Ngày càng nhiều mô hình kinh doanh trực tuyến xuất hiện trên thị trường. Tuy nhiên, không phải mô hình nào cũng phù hợp với doanh nghiệp. Trước sự bão hoà của các mô hình kinh doanh, Pay-per-lead vẫn giữ vững được “phong độ”, mang lại những giá trị vượt trội cho doanh nghiệp. Vậy Pay-per-lead (PPL) là gì? Mô hình PPL quan trọng như thế nào? Cách thực hiện mô hình PPL ra sao? Mời bạn cùng Tino Group tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Pay-per-lead (PPL) là gì?
Pay-per-lead (PPL) là mô hình thanh toán trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến. Trong mô hình này, doanh nghiệp chỉ trả tiền cho nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo khi họ nhận được thông tin liên hệ của khách hàng tiềm năng mới.
Thông tin liên hệ bao gồm: tên, địa chỉ email, số điện thoại hoặc bất kỳ thông tin nào có giá trị nào. Với những thông tin này, doanh nghiệp có thể tiếp tục quá trình tiếp thị, chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự.
Thay vì tập trung vào số lượng, mô hình PPL hướng đến việc tạo ra khách hàng tiềm năng chất lượng. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đảm bảo các chiến dịch quảng cáo trực tuyến mang lại hiệu quả tốt nhất.
Khách hàng tiềm năng (Lead) là gì?
Khách hàng tiềm năng (lead) là một cá nhân/tổ chức có tiềm năng trở thành khách hàng thực sự của doanh nghiệp. Đây là những người/tổ chức đã thể hiện sự quan tâm đối với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Về cơ bản, họ là người thực hiện các hành động sau:
- Điền vào biểu mẫu trên trang web của doanh nghiệp.
- Đăng ký nhận thông tin.
- Tải xuống tài liệu.
- Tham gia khảo sát.
- Thể hiện sự quan tâm qua các tương tác trực tuyến hoặc offline khác.
Khách hàng tiềm năng thường cung cấp thông tin liên hệ cơ bản như tên, địa chỉ email, số điện thoại. Thông qua đó, bạn có thể liên hệ và tương tác với họ trong quá trình tiếp thị, chuyển đổi họ thành khách hàng thực sự.
Quá trình chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự đòi hỏi bạn cần thực hiện các hoạt động tiếp thị bổ sung như gửi thông tin sản phẩm, cung cấp dịch vụ hỗ trợ và xây dựng mối quan hệ để thúc đẩy quá trình mua hàng.
Khách hàng tiềm năng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tiếp thị bởi. Đó là vì họ có tiềm năng tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Đồng thời, khách hàng tiềm năng cũng có thể trở thành nguồn doanh số bán hàng quan trọng.
Một số kênh PPL phổ biến
Pay-per-lead advertising
Đây là hình thức quảng cáo trả tiền trên mỗi khách hàng tiềm năng, một phần của chiến dịch quảng cáo trực tuyến. Với kênh PPL này, nhà quảng cáo trả tiền cho mỗi khách hàng tiềm năng mà họ nhận được thông qua quảng cáo. Nhóm khách hàng tiềm năng này là người thể hiện sự quan tâm đối với sản phẩm/dịch vụ thông qua việc click vào quảng cáo và cung cấp thông tin liên hệ của họ.
Pay-per-lead SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trả tiền trên mỗi khách hàng tiềm năng)
PPL SEO là một phương pháp tối ưu hóa website của bạn để thu hút và tạo ra khách hàng tiềm năng thông qua các công cụ tìm kiếm như Google. Bạn chỉ cần trả tiền khi người dùng thực hiện một hành động cụ thể, chẳng hạn như điền vào biểu mẫu liên hệ.
Pay-per-lead models (Mô hình trả tiền trên mỗi khách hàng tiềm năng)
Đây là phương pháp tổ chức chiến dịch tiếp thị hoặc quảng cáo để tạo ra khách hàng tiềm năng. Với kênh PPL này, nhà quảng cáo sẽ thanh toán dựa trên số lượng khách hàng tiềm năng thực sự được tạo ra. PPL Models đòi hỏi sự hợp tác giữa nhà quảng cáo và nhà cung cấp dịch vụ PPL.
