Một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp rút ngắn con đường thành công là tìm cách lập bản đồ định vị thương hiệu. Thông qua đó, hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng sẽ trở nên chuyên nghiệp và chất lượng hơn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách lập bản đồ định vị thương hiệu và ứng dụng sao cho hiệu quả. Vậy hãy cùng Tino Group tìm hiểu chi tiết qua bì viết dưới đây nhé!
Giới thiệu tổng quan về bản đồ định vị thương hiệu
Thế nào là định vị thương hiệu?
Định vị thương hiệu là cách mà cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp khẳng định vị trí của mình trong nhận thức của khách hàng. Thông qua đó, hình ảnh của thương hiệu sẽ dễ dàng được phân biệt với các đối thủ cạnh tranh. Thông thường, việc định vị thương hiệu sẽ được thực thi bằng các chiến lược Marketing nhằm tạo ra sự khác biệt.
Khi định vị thương hiệu thành công, doanh nghiệp sẽ để lại những dấu ấn riêng trong tâm trí khách hàng. Thoạt nghe tưởng chừng đơn giản, nhưng thực chất là tâm trí khách hàng giống như một “chiến trường”, sẵn sàng loại bỏ những đối thủ yếu.
Bản đồ định vị thương hiệu là gì?
Bản đồ định vị thương hiệu (Positioning Map) là một hệ trục tọa độ bao gồm trục tung, trục hoành có khả năng biểu thị các thuộc tính khác nhau của sản phẩm.
Thông qua bản đồ định vị thương hiệu, các nhà nghiên cứu, chuyên viên tiếp thị sẽ xác định được vị thế sản phẩm của thương hiệu cũng như đối thủ cạnh tranh. Từ đó, họ có thể dễ dàng đánh giá, so sánh để cải thiện chất lượng sản phẩm.
Để tăng mức độ rõ ràng khi so sánh, hai trục của bản đồ định vị sẽ được thiết lập theo các danh mục cơ bản như giá thành và chất lượng. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các thuộc tính khác sao cho phù hợp với mục đích so sánh.
Cách lập bản đồ định vị thương hiệu đơn giản mà hiệu quả
5 tiêu chí định vị thương hiệu cơ bản
Chất lượng
Dù hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào, chất lượng sản phẩm/dịch vụ vẫn là tiêu chí hàng đầu cần được ưu tiên. Chất lượng có khả năng tác động trực tiếp đến uy tín doanh nghiệp và trải nghiệm khách hàng.
Để định vị thương hiệu theo tiêu chí này, doanh nghiệp cần dành nhiều thời gian hoàn thiện sản phẩm. Tốt nhất, doanh nghiệp nên tiếp nhận ý kiến, đóng góp của khách hàng để nâng cấp sản phẩm/dịch vụ hiệu quả hơn.
Giá thành
Giá thành cũng là tiêu chí quan trọng và thường được áp dụng khi lập bản đồ định vị thương hiệu. Bên cạnh chất lượng, giá thành cũng là yếu tố cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp.
Trong quá trình mua hàng, người tiêu dùng thường cân nhắc đến giá thành sản phẩm. Nếu giá thành quá cao hoặc quá thấp so với kỳ vọng thực tế của khách hàng, sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ bị loại khỏi “thương trường” kinh doanh.
Giá trị
Trên thực tế, chẳng ai mua một sản phẩm hoặc dịch vụ khi chúng chẳng tạo ra bất kỳ giá trị nào. Vì vậy, đây cũng là một tiêu chí phổ biến được doanh nghiệp dùng để định vị thương hiệu. Một sản phẩm/dịch vụ chỉ thật sự hữu ích khi mang lại giá trị và giúp người dùng giải quyết tốt vấn đề.
Tính năng
Tiêu chí tiếp theo mà bạn có thể sử dụng để định vị thương hiệu là tính năng. Cùng một sản phẩm/dịch vụ nhưng mỗi doanh nghiệp sẽ cung cấp thêm các tính năng khác nhau.
Đó có thể là doanh nghiệp đã tích hợp công nghệ hiện đại, ứng dụng thiết bị tân tiến. Sản phẩm/dịch vụ càng nhiều tính năng, càng được người tiêu dùng đánh giá cao hơn về khả năng sử dụng.
Nhu cầu của khách hàng
Khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng là tiêu chí cuối cùng mà Tino Group muốn đề cập đến bạn khi định vị thương hiệu. Bạn có thể thu thập dữ liệu hoặc đánh giá từ khách hàng để xem xét mức độ hài lòng của họ đối với sản phẩm/dịch vụ.
Các bước lập bản đồ định vị thương hiệu
Bước 1: Nhận diện khách hàng mục tiêu
Khách hàng được xem là “huyết mạch”, là cội nguồn nuôi dưỡng sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Chính vì thế, để lập bản đồ định vị thương hiệu chuẩn xác, bạn cần nhận diện đúng khách hàng mục tiêu của mình.
Vậy thực chất khách hàng mục tiêu là ai?
Khách hàng mục tiêu có thể là một cá nhân, một nhóm người hoặc một phân khúc thị trường mà doanh nghiệp đang hướng đến. Để xác định chính xác khách hàng mục tiêu, bạn có thể tử giải đáp một số câu hỏi như sau:
- Ai có nhu cầu mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn?
- Người tiêu dùng mong muốn nhận được những gì từ sản phẩm/dịch vụ của bạn?
- Người tiêu dùng của mình sinh sống ở đâu? Trong hay ngoài nước? Ở thành thị hay nông thôn?
