự xuất hiện của một hoặc nhiều thương hiệu tài trợ trong các chương trình đó. Hình thức này được gọi là Sponsorship Marketing. Trong bài viết hôm nay, Tino Group sẽ giúp bạn hiểu chính xác về “Sponsorship Marketing là gì” và những đánh giá ưu nhược điểm của Sponsor trong Marketing nhé!
Đôi nét về Sponsorship Marketing
Sponsorship Marketing là gì?
Trước hết, sẽ không thật sự thấu đáo nếu “nhảy bổ” vào tìm hiểu “Sponsorship Marketing là gì?” mà bỏ qua định nghĩa về thuật ngữ “Sponsor”.
Sponsor còn được hiểu là hình thức tài trợ, quảng bá trong truyền thông. Về cơ bản, hình thức Sponsor thường được coi là cách PR. Trong đó, doanh nghiệp, cá nhân cung cấp, hỗ trợ cho một sự kiện, liên doanh doanh, tổ chức, phim ảnh, MV ca nhạc,… bằng cách hỗ trợ chi phí hoặc các tài nguyên khác để có được sự công khai truyền thông tích cực với không gian quảng cáo tại các chương trình, sự kiện đó.
Như vậy, hiểu đơn giản, Sponsorship Marketing chính là hình thức tiếp thị truyền thông, mà trong đó, các doanh nghiệp muốn quảng cáo sản phẩm/ dịch vụ, thương hiệu của họ sẽ phải trả một khoản hoặc toàn bộ chi phí liên quan đến dự án sự kiện, chương trình mà họ lựa chọn. Đổi lại, thương hiệu, sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp sẽ được hiển thị và xuất hiện trong dự án sự kiện đó.
Sponsorship Marketing thường xuất hiện ở đâu?
Một số hình thức tài trợ chương trình phổ biến của các doanh nghiệp hiện nay gồm: chương trình từ thiện, sự kiện thể thao, chương trình truyền hình, phim truyền hình, MV, dự án bảo vệ môi trường,…
Thông thường, những quảng cáo của doanh nghiệp trong các chương trình tài trợ được hiển thị với hình thức phổ biến như: logo, banner, áp phích, thông báo, sự kiện truyền thông quảng bá thương hiệu,…
Có thể thấy, hình thức Sponsorship Marketing không còn quá xa lạ. Hầu hết, các doanh nghiệp hiện nay đều ưa chuộng sử dụng Sponsorship trong các chiến lược truyền thông. Điều này sẽ giúp thương hiệu của doanh nghiệp tiếp cận tới công chúng một cách chân thực, ấn tượng và đa dạng hơn.
Ví dụ: Bitis đã tài trợ và hợp tác cùng Sơn Tùng MTP, Soobin Hoàng Sơn trong sản phẩm âm nhạc của họ. Thông qua hình ảnh đôi giày Biti’s Hunter trở nên ấn tượng khi được xuất hiện trên đôi chân của hai ca sĩ đình đám đã tạo được hiệu ứng truyền thông cực kỳ thành công, một cú lội ngược dòng đưa Bitis “hồi sinh” trở lại trong tâm trí khách hàng với số lượng đơn đặt hàng tăng gấp ba lần.
Bên cạnh đó, các thương hiệu đình đám như TiKi cũng đồng hành trong hàng loạt các MV ca nhạc của ca sĩ nổi tiếng như Chi Pu, Trúc Nhân, Min, Erik, Bích Phương,… Hay SCG tài trợ cho CLB Bóng đá Hà Nội, VinID tài trợ cho Sơn Tùng MTP trong chương trình Sky Tour,…
Đánh giá ưu và nhược điểm của Sponsorship Marketing
Ưu điểm
Nhận thức về thương hiệu – Brand Awareness
Nhận thức thương hiệu chính là mức độ quen thuộc, ghi nhớ của khách hàng mục tiêu đối với sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp hướng đến. Thị trường kinh doanh cạnh tranh cao độ giữa các thương hiệu, khách hàng thường tham khảo ý kiến của người đã sử dụng trước khi quyết định mua hàng. Lúc này, uy tín của thương hiệu là tất cả. Khi đã trở thành một khách hàng trung thành nhờ những giá trị thương hiệu mang lại, dù bạn có gặp khó khăn thì sự uy tín sẽ gợi nhớ cho khách hàng về thương hiệu khi bắt gặp. Chính vì vậy, Sponsorship Marketing là giải pháp hiệu quả, giúp hình ảnh của doanh nghiệp ấn tượng trong mắt công chúng và được biết đến rộng rãi hơn.