Pay-per-lead affiliate program (chương trình liên kết trả tiền trên mỗi khách hàng tiềm năng)
Đây là một hình thức tiếp thị liên kết mà bạn cần trả tiền cho các đối tác liên kết của mình dựa trên số lượng khách hàng tiềm năng mà họ kiếm được. Đối tác liên kết thường sử dụng các phương tiện quảng cáo để thu hút khách hàng tiềm năng cho bạn.
Pay per call lead generation (tạo ra khách hàng tiềm năng trả tiền trên mỗi cuộc gọi)
Trong trường hợp này, bạn phải trả tiền cho mỗi cuộc gọi từ khách hàng tiềm năng mà mình nhận được. Đây là mô hình được sử dụng phổ biến trong các ngành như dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe hoặc bất kỳ ngành nào tư vấn hoặc thực hiện giao dịch qua điện thoại.
Pay per appointment lead generation (tạo ra khách hàng tiềm năng trả tiền trên mỗi cuộc hẹn)
Với phương pháp này, doanh nghiệp cần phải trả tiền cho mỗi cuộc hẹn hoặc cuộc gặp mặt trực tiếp với khách hàng tiềm năng. Đây thường là quá trình chuyển đổi tiềm năng thành khách hàng thực sự trong các ngành như bất động sản hoặc tư vấn kinh doanh.
Ưu điểm và hạn chế của mô hình PPL
Ưu điểm
Tập trung vào chất lượng
Một trong những ưu điểm lớn nhất của PPL là tập trung vào chất lượng khách hàng tiềm năng thay vì số lượng. Khi áp dụng mô hình này, bạn chỉ phải trả tiền khi khách hàng tiềm năng có khả năng chuyển đổi thành khách hàng thực sự.
Hiệu quả chi phí
Với PPL, bạn tránh lãng phí tiền quảng cáo đối với những người không quan tâm hoặc không phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của mình. Nghĩa là bạn chỉ trả tiền khi có hành động cụ thể từ khách hàng tiềm năng.
Đo lường hiệu suất rõ ràng
Với mô hình PPL, bạn có thể theo dõi số lượng khách hàng tiềm năng và tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng thức sự. Nhờ đó, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc đo lường hiệu suất của chiến dịch quảng cáo cụ thể.
Tạo động lực cho các nhà quảng cáo
PPL có khả năng tạo động lực cho các nhà quảng cáo để tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo. Từ đó, nhà quảng cáo có thể tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng chất lượng hơn.
Kiểm soát ngân sách
Bạn có thể dễ dàng kiểm soát ngân sách tiếp thị của mình với PPL. Thông qua mô hình kinh doanh này, bạn sẽ biết trước mình cần chi bao nhiêu tiền cho mỗi khách hàng tiềm năng.
Hạn chế
Giá trị trung bình cao
PPL thường có giá trị trung bình cao hơn so với các mô hình thanh toán quảng cáo khác, như CPC (trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột) hoặc CPM (trả tiền cho mỗi nghìn lượt hiển thị). Vậy nên, mô hình này có thể làm tăng chi phí tiếp thị của bạn.
Yêu cầu quản lý chất lượng
Để đảm bảo tạo ra nguồn lead chất lượng, bạn cần đặt tâm huyết vào việc quản lý mô hình PPL. Khi triển khai mô hình này, bạn cần kiểm tra và xác minh thông tin.
Khả năng cạnh tranh
Vì giá trị PPL cao hơn nên tính cạnh tranh trong quá trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng chất lượng cũng khốc liệt hơn.
Phụ thuộc vào nguồn cung cấp
Hiệu suất của chiến dịch PPL có thể phụ thuộc vào khả năng của nhà cung cấp dịch vụ PPL trong việc tạo ra khách hàng tiềm năng chất lượng. Nếu nguồn cung cấp không hiệu quả, chiến dịch của bạn có thể gặp khó khăn.
