Sự phát triển của Internet ngày càng mạnh mẽ, kéo theo đó là sức hút của các phương tiện truyền thông xã hội cũng không ngừng tăng cao. Điều này tạo ra những cơ hội lớn, thúc đẩy các doanh nghiệp nắm bắt lượng lớn dữ liệu. Đứng trước một khối dữ liệu khổng lồ, doanh nghiệp phải làm gì để biến những thách thức thành cơ hội hút lợi nhuận? Đó là lý do các nhà Business Intelligence Analyst trở thành những mảnh ghép tiềm năng tại doanh nghiệp. Vậy Business Intelligence Analyst là gì? Cùng Tino Group đi tìm câu trả lời dưới đây nhé!
Giới thiệu về Business Intelligence Analyst
Business Intelligence Analyst là gì?
Business Intelligence Analyst (BIA) tạm dịch: nhà phân tích tình báo kinh doanh. Đây được hiểu là những cá nhân thành thạo về ngôn ngữ lập trình, công nghệ, hệ thống Business Intelligence nhằm phân tích, đánh giá quá khứ và dự đoán tương lai của doanh nghiệp.
Những nhà BIA sử dụng hệ thống phần mềm và các công cụ tiên tiến để xác định những yêu cầu, ưu tiên quan trọng trong kinh doanh, xác định KPI, thực hiện các chiến lược liên quan đến dữ liệu, hệ thống BI. Có thể xem BIA là tổng hòa giữa kỹ thuật và kinh tế, giữa kỹ sư lập trình và chuyên viên phân tích kinh doanh. Họ chính là sợi dây gắn kết nhiều bộ phận liên quan hoạt động chặt chẽ, có trình tự nhằm mang đến hiệu quả cho doanh nghiệp.
Mục tiêu của BIA trong doanh nghiệp
Mục tiêu chính của người làm BIA chính là hỗ trợ bộ phận đưa ra quyết định có những hiểu biết, định hướng chính xác, đúng thời điểm để có thể hành động nhằm nâng cao hiệu quả của toàn bộ nguồn lực trong doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể nâng cao những trải nghiệm tuyệt hảo cho khách hàng, cải thiện lợi thế cạnh tranh để thu về lợi nhuận, doanh thu hiệu quả.
Business Intelligence là gì?
Business Intelligence (BI) được hiểu là các quy trình và thiết bị, phần mềm công nghệ mà các doanh nghiệp sử dụng để kiểm soát khối lượng dữ liệu khổng lồ. Từ đó, BI giúp doanh nghiệp có thể khai phá nhiều ý tưởng, chiến lược mới trong kinh doanh, đưa ra quyết định hiệu quả để cải thiện doanh thu của công ty.
Hệ thống công nghệ BI mở ra cho các nhà BIA cái nhìn toàn cảnh về hoạt động của doanh nghiệp theo thời gian, từ quá khứ, hiện tại và những dự đoán trong tương lai. Nhờ đó, doanh nghiệp có những quyết định tốt hơn trong kinh doanh.
Hệ thống Business Intelligence gồm những thành phần nào?
Về cơ bản, hệ thống Business Intelligence được xem là kho dữ liệu và nơi khai phá dữ liệu. Bởi toàn bộ nguồn dữ liệu trong hệ thống này được tổng hợp từ nhiều nguồn phổ biến, phân tán và mang tính lịch sử ngừng thi công. Có thể xem đây là đặc trưng của kho dữ liệu, việc tìm hiểu về hệ thống Business Intelligence không đơn thuần là phân tích mà còn liên quan đến việc các công nghệ trong khai hoang dữ liệu, sử dụng vào phân dòng, phân cụm hoặc dự báo. Chính vì thế, hệ thống Business Intelligence bao gồm Data Warehouse và Data Mining, chúng có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau.
- Data Warehouse – Kho dữ liệu: Đây là nơi chuyên lưu trữ và cất giữ hệ thống dữ liệu tổng hợp của tổ chức.
- Data Mining – Khai phá dữ liệu: Đây được xem là tập hợp những kỹ thuật dùng để khai phá dữ liệu và phát hiện tri thức như phân chiếc, phân đội ngũ, phát hiện luật kết hợp, dự đoán,…
- Business Analyst – Phân tích kinh doanh: thuật ngữ này dùng để chỉ những nhà lãnh đạo các đơn vị có khả năng đưa ra các quyết định chiến lược đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Công việc của chuyên viên Business Intelligence Analyst
Bằng việc sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ thiết lập mô hình, phân tích và trực quan hóa dữ liệu, chuyên viên BIA sẽ đảm nhận vai trò nghiên cứu dữ liệu kinh doanh bên trong và bên ngoài, những ảnh hưởng hoặc chịu tác động trực tiếp từ hoạt động của doanh nghiệp. Trải qua giai đoạn nghiên cứu và phân tích, họ sẽ nghiệm thu kết quả và tổng hợp lại toàn bộ thông tin. Sau đó, họ làm việc trực tiếp với các phòng ban nhằm xây dựng các chiến lược phù hợp, đánh giá rủi ro cũng như dự đoán xu hướng thị trường của ngành.
