Lợi thế cạnh tranh vẫn luôn là từ khóa nhận được rất nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp. Có thể nói, lợi thế cạnh tranh đóng vai trò như một “chiếc chìa khóa vàng” để doanh nghiệp mở ra sức mạnh tiềm tàng của mình. Đồng thời, đây cũng là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp giữ vững vị thế trên thị trường. Vậy chính xác lợi thế cạnh tranh là gì? Lợi thế cạnh tranh mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Tìm hiểu chi tiết về lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh là gì?
Lợi thế cạnh tranh là tập hợp các yếu tố có khả năng giúp doanh nghiệp hoặc công ty trở nên mạnh mẽ và nổi bật hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành khác. Các yếu tố này chính là “nguồn sức mạnh” của doanh nghiệp để có thể trụ vững trên thị trường.
Khi sở hữu lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ có chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng. Từ đó, doanh nghiệp cũng thu được nhiều lợi nhuận hơn. Với lợi thế cạnh tranh, vị thế và chỗ đứng của doanh nghiệp được củng cố cũng như tồn tại lâu dài trên thị trường. Đồng thời, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh luôn nổi bật hơn các doanh nghiệp khác.
Thông thường, các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được phát triển dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như: thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ, mạng lưới phân phối, sở hữu trí tuệ, cơ cấu chi phí,… Ví dụ như Mì gói Hảo Hảo là thương hiệu lâu đời. Khi nhắc đến các loại mì, Hảo Hảo vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người tiêu dùng. Đây cũng được xem là một yếu tố cạnh tranh của mì gói Hảo Hảo của Acecook.
Thế nên, nếu đầu tư vào việc nghiên cứu và phân tích lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp có thể tận dụng để phát triển thế mạnh của mình. Từ đó, doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn trong việc xây dựng chiến lược quảng bá và kế hoạch đầu tư phù hợp. Điều này giúp khách hàng nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp rõ ràng hơn.
Lợi thế cạnh tranh được phân thành mấy loại?
Như đã đề cập, lợi thế cạnh tranh chính là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của một doanh nghiệp. Trên thực tế, yếu tố này được phân thành nhiều loại khác nhau, cụ thể như sau:
- Chất lượng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh.
- Giá thành của doanh nghiệp hợp lý, vừa túi tiền hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
- Sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp có điểm đặc trưng nổi bật hơn so với sản phẩm/dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh.
- Phương thức thanh toán, tốc độ giao hàng, thái độ phục vụ của nhân viên của doanh nghiệp được đánh giá cao hơn đối thủ cạnh tranh.
- Thông tin về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp cụ thể, chi tiết hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Tầm quan trọng của lợi thế cạnh tranh
Đối với mọi doanh nghiệp, lợi nhuận và thương hiệu chính là đích đến cuối cùng trên hành trình kinh doanh. Và khi sở hữu lợi thế cạnh tranh, xây dựng chiến lược phát triển hiệu quả, doanh nghiệp sẽ tăng cao khả năng hiện thực hóa mục tiêu của mình. Ngoài ra, lợi thế cạnh tranh còn là nền tảng để doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng. Dựa trên lợi thế cạnh tranh, tính bền vững và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng sẽ tăng trưởng nhanh chóng.
Yếu tố nào ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:
- Yếu tố ngoại cảnh.
- Yếu tố nội tại.
Yếu tố ngoại cảnh
- Kinh tế thế giới: Nếu kinh tế thế giới tăng trường, mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng trở nên suôn sẻ và thuận lợi hơn. Ngược lại, nếu nền kinh tế suy thoái, biến động, người tiêu dùng cũng dè dặt hơn trong việc chi tiêu và mua sắm.
- Thị hiếu tiêu dùng: Để giữ chân người tiêu dùng lâu dài, ngoài chất lượng sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp cũng cần hiểu nhu cầu sống và thị hiếu của họ. Trong khi đó, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng không ngừng biến đổi. Vì vậy, doanh nghiệp cần thực hiện các cuộc nghiên cứu chuyên sâu. Dựa vào dó, doanh nghiệp có thể tìm ra những giải pháp kinh doanh hữu hiệu nhất.
- Hệ thống luật pháp: Mọi ngành nghề, lĩnh vực đều chịu sự chi phối của các điều luật, nghị định. Thế nên, doanh nghiệp cần đáp ứng đúng các tiêu chí mà luật pháp quy định ngay từ giai đoạn đầu kinh doanh. Việc này giúp doanh nghiệp tránh gặp phải các vấn đề về phạm pháp hoặc ảnh hưởng danh tiếng của thương hiệu về sau.
- Công nghệ và mạng xã hội: Trong kỷ nguyên công nghệ, việc tận dụng công nghệ và mạng xã hội chính là điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Yếu tố nội tại
Bên cạnh các yếu tố ngoại cảnh, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nội tại, như:
- Kỹ năng quản lý, tổ chức và vận hành doanh nghiệp của ban lãnh đạo hoặc những người có chức vụ cao.
- Khả năng tiếp cận và áp dụng công nghệ mới vào quy trình kinh doanh, hoạt động sản xuất để tạo ra sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
- Phương thức xây dựng chiến thuật Marketing của đội ngũ nhân sự tiếp thị lành nghề.
- Sở hữu đội ngũ nhân sự có khả năng tiếp thu thông tin nhanh, thành thạo các công cụ công nghệ tân tiến, biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.
Bí quyết cải thiện lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Chú trọng chất lượng sản phẩm/dịch vụ
Chất lượng sản phẩm/dịch vụ luôn là yếu tố hàng đầu giúp doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng. Chẳng có một người tiêu dùng nào muốn trải nghiệm một sản phẩm/dịch vụ kém chất lượng. Dù có kiểu dáng đẹp, giá thành thấp nhưng chất lượng bằng 0, sản phẩm của bạn vẫn bị thị trường tẩy chay. Chính vì thế, để tăng lợi thế cạnh tranh, việc đầu tiên bạn cần làm là tập trung vào cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ.
Tăng tư duy sáng tạo
Khi một thị trường có quá nhiều doanh nghiệp hoạt động sẽ dẫn đến nguy cơ bị bão hoà. Điều này khiến cho người tiêu dùng khó khăn trong việc đưa ra quyết định lựa chọn thương hiệu cũng như dòng sản phẩm ưng ý. Thế nên, để thu hút ánh nhìn của người tiêu dùng, bạn có thể sáng tạo ra một vài giá trị thiết thực. Tất nhiên, các giá trị này phải thật sự mang đến lợi ích cho người tiêu dùng.
Ví dụ, doanh nghiệp có thể tri ân cho khách hàng thân thiết bằng các voucher giảm giá hấp dẫn hoặc gửi một lời chúc tốt đẹp qua Email. Dù chỉ là mang giá trị tinh thần nhưng khách hàng sẽ cảm thấy họ được quan tâm và có xu hướng gắn bó với doanh nghiệp lâu hơn.
Tối ưu chi phí kinh doanh
Chi phí cũng là một yếu tố thiết thực tạo ra lợi thế kinh doanh cho doanh nghiệp. Ví dụ, hai sản phẩm có chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã tương đương nhưng giá thành lại khác nhau. Một bên có mức giá thấp hơn, phù hợp với túi tiền của phần lớn người tiêu dùng. Vì vậy, khách hàng lựa chọn sản phẩm có mức giá thấp hơn. Trong trường hợp này, bạn có thể điều chỉnh mức giá của mình sao cho tối ưu hơn so với đối thủ cạnh tranh để tăng lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, giá thành cũng phải cân đối với chất lượng sản phẩm.
Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ
Bên cạnh chất lượng sản phẩm, bạn cũng cần tập trung vào dịch vụ chăm sóc khách hàng. Về cơ bản, đây là một trong những chiến dịch Marketing hữu ích giúp tạo ra nhiều lợi ích đặc biệt.
Để xây dựng một dịch vụ chất lượng, bạn nên lên kế hoạch chăm sóc khách hàng cụ thể. Kế hoạch này cần được sử dụng trước, trong và sau quy trình trình khách hàng mua sản phẩm. Bạn có thể ứng dụng một số hoạt động chăm sóc khách hàng hiệu quả như gửi SMS, Email Marketing, gọi điện thoại,…
Ngoài ra, bạn cũng nên giải quyết các thắc mắc hoặc khiếu nại của khách hàng một cách nhanh chóng. Có thể nói, chất lượng phục vụ tốt chính là “sợi dây liên kết” giúp khách hàng gắn bó với doanh nghiệp lâu hơn.
Ứng dụng công nghệ mới
Trong giai đoạn công nghệ phát triển, các thiết bị, máy móc tân tiên sẽ hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động và sản xuất một cách hiệu quả, tối ưu hơn. Thế nên, để tăng lợi thế cạnh tranh, bạn cần ứng dụng vào sản phẩm/dịch vụ của mình những công nghệ đột phá.
Trên thực tế, trước xu hướng “digital or die” (chuyển đổi số hoặc chết), việc ứng dụng công nghệ đã trở thành hoạt động tất yếu của mọi doanh nghiệp. Nếu không thay đổi, doanh nghiệp có nguy cơ tụt hậu và bị bỏ lại phía sau.
Xây dựng mối quan hệ liên minh
Một bí quyết giúp bạn tạo ra lợi thế cạnh tranh là liên minh với một hoặc nhiều thương hiệu khác. Sự liên minh này giúp doanh nghiệp hình thành một mạng lưới đối tác vững mạnh, cùng nâng đỡ nhau phát triển. Thậm chí, khách hàng cũng có thể trở thành đối tác của bạn nếu biết cách phát triển mối quan hệ. Trong quá trình hợp tác, nếu chiến lược diễn ra hiệu quả, bạn có thể chiết khấu một phần nhỏ chi phí hoặc tặng ưu đãi cho bên đối tác để cả hai cùng có lợi.
Lợi thế cạnh tranh đã trở thành một phần không thể thiếu đối với doanh nghiệp khi hoạt động trên thương trường. Trước sự xuất hiện của hàng trăm, hàng nghìn thương hiệu, sở hữu lợi thế cạnh tranh chính là “tiền đề” giúp vị thế của bạn trụ vững trong tim người tiêu dùng.
Qua những thông tin hữu ích được cung cấp phía trên, Tino Group hy vọng bạn đã hiểu rõ lợi thế cạnh tranh là gì cũng như cách cải thiện yếu tố này. Đừng quên theo dõi Tino Group để không bỏ lỡ những bài viết hay nhất nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp tự đánh giá tiềm năng của mình bằng cách nào?
Để đánh giá tiềm năng, lợi thế của mình, doanh nghiệp cần trả lời 3 câu hỏi sau:
- Ưu điểm, hạn chế của mình là gì?
- Điểm mạnh của mình so với đối thủ cạnh tranh là gì?
- Điểm yếu của đối thủ là gì? Mình có thể biến điểm yếu của đối thủ thành sức mạnh cho mình được không?
Các loại lợi thế cạnh tranh là gì?
Một số loại lợi thế cạnh tranh cơ bản của doanh nghiệp là:
- Điểm đặc trưng của sản phẩm/dịch vụ.
- Giá thành của sản phẩm/dịch vụ.
- Chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp.
- Phương thức thanh toán, tốc độ giao hàng và chi phí vận chuyển.
- Thông tin cần thiết về sản phẩm/dịch vụ.
Yếu tố cấu thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?
Những yếu tố cấu thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là:
- Chất lượng sản phẩm.
- Cơ cấu chi phí.
- Hệ thống phân phối.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Làm thế nào tối ưu hoá dịch vụ chăm sóc khách hàng?
Cách tối ưu hoá dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả là:
- Xây dựng quy trình tư vấn chăm sóc cho nhu cầu khách hàng.
- Chủ động đưa ra những sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Tốc độ phản hồi khiếu nại, thắc mắc của khách hàng nhanh chóng.
- Vạch rõ kế hoạch hậu mại, chăm sóc khách hàng sau mua hàng chi tiết.