Ví dụ: Bạn có ý định tìm mua một loại bánh yêu thích trong siêu thị nhưng lại quên hoặc không biết cách trình bày về loại bánh với nhân viên siêu thị. Tuy nhiên, chỉ cần lướt qua sản phẩm đó bạn cũng dễ dàng nhận biết được dựa trên sự thân thuộc về mẫu mã bao bì, màu sắc hay những gợi nhớ về hương vị hiện lên trong suy nghĩ.
Cơ hội mở rộng
Việc doanh nghiệp sử dụng Sponsorship Marketing đã mở ra một cơ hội tiếp cận tốt hơn với nhiều đối tượng khách hàng. Từ đó, số đơn đặt hàng ấn tượng, thúc đẩy lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên. Và đây cũng là thời cơ mà doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hóa tới nhiều đối tượng người dùng hơn.
Chiếm được lòng tin của khách hàng
Sponsorship Marketing thông qua hoạt động tài trợ sẽ tạo nên sự tin tưởng của khách hàng tiềm năng dành cho doanh nghiệp. Khách hàng biết đến doanh nghiệp vì bạn đã tài trợ cho họ một giá trị gì đó quan trọng, tạo ấn tượng tích cực trong mắt khách hàng. Nhờ vậy, hành trình chuyển đổi quyết định mua sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Đồng thời, PR (quan hệ công chúng) là một yếu tố cực kỳ quan trọng để thuyết phục khách hàng. Đây là lý do mà nhiều trang báo mạng, social media thường nhận được khá nhiều hợp đồng tài trợ từ đối tác. Thông qua cách tham gia tài trợ này, doanh nghiệp có thể cải thiện danh tiếng, thúc đẩy hành vi tiêu dùng của khách hàng.
Kết nối với khách hàng
Càng nhiều người nhận ra thương hiệu, họ sẽ càng bị doanh nghiệp thu hút. Điều doanh nghiệp cần làm là tận dụng cơ hội này khiến khách hàng cảm thấy họ cần đến thương hiệu của bạn ngay lập tức. Và giải pháp tốt nhất chính là sử dụng tiếp thị tài trợ để kết nối khách hàng.
Nếu bạn có gian hàng tại sự kiện, bạn có thể đưa mẫu mã sản phẩm và demo về dịch vụ thật cuốn hút, hữu ích. Đồng thời, bạn có thể kèm theo voucher giảm giá cho một ngày sau đó. Đây là cơ hội tuyệt vời để đưa thương hiệu và thông điệp của bạn đến với một nhóm đối tượng khách hàng rộng lớn hơn.
Nhược điểm
Chi tiêu ngân sách vào những điều không mang lại hiệu quả
Nếu chương trình, sự kiện có sự tham gia tài trợ chung của nhiều thương hiệu thì việc báo cáo về chi tiêu ngân sách dường như rất khó để chính xác tuyệt đối. Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp không biết được số tiền của mình sẽ chi tiêu cho khoản nào cũng như khó để thống kê được KPI từ việc tài trợ một cách chuẩn xác.
Ảnh hưởng loãng
Khi nhiều thương hiệu cùng tài trợ chung cho một chương trình, công chúng rất khó để tập trung vào một thương hiệu nhất định. Lúc này, ảnh hưởng thương hiệu chắc chắn sẽ bị giảm sút rất nhiều. Do đó, bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi trở thành nhà đồng tài trợ.
Mang lại hình ảnh xấu
Dù bạn hợp tác cùng những người có tầm ảnh hưởng hoặc các tổ chức phi chính phủ để quảng bá hình ảnh thì rất khó để kiểm soát chi tiết chương trình của họ. Điều này sẽ khiến bạn mất quyền kiểm soát bất cứ lúc nào.
Ví dụ: Người có tầm ảnh hưởng mà bạn lựa chọn cho chiến dịch Sponsorship Marketing đột nhiên xuất hiện những Scandal về đời tư. Điều này không chỉ ảnh hưởng đối với cá nhân người đó mà còn khiến hình ảnh của thương hiệu ít nhiều bị tác động theo.
Sponsorship Marketing được thể hiện qua những hình thức nào?
Như đã biết, mục đích chính của chiến lược Sponsorship Marketing là tiếp cận đến đông đảo đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, trước khi doanh nghiệp lựa chọn người để tài trợ, bạn cần xác định và cân nhắc về cách mà thương hiệu xuất hiện trước công chúng. Ngoài ra, bạn cần ước tính lợi nhuận mà mình có thể đạt được thông qua phương thức này. Những cách thức thể hiện của Sponsorship Marketing phổ biến hiện nay là: Banner, logo, phát tờ rời, voucher giảm giá, các gian hàng, hình ảnh hoặc bài viết trên mạng xã hội.
