Trong thời đại công nghệ 4.0, Advertising được xem giải pháp tốt nhất để quảng bá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng tiềm năng. Mặc dù Advertising xuất hiện ở khắp tất cả mọi nơi nhưng không phải ai cũng thật sự hiểu rõ về thuật ngữ này. Trong bài viết hôm nay, Tino Group sẽ cùng bạn tìm hiểu cụ thể Advertising là gì và các hình thức quảng cáo được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.
Advertising là gì?
Định nghĩa Advertising
Advertising (Ads), tạm dịch: Quảng cáo, là khái niệm đề cập đến một phương thức truyền thông Marketing. Trong đó, thương hiệu/doanh nghiệp sẽ sử dụng thông điệp hay các chiến thuật tài trợ công khai để quảng bá cho một sản phẩm/dịch vụ của họ.
Mặc dù khái niệm này có thể được định nghĩa dưới nhiều góc nhìn khác nhau nhưng bạn có thể dễ dàng nhận thấy, Advertising là những hoạt động mà doanh nghiệp phải trả tiền để truyền tải một nội dung nào đó tới khách hàng. Những nội dung này phải mang giá trị độc đáo, tạo nên khác biệt của sản phẩm/dịch vụ. Từ đó thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng, đưa thương hiệu vào tâm trí của họ và thúc đẩy hành động mua sắm.
Về cơ bản, mục đích cuối cùng mà Advertising hướng đến là tăng doanh số bán hàng. Đây cũng là một phần không thể thiết trong kế hoạch truyền thông marketing tích hợp (IMC) của thương hiệu.
Sự liên kết mật thiết giữa Advertising và Marketing
Khi nói đến thuật ngữ Marketing, người ta thường nhắc đến các mô hình quản trị, điển hình là R-STP-MM-I-C . Trong đó:
- R – Research (Nghiên Cứu Thị Trường)
- STP – Segmentation (Phân khúc khách hàng), Targeting (Lựa chọn khách hàng mục tiêu), Positioning (Định vị)
- MM – Chiến lược Marketing Mix
- I – Implementation (Thực thi)
- C – Control (Kiểm Soát)
4P và 7P là hai mô hình Marketing Mix phổ biến nhất. Cả hai mô hình này đều chứa Promotion (tiếp thị). Advertising hay PR (Public Relations – Quan hệ công chúng) cũng chỉ là một phần nhỏ trong Promotion.
Như vậy, Advertising chỉ là một trong những phương thức tiếp cận trong bức tranh Marketing rộng lớn.
Tuỳ vào việc doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực gì, các mô hình Marketing Mix có thể sẽ khác nhau.
Một số vai trò và mục đích của Advertising trong chiến lược truyền thông
Như đã chia sẻ, Advertising là công cụ đắc lực của truyền thông. Quảng cáo có thể giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp về sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng. Khi các thông điệp này được lặp đi lặp lại trên các phương tiện truyền thông sẽ giúp hình ảnh thương hiệu dễ đi sâu vào tâm trí của khách hàng. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ dễ dàng thúc đẩy khách hàng thực hiện hành vi như mong muốn (mua hàng, tải App…).
Mục đích cụ thể của Advertising như sau:
- Thông báo: Khi doanh nghiệp chuẩn bị tung ra thị trường một sản phẩm/dịch vụ mới, quảng cáo là cách nhanh nhất để giới thiệu chúng đến khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể sớm tạo nhận thức về sản phẩm/dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng.
- Thuyết phục: Quảng cáo được nhiều doanh nghiệp sử dụng để thuyết phục khách hàng thực hiện một hành động nào đó như mua hàng, dùng thử sản phẩm, tải App,…
- Nhắc nhở: Quảng cáo là cách củng cố hình ảnh thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ trong tâm trí khách hàng tiềm năng. Trong bối cảnh doanh nghiệp phải đối đầu với nhiều đối thủ mới, quảng cáo để nhắc nhở, duy trì hình ảnh thương hiệu là điều rất cần thiết.
- Thu hút: Quảng cáo có thể thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng hay thậm chí là doanh số bán hàng trong một khoảng thời gian ngắn.
- Tăng mức độ tin tưởng và trung thành: Các hình thức quảng cáo hiện đại được xây dựng và tiếp cận khách hàng theo những cách cá nhân hoá và tập trung vào giá trị của khách hàng nhiều hơn. Điều này giúp doanh nghiệp xây dựng mức độ tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng một cách hiệu quả.
- Một số mục đích khác: Bên cạnh các mục đích trên, Advertising còn giúp doanh nghiệp thay đổi thái độ của khách hàng, tạo nhu cầu, mở rộng thị trường,…
Advertising và PR khác nhau như thế nào?
Cả Advertising và PR (Public Relation – Quan hệ công chúng) đều là những phương thức truyền thông nằm trong chiến lược Marketing hỗn hợp (Marketing Mix) của doanh nghiệp. Thực tế, giữa PR và Advertising sẽ có một điểm khác nhau:
- Với Advertising, doanh nghiệp phải trả tiền để truyền tải các thông điệp hay nội dung quảng cáo. PR có phần ngược lại, doanh nghiệp thường không phải trả phí với các nội dung cần PR.
- Advertising cho phép bạn có thể kiểm soát hầu như là mọi nội dung hay mẫu quảng cáo nhưng bạn không thể làm tương tự với PR. Các cơ quan báo chí hay công chúng được phép đưa ra những thông điệp hay nhận định của riêng họ.
