Khi làm việc với tên miền, bạn sẽ thấy có rất nhiều việc cần phải thực hiện khi trỏ tên miền hoặc tìm hiểu chuyên sâu hơn về tên miền. Trong bài viết này, Tino Group sẽ giới thiệu với bạn về DNS SOA, chúng ta cùng nhau đi vào tìm hiểu DNS: SOA là gì nhé!
Tìm hiểu về DNS: SOA
DNS là gì?
Ở bài viết trước , bạn đã được giới thiệu qua về DNS. Trong bài viết này, TinoHost sẽ giới thiệu đến bạn về DNS: SOA nhé!
DNS – Domain Name System (tạm dịch: Hệ thống phân giải tên miền) – là một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền trên Internet.
Nhiệm vụ cơ bản của DNS là “dịch” một tên miền quen thuộc với người dùng (ví dụ: wiki.tino.org) thành một địa chỉ IP (ví dụ: 45.77.251.173) mà các máy tính sử dụng để nhận dạng chính xác nhau trên hệ thống mạng toàn cầu.
DNS: SOA là gì?
Bản ghi SOA (SOA Record) là chữ viết tắt của “Start of Authority” là thông tin xác nhận từ phía máy chủ tiếp nhận của tên miền.
Thông thường, mỗi tên miền sẽ sử dụng một cặp DNS nào đó để trỏ về 1 hoặc nhiều máy chủ DNS. Sau đó, các máy chủ DNS có trách nhiệm cung cấp thông tin bản ghi DNS của hệ thống cho tên miền này để nó hoạt động. Trong quá trình này, SOA được coi như dấu hiệu nhận biết của hệ thống về tên miền này.
Trong mỗi tập tin cơ sở dữ liệu DNS phải có một và chỉ một SOA record gồm các thông tin về domain trên DNS Server, thông tin về zone transfer.
Vì sao chúng ta cần DNS: SOA?
Các SOA record chứa thông tin cốt lõi về zone của bạn và zone của bạn sẽ không thể hoạt động được nếu thiếu những thông tin đó.
Vì thế, chúng ta sẽ cần phải bắt buộc có một SOA record cho mỗi zone của bạn.
Thông thường, một SOA sẽ được tự động thêm vào những DNS record của người dùng và bạn có thể điều chỉnh chúng. Tuy nhiên, không phải nhà cung cấp nào cũng SOA hoàn toàn miễn phí hoặc sẽ có một số cơ chế trả phí.
Do đó, bạn nên tìm hiểu khi sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp đó nhé!
Tìm hiểu về cấu trúc DNS: SOA
Cấu trúc DNS: SOA
Về cơ bản, chúng ta có cấu trúc DNS: SOA như sau:
- [tên miền] IN SOA [tên-server-dns] [địa-chỉ-email] (serial number;refresh number;retry number;experi number;time-to-live number)
Nhìn vào cấu trúc này sẽ rất khó hiểu. Do đó, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một ví dụ về SOA trong thực tế ra sao nhé!
Ví dụ một cấu trúc DNS: SOA
Sau đây, Tino Group sẽ lấy một ví dụ cơ bản và phân tích để bạn hiểu hơn về cấu trúc của SOA nhé!
ns1.somedomnain.co.uk abuse.somedomnain.co.uk 2006030501 28800 3600 604800 3600
Trong đó:
- ns1.somedomnain.co.uk: giá trị DNS chính của tên miền hoặc máy chủ.
- abuse.somedomnain.co.uk: chuyển đổi từ dạng abuse@.somedomnain.co.uk, thể hiện chủ thể sở hữu tên miền này.
- 2006030501 : Thời gian cập nhật DNS cho tên miền mới nhất.
- 28800: số giây trước khi bản ghi DNS được tự động cập nhật lại
- 3600: số giây trước khi bản ghi DNS bị lỗi không thể tự động cập nhật lại và cần lấy lại thông tin DNS lần tiếp theo.
- 604800: giới hạn thời gian tính bằng giây sau khi bản ghi DNS được gỡ bỏ trên server và không còn hiệu lực trên server.
- 3600: TTL – xác định thời gian cache của bản ghi
Lưu ý khi nhập cú pháp DNS: SOA
- Serial : Hiển thị phiên bản (version) hay là số lần mà zone được thay đổi, cứ mỗi lần dữ liệu trong zone thay đổi thì con số này lại tăng lên. Nó được dùng để so sánh và cập nhật dữ liệu giữa các máy chủ secondary DNS và máy chủ Master. Nếu serial của master server lớn hơn, máy secondary sẽ tiến hành cập nhật. Serial áp dụng cho mọi dữ liệu trong zone và là một số nguyên. Định dạng này theo kiểu YYYYMMDDNN, trong đó YYYY là năm, MM là tháng, DD là ngày, NN là số lần sửa đổi dữ liệu zone trong ngày.
- Refresh : chỉ ra khoảng thời gian máy chủ Secondary kiểm tra dữ liệu zone trên máy Primary để cập nhật nếu cần.
- Retry : nếu máy chủ Secondary không kết nối được với máy chủ Primary theo thời hạn mô tả trong refresh (ví dụ máy chủ Primary bị shutdown vào lúc đó thì máy chủ Secondary phải tìm cách kết nối lại với máy chủ Primary theo một chu kỳ thời gian mô tả trong retry. Thông thường, giá trị này nhỏ hơn giá trị refresh).
- Expire : nếu sau khoảng thời gian này mà máy chủ Secondary không kết nối được với máy chủ Primary thì dữ liệu zone trên máy Secondary sẽ bị quá hạn.
- TTL (time to live) : giá trị này áp dụng cho mọi record trong zone và được đính kèm trong thông tin trả lời một truy vấn. Mục đích của nó là chỉ ra thời gian mà các máy chủ name server khác cache lại thông tin trả lời. Việc cache thông tin trả lời giúp giảm lưu lượng truy vấn DNS trên mạng.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về DNS: SOA là gì cũng như cấu trúc của DNS: SOA ra sao rồi đấy! Tino Group hi vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn có thể biết thêm về tên miền, DNS cũng như hỗ trợ bạn trong việc xây dựng website sao cho tối ưu nhất! Chúc bạn thành công nhé!
FAQs về DNS: SOA
Thành phần của một SOA record bao gồm những gì?
Một SOA record sẽ bao gồm 4 thành phần chính:
- MNAME
- REFRESH
- RETRY
- EXPIRE
Tùy thuộc vào dịch vụ và nhà cung cấp, họ sẽ có thêm rất nhiều thành phần khác để hỗ cho nhu cầu sử dụng của người dùng.
Zone transfer là gì?
Zone transfer tạm dịch: chuyển vùng DNS, là quá trình gửi dữ liệu bản ghi DNS từ máy chủ định danh chính đến máy chủ định danh phụ. Trong đó, SOA record được chuyển đầu tiên.
Nên tìm hiểu thêm về DNS, DNS: SOA ở đâu?
Bạn muốn học về DNS tốt nhất? 2 trang dưới đây sẽ có nhiều kiến thức về DNS dễ hiểu nhất để bạn tiếp thu đấy:
Nên đọc sách nào để tìm hiểu về cách cấu hình DNS và mạng nói chung?
Nếu bạn đang tìm một quyển sách tiếng Anh có lượng kiến thức về cấu hình DNS, cấu hình mạng nói chung một cách tốt nhất, quyển sách Configuring Network Services (2008) sẽ giúp bạn rất nhiều đấy. Bên trong quyển sách có rất nhiều từ tiếng Anh chuyên ngành. Do đó, bạn nên trang bị cho mình nhiều kiến thức chuyên môn để đọc tốt nhất nhé!
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
- Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng đại diện: 42 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh - Điện thoại: 0364 333 333
Tổng đài miễn phí: 1800 6734 - Email: sales@tino.org
- Website: www.tino.org