Banner
Banner là một trong những ấn phẩm hiển thị thông tin vô cùng phổ biến trong các chiến dịch Marketing truyền thông, quảng cáo bởi khả năng đa dụng. Bạn có thể đặt banner tại những vị trí dễ quan sát, tiếp cận người tiêu dùng tốt nhất. Nếu đã từng tham dự các sự kiện, chương trình, hẳn bạn đã ít nhiều bắt gặp những banner cỡ lớn được đặt ngay lối vào để thu hút sự chú ý của mọi người.
Logo
So với banner, để thiết kế một danh mục logo thương hiệu thì doanh nghiệp cần đầu tư một khoản kinh phí nhiều hơn. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại cực kỳ chất lượng, logo thương hiệu là cách để định vị thương hiệu, giúp khách hàng ghi nhớ doanh nghiệp một cách dễ dàng. Đồng thời, sử dụng logo sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp, chỉn chu của thương hiệu. Thông thường, logo sẽ được lồng ghép và xuất hiện tại các MV ca nhạc, phim truyền hình một cách tự nhiên, ấn tượng.
Phát tờ rơi, voucher giảm giá
Với chiến lược Sponsorship Marketing tài trợ cho các sự kiện, chương trình, dự án nào đó, doanh nghiệp sẽ tận dụng cơ hội này tham gia phát phiếu giới thiệu, voucher giảm giá sản phẩm/ dịch vụ của bạn tới đến gần hơn với khách hàng. Đây là hình thức thu hút và tạo ra nhu cầu cơ bản thường được các doanh nghiệp áp dụng.
Các gian hàng
Thiết lập gian hàng tại những sự kiện, chương trình mà doanh nghiệp tài trợ sẽ giúp kết nối, tương tác trực tiếp với khách hàng. Thông thường, hình thức này có thể giúp doanh nghiệp tạo ra những đơn hàng nhanh chóng và dễ dàng.
Hình ảnh hoặc bài viết trên mạng xã hội
Thời đại công nghệ, mạng xã hội là nơi doanh nghiệp có thể tiếp cận được số lượng khách hàng tiềm năng cực kỳ đa dạng. Nếu bạn biết cách lựa chọn các KOLs, nghệ sĩ nổi tiếng phù hợp để quảng bá thì khả năng tiếp cận đến người tiêu dùng cực kỳ tuyệt vời.
Trên đây là thông tin về “Sponsorship Marketing là gì?” cũng như nhận thấy rõ ưu nhược điểm của hình thức tiếp thị này trong kinh doanh. Có thể thấy, Sponsorship Marketing không đơn thuần là “vung” tiền vào tài trợ và nhận được hình ảnh doanh nghiệp xuất hiện. Bạn cần hiểu rõ bản chất của Sponsor để đảm bảo chiến lược Marketing của mình không trở thành trò PR rẻ tiền. Chúc các bạn thành công!
FAQs về Sponsorship Marketing
Những yếu tố nào cần quan tâm khi xây dựng thương hiệu?
Xây dựng thương hiệu không đơn giản là xây dựng hình ảnh tốt trong mắt khách hàng để đạt mục tiêu doanh số. Để xây dựng thương hiệu thành công, doanh nghiệp cần chú trọng cả yếu tố bên trong (nội bộ) và bên ngoài thương hiệu.
Nên chọn KOLs hay Influencer cho chiến dịch Sponsorship Marketing?
Bạn nên cân nhắc mục đích cũng như nguồn ngân sách thực tế của doanh nghiệp để chọn lựa chọn phù hợp. Phần lớn độ phủ của KOLs có thể bị giới hạn trong một khu vực, ngành nghề cụ thể. Những bài đăng của KOLs trông giống như quảng cáo nên lượng tương tác kém hơn. KOLs thường chú trọng tham gia vào các lĩnh vực chuyên môn của họ.
Còn Influencers tương tác rất tốt trên mạng xã hội, họ dành phần lớn thời gian để đầu tư vào video và hình ảnh nhằm truyền tải thông điệp đến người hâm mộ.
Doanh nghiệp nhỏ có thể ứng dụng Sponsorship Marketing không?
Phần lớn những doanh nghiệp nhỏ thường e dè lựa chọn tài trợ vì nguồn ngân sách còn hạn chế. Trên thực tế, đối với một số sự kiện và tổ chức địa phương, doanh nghiệp không cần quá nhiều ngân sách để trở thành nhà tài trợ. Do đó, bạn có thể chọn các cơ hội tài trợ với quy mô trong khả năng, mức phí phù hợp.
Có thể áp dụng Pain Point vào chiến lược Sponsorship Marketing không?
Pain Point (điểm đau của khách hàng) còn được hiểu là những vấn đề mà khách hàng hiện tại của bạn gặp phải. Khi xác định được Pain Point của khách hàng, doanh nghiệp có thể cải thiện sản phẩm, định hình chiến lược Marketing sao cho phù hợp, chạm đúng thứ mà khách hàng cần, từ đó thúc đẩy chuyển đổi hành vi tiêu dùng.