Để quá trình nghiên cứu và phân tích dữ liệu diễn ra trọn vẹn, các chuyên viên BIA cần thời gian quan sát và khai thác nguồn dữ liệu thô bằng cách sử dụng hệ thống, phần mềm hỗ trợ. Để những mục tiêu đặt ra có thể đạt được, mang đến hiệu quả kinh doanh trong tương lai thì chuyên viên phải có sự chuyển đổi dữ liệu sang mục tiêu hợp lý.
Nếu thông tin dữ liệu phân tích càng sâu và chính xác thì kết quả thu được sẽ càng tuyệt vời. Bên cạnh đó, việc khảo sát thị trường cũng giúp doanh nghiệp hiểu và so sánh các đối thủ cạnh tranh với chính doanh nghiệp mình một cách khách quan. Khi đó, nhà phân tích phát hiện thêm nhiều hướng đi mới, thấu hiểu tâm lý khách hàng, tránh những hạn chế mà đối thủ từng mắc phải để tạo nên những dịch vụ, sản phẩm tốt.
Mô tả chi tiết công việc của một BIA
Khai thác dữ liệu
Việc khai thác dữ liệu ở đây chính là cách nhà BIA sẽ thu thập và trích xuất dữ liệu thô chưa xử lý và chuyển đổi sang dữ liệu có thể sử dụng hiệu quả. Để thực hiện, quá trình này đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư một khoản kinh phí nhất định.
Khai thác kho dữ liệu
Những dữ liệu sau khi nghiên cứu, phân tích cần được sắp xếp và phân loại để lưu trữ ngăn nắp vào một kho dữ liệu. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian sau này khi muốn tìm kiếm dữ liệu. Bên cạnh đó, kho dữ liệu sẽ hỗ trợ các nhà BIA có thể phân tích, tìm kiếm và báo cáo dữ liệu cho các phòng ban khác một cách dễ dàng.
Kho dữ liệu thường bao gồm: nguồn dữ liệu trong, ngoài đa dạng để có cái nhìn đa chiều, toàn diện về doanh nghiệp.
Hủy bỏ dữ liệu đã dùng hoặc dữ liệu không chính xác
Phần lớn nguồn dữ liệu trong kho đều là ở dạng thô, chưa xử lý. Do đó, sẽ tồn tại những dữ liệu sai lệch, không đảm bảo cần được các chuyên viên BIA xem và xử lý để tránh nhầm lẫn. Hoặc họ sẽ tinh chỉnh lại các dữ liệu còn sai sót, tiết kiệm thời gian lọc thông rác.
Đánh giá dữ liệu
Thông qua hệ thống BI đã khai thác trước đó, chuyên viên BIA sẽ thể hiện sức mạnh của mình bằng việc phân tích và giải mã những tiềm ẩn bên trong từng con số. Ở đây, họ không phải hành động nhiều, chủ yếu là kết hợp giữa cái nhìn trực quan và não bộ để liên kết nguồn dữ liệu với mục tiêu, hiệu quả kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Từ nền tảng này, họ sẽ làm việc với các bên liên quan theo kết quả nhằm nâng cấp và thay đổi những điều chưa phù hợp trong bộ máy hoạt động của công ty.
Làm bạn cùng hệ thống ngôn ngữ lập trình
Những chuyên viên BIA không phải là các chuyên gia lập trình nhưng để phân tích dữ liệu chính xác, họ cần trau dồi kiến thức và các hiểu biết cơ bản về ngôn ngữ mã hóa. Ở mỗi doanh nghiệp sẽ tồn tại và sử dụng những ngôn ngữ khác nhau trong khuôn khổ, ví dụ như: C++, Java, Python, Ruby, Javascript,…
Nhờ sử dụng ngôn ngữ lập trình, các chuyên viên có cái nhìn nhạy bén hơn khi phân tích, đánh giá và hiệu chỉnh các chiến lược, đưa ra quyết định vững vàng và nhanh chóng hơn.
Như vậy, công việc của các nhà phân tích BIA trong doanh nghiệp là làm mọi cách miễn sao đưa dữ liệu số về dạng văn bản dễ hiểu, trực quan nhất có thể để dễ dàng đánh giá và phổ biến đến các đơn vị, phòng ban trong công ty,
Business Intelligence Analyst chuyên nghiệp cần những kỹ năng gì?