- Người tiêu dùng của mình sẽ thuộc tầng lớp nào? Bình dân, trung hay thượng lưu? Làm công việc nào là chủ yếu?
- …
Càng hoàn thiện bức chân dung người tiêu dùng, bạn càng dễ nhận định khách hàng mục tiêu của mình là ai.
Bước 2: Triển khai trục giá trị
Sau khi xác định đúng khách hàng mục tiêu, bước tiếp theo bạn cần làm là xây dựng hệ trục tọa độ với các thuộc tính khác nhau. Nhiệm vụ của hệ trục tọa độ này là giúp bạn đánh giá sự khác biệt về sản phẩm/dịch vụ so với các đối thủ cạnh tranh.
Bên cạnh đó, qua bước này, bạn sẽ dễ dàng xác định được vị trí sản phẩm của mình trên thị trường. Thông thường, các nhà nghiên cứu sẽ chọn giá cả và chất lượng làm hai thuộc tính chính trên hệ trục tọa độ. Đây là yếu tố tiên quyết giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu chuẩn xác nhất.
Bước 3: Đánh giá đối thủ cạnh tranh
Một bước không thể thiếu khi định vị thương hiệu là đánh giá và phân tích đối thủ cạnh tranh. Trên thực tế, ở mỗi phân khúc khách hàng sẽ tồn tại rất nhiều doanh nghiệp đối thủ.
Họ là những người hướng đến cùng khách hàng mục tiêu của bạn. Vì vậy, để “hạ gục” đối thủ, bạn cần tạo ra những nét riêng biệt, độc đáo. Giải pháp này cũng giúp thương hiệu bạn trở nên ấn tượng hơn trong mắt khách hàng.
Để đánh giá chuẩn xác nhất, bạn nên dành thời gian tìm hiểu cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ của mình và cả đối thủ. Từ những dữ liệu này, bạn sẽ xác định được điểm mạnh, điểm yếu của mình và đúc kết kinh nghiệm từ đối thủ. Đây được xem là phương án hữu hiệu nhất giúp bạn cải thiện sản phẩm của mình.
Bước 4: Nghiên cứu các thuộc tính của sản phẩm
Thuộc tính sản phẩm có tác động lớn đến thói quen và hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Thế nên, doanh nghiệp cần dành thời gian nghiên cứu các thuộc tính sản phẩm. Việc này giúp quá trình thiết kế bản đồ định vị thương hiệu trở nên hiệu quả hơn.
Bạn có thể phân tích, nghiên cứu thuộc tính sản phẩm dựa trên 2 cách sau:
- Phân tích, nghiên cứu cấu tạo và công dụng của sản phẩm/dịch vụ, bao gồm: thành phần, công nghệ sản xuất, mức độ hiệu quả,…
- Dịch vụ thương mại, bao gồm: hình thức thanh toán, cơ chế bào hành, chính sách khuyến mại,…
Thông qua bảng phân tích thuộc tính, doanh nghiệp có thể thiết lập được bản đồ định vị một cách chính xác và cụ thể hơn.
Bước 5: Xác định phương án định vị
Xác định phương án định vị cũng là bước cuối cùng trong lập kế hoạch định vị thương hiệu. Trước khi đưa ra quyết định, bạn cần cân nhắc kỹ hai yếu tố cơ bản, bao gồm:
- Nhu cầu dự kiến của thị trường.
- Khả năng cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ trên thị trường.
Nếu muốn “thống trị” trong tâm trí khách hàng, doanh nghiệp phải hướng đến đúng phân khúc chứa nhiều người tiêu dùng tiềm năng hơn. Nhất là trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, doanh nghiệp càng phải đầu tư xây dựng bản đồ định vị thương hiệu. Chỉ có như vậy, doanh nghiệp mới dễ dàng so sánh, định hướng cải thiện thương hiệu để trở nên nổi bật hơn.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về cách lập bản đồ định vị thương hiệu mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Tino Group hy vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tham khảo hữu ích đối với bạn trong hành trình khởi nghiệp. Đừng quên theo dõi chúng tôi để đón đọc những bài viết hay và hữu ích trong lĩnh vực kinh doanh nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Vì sao phải lập bản đồ định vị thương hiệu?
Lập bản đồ định vị thương hiệu giúp doanh nghiệp xác định vị trí của mình trong tâm trí khách hàng và mức độ cạnh tranh với đối thủ.
Nên sử dụng thuộc tính nào để lập bản đồ định vị thương hiệu?
Chất lượng và giá thành là hai thuộc tính cơ bản giúp bạn định vị thương hiệu chuẩn xác hơn.
Lập bản đồ định vị thương hiệu có tốn kém không?
Câu trả lời là “Không!”. Lập bản đồ định vị thương hiệu chỉ đơn thuần là việc nhìn nhận, đánh giá vị trí của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng và trên thị trường ở thời điểm hiện tại. Vì vậy, quy trình này không đòi hỏi bạn bỏ ra quá nhiều kinh phí. Tuy nhiên, sau khi có kết quả định vị thương hiệu, bạn có thể đầu tư vốn vào một số phương diện như tiếp thị, cải thiện sản phẩm/dịch vụ, ứng dụng công nghệ hiện đại,…, để nâng cao vị thế của mình.
Làm sao so sánh mức độ tương quan giữa mình và đối thủ?
Bạn có thể sử dụng mô hình SWOT hoặc Pros and Cons của mình và đối thủ để nhận định những điểm tương quan.