Cách thực hiện mô hình PPL cho mỗi khách hàng tiềm năng
Bước 1: Xác định mục tiêu
Trước hết, bạn cần xác định mục tiêu của chiến dịch PPL. Để xác định mục tiêu hiệu quả, bạn cần biết đối tượng mục tiêu mà mình muốn thu hút, mục tiêu chuyển đổi (ví dụ: số lượng khách hàng tiềm năng, doanh số bán hàng) và các yếu tố cụ thể khác mà bạn muốn đạt được. Bạn cần đảm bảo những mục tiêu của mình được thể hiện rõ ràng và đo lường được.
Bước 2: Chọn nhà cung cấp PPL
Trong bước tiếp theo, bạn cần chọn một hoặc nhiều nhà cung cấp PPL uy tín, phù hợp với lĩnh vực hoặc ngành của mình. Bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng để xác định các nguồn cung có lịch sử tốt. Nếu chọn đúng nhà cấp PPL uy tín, bạn sẽ tạo ra một nguồn lead chất lượng.
Bước 3: Tạo chiến dịch quảng cáo
Sử dụng những thông tin bạn đã thu thập ở bước 1 để tạo chiến dịch quảng cáo. Trong quá trình xây dựng chiến dịch quảng cáo, bạn cần chọn nền tảng quảng cáo (ví dụ: Google Ads, Facebook Ads), tạo quảng cáo hấp dẫn, xác định cách thu thập thông tin liên hệ từ khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, bạn cũng cần tối ưu hóa chiến dịch để đạt được mục tiêu chuyển đổi của mình.
Bước 4: Theo dõi và tối ưu hoá
Liên tục theo dõi hiệu suất của chiến dịch PPL, thu thập dữ liệu quan trọng như tỷ lệ chuyển đổi, chi phí trung bình cho mỗi khách hàng tiềm năng và năng suất của nguồn cung cấp PPL. Đồng thời, bạn cần sử dụng dữ liệu này để tối ưu hoá chiến dịch, điều chỉnh quảng cáo và cải thiện hiệu suất tổng thể. Sau đó, bạn hãy lặp lại quá trình này để đảm bảo mình đạt được mục tiêu đề ra.
Nhìn chung, PPL là một mô hình thanh toán quảng cáo dựa trên chất lượng khách hàng tiềm năng, mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Qua bài viết trên, Tino Group hy vọng bạn đã hiểu Pay-per-lead (PPL) là gì cũng như cách triển khai mô hình này. Đừng quên theo dõi Tino Group để không bỏ lỡ những bài viết hay và hữu ích khác nhé!
Những câu hỏi thường gặp
PPL phù hợp với những lĩnh vực nào?
PPL có thể áp dụng cho hầu hết các ngành nghề. Tuy nhiên, mô hình này thường phù hợp với những ngành có quy trình mua sắm dài hạn hoặc cần tích hợp dịch vụ/sản phẩm phức tạp.
Tính giá cho mỗi lead trong mô hình PPL như thế nào?
Giá cho mỗi lead (CPL – Cost Per Lead) được tính bằng cách chia tổng chi phí chiến dịch cho số lượng khách hàng tiềm năng thu được. Công thức là: CPL = Tổng chi phí chiến dịch / Số lượng khách hàng tiềm năng.
Bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng tiềm năng trong PPL như thế nào?
Để bảo vệ quyền riêng tư, bạn cần tuân thủ các quy định, luật pháp về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu. Ngoài ra, bạn hãy cung cấp thông tin về cách dữ liệu sẽ được sử dụng, đảm bảo khách hàng tiềm năng có quyền từ chối.
Mô hình PPL có phù hợp với doanh nghiệp nhỏ không?
Có! PPL vẫn phù hợp cho doanh nghiệp nhỏ nếu được thực hiện đúng cách.