Có thể thấy, BIA là một công việc tiềm năng với nhiều cơ hội phát triển trong tương lai, nhưng để trở thành một BIA chuyên nghiệp là điều không dễ dàng. Nếu bạn có ý định theo đuổi sự nghiệp trở thành một nhà BIA tài năng, bạn cần phải đầu tư và trau dồi thật nhiều kiến thức ngay từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường. Đó không chỉ là những kiến thức chuyên môn từ sách vở, bạn cần trải nghiệm, rèn luyện về kỹ năng mềm, kỹ năng phân tích, kỹ năng kỹ thuật và nhiều yếu tố khác.
Mặc dù bằng cấp bốn năm đại học chuyên ngành về khoa học máy tính, quản trị kinh doanh hay thống kê có thể cho bạn một nền tảng kiến thức nền tốt, đảm bảo một công việc. Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng có tầm nhìn họ không quan trọng nhiều đến bằng cấp học vấn dài hạn, điều họ cần chính là bạn đã hiểu về công việc như thế nào, bạn sẽ làm được gì cho công ty của họ?
Hơn nữa, những tổ chức công nghệ hàng đầu như Facebook, Google, Amazon hay nhiều đơn vị khác, họ luôn hướng đến các ứng viên sở hữu chứng chỉ giá trị đến từ tổ chức trong ngành công nhận để lấp đầy mảnh ghép còn thiếu.
Do đó, bạn không thể có cơ hội tốt nếu chỉ có vỏn vẹn chút ít kiến thức từ sách vở. Bên cạnh các kỹ năng, bạn đừng bỏ quên trau dồi ngôn ngữ Tiếng Anh. Đây sẽ là bàn đạp giúp bạn vươn xa, có cơ hội thăng tiến cao trong công việc.
Một số kỹ năng phổ biến khác của nhà BIA
- Kiến thức về phần mềm thu thập, đánh giá dữ liệu và về giao thức.
- Chuyên môn tích hợp các chương trình và phần mềm vào các dịch vụ dữ liệu.
- Hiểu về công cụ khai thác dữ liệu, mô hình và kiến trúc kho dữ liệu.
- Thành thạo về SQL, Python,…
- Kỹ năng quản lý cảm xúc và giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Tư duy sáng tạo và phản biện.
- Kỹ năng giao tiếp.
- Có trách nhiệm, hiểu rõ quyền riêng tư và luật bảo vệ dữ liệu.
Bạn thấy đấy, Business Intelligence Analyst thật sự là một vị trí công việc luôn mang sức hút mãnh liệt với nhiều bạn trẻ, đặc biệt những người đam mê về công nghệ. Cơ hội làm việc thì luôn rộng mở và biến đổi không ngừng, dù bạn muốn theo đuổi công việc nào cũng cần sự cầu tiến, nỗ lực theo đuổi hết mình. Hy vọng bài chia sẻ trên đây đã phần nào giúp bạn hiểu thêm về “Business Intelligence Analyst là gì?” cũng như các kỹ năng mà một BIA cần phải có. Chúc các bạn thành công với những dự định trong tương lai nhé!
FAQs về Business Intelligence Analyst
Ngoài lĩnh vực công nghệ – kỹ thuật, Business Intelligence còn được dùng ở đâu?
Mặc dù Business Intelligence được định nghĩa là các kỹ thuật liên quan đến công nghệ, nhưng hệ thống còn được sử dụng trong các tổ chức kinh tế xã hội như: giáo dục, chính phủ, chăm sóc sức khỏe,…
Business Intelligence thích hợp cho đối tượng nào trong doanh nghiệp?
Business Intelligence là hệ thống các quy trình và công nghệ giúp doanh nghiệp kiểm soát khối dữ liệu khổng lồ. Do đó, Business Intelligence mang lại lợi ích cho các bộ phận như: ban quản trị, người đưa ra quyết định kinh doanh, khách hàng, nhà phân tích,…
Học kinh tế có thể làm công việc BIA không?
Dù bạn đang học bất kỳ ngành nghề nào, nếu yêu thích công việc BIA bạn vẫn có thể chuyển hướng tìm hiểu, trau dồi và học hỏi sâu hơn về BIA để có thể làm công việc này.
Lương của công việc BIA là bao nhiêu?
Hiện nay, BIA được xem là công việc cực kỳ ưa chuộng tại các quốc gia phát triển trên thế giới. Tại Việt Nam, BIA đang trong quá trình phát triển nên mức lương sẽ có sự chênh lệch so với các công ty nước ngoài. Thông thường, một chuyên viên BIA sẽ có thu nhập rơi vào khoảng 70.000 – 120.000 USD/ năm. Mức lương có thể thay đổi tùy thuộc vào quy mô công ty, năng lực cũng như thời gian gắn bó của bạn.