- Vì trả tiền để quảng cáo nên bạn có thể chủ động đưa nội dung hay chạy quảng cáo vào bất cứ thời điểm nào. Trong khi đó, bạn không thể làm điều này với PR vì các nội dung PR liên quan nhiều hơn đến bên thứ ba.
- Tương tự với cách thể hiện nội dung hay văn phong. Trong khi với Advertising, bạn đang “tự nói về mình” nên có thể sử dụng kiểu ngôn ngữ của ngôi thứ nhất chẳng hạn như: “Hãy mua ngay hay hoặc Hãy liên hệ với chúng tôi ngay từ hôm nay”. Ngược lại, ngôn ngữ hay văn phong trong PR được sử dụng sẽ xuất hiện dưới dạng bên thứ ba.
Các chỉ số phổ biến dùng để đánh giá hiệu suất Advertising
Tuỳ vào từng doanh nghiệp và mục tiêu khác nhau, các chỉ số bên dưới sẽ được sử dụng khác nhau:
- Ad Recall: Đo lường mức độ ghi nhớ quảng cáo của khách hàng sau khi xem quảng cáo.
- ROAS (return on ad spend) – ROI: Tổng số doanh thu có được trên chi tiêu quảng cáo.
- CPM: Tổng số tiền cần bỏ ra để có được 1000 lần hiển thị quảng cáo.
- CPC: Chi phí cho mỗi lần nhấp chuột.
- CPA: Chi phí cho mỗi hành động của khách hàng.
- CTR: Tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo so với tổng số lần quảng cáo được xem.
- CAC: Tổng chi phí bỏ ra để có được một khách hàng mới.
- Traffic: Tổng số lượt khách hàng ghé thăm website sau khi xem quảng cáo.
- Revenue: Tổng doanh số mà doanh nghiệp có được sau các chiến dịch quảng cáo.
Một số hình thức quảng cáo hiện đại được nhiều doanh nghiệp áp dụng
Người ta thường phân loại Advertising dựa trên hình thức truyền thống và hiện tại. Trong đó, quảng cáo truyền thống là khái niệm dùng để chỉ tất cả các hình thức quảng cáo trên những phương tiện truyền thông đại chúng như TVC, báo/tạp chí, Radio, bảng quảng cáo ngoài trời (OOH), quảng cáo trên xe buýt…Tuy nhiên, những hình thức này đã có phần “lỗi thời” và tốn nhiều ngân sách của doanh nghiệp.
Sự phát triển của công nghệ cho phép doanh nghiệp tiếp cận nhiều loại hình quảng cáo mới với mức chi phí tiết kiệm và hiệu quả hơn. Dưới đây là một số hình thức quảng cáo hiện đại đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng.
Quảng cáo trên Google
Hệ thống Quảng cáo Google hay Google Ads bao gồm các dạng:
- Google Ads Search: Quảng cáo trên danh sách tìm kiếm của Google
- Google GDN: Quảng cáo banner trên mạng lưới các website hợp tác với Google
- Google Shopping: Quảng cáo mua sắm trên danh sách tìm kiếm của Google
- Google video: Quảng cáo video trên YouTube và mạng lưới các website đối tác
- Google App: Quảng cáo trên ứng dụng
Ưu điểm của quảng cáo Google là có khả năng tiếp cận chính xác một số lượng lớn khách hàng tiềm năng. Hình thức quảng cáo này thích hợp để tăng nhận diện thương hiệu và tăng chuyển đổi cho website.
Tuy nhiên, do tính cạnh tranh tăng nên chi phí quảng cáo Google ngày càng đắt đỏ. Ngoài ra, người dùng cũng có xu hướng tin tưởng các kết quả hiển thị tự nhiên hơn quảng cáo.
Quảng cáo Facebook
Quảng cáo Facebook hay Facebook Ads (Facebook Advertising) là dịch vụ quảng cáo chuyên nghiệp trên nền tảng Facebook. Đây là hình thức quảng cáo hiển thị phân phối nội dung tự động nhắm đến các mục tiêu dựa trên một số tiêu chí như nhân khẩu học, sở thích, hành vi, vị trí địa lý,…của đối tượng người dùng.
Các doanh nghiệp hoặc cá nhân có nhu cầu tiếp thị sản phẩm.dịch vụ hay quảng bá thương hiệu của mình sẽ phải trả một khoản phí để hiển thị mẫu quảng cáo dưới nhiều định dạng khác nhau.
Ưu điểm của Facebook Ads là có khả năng tiếp cận tượng cực kỳ chính xác với bộ thuật toán thông minh của Facebook. Tuy nhiên, hình thức quảng cáo này không dễ với người mới bắt đầu. Bên cạnh đó, việc tài khoản quảng cáo thường xuyên bị khóa cũng là một hạn chế khi làm Facebook Ads.
Ngoài Facebook, TikTok cũng đang là nền tảng rất tiềm năng để doanh nghiệp chạy quảng cáo.
Quảng cáo YouTube
Quảng cáo YouTube là một trong các hình thức quảng cáo hiện đại thuộc hệ thống quảng cáo của Google. Mỗi khi xem video trên YouTube, các video quảng cáo ngắn sẽ xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên trang, có khi trước video, giữa video hoặc cũng có thể xuất hiện ngay trên trang chủ của YouTube.
Hiện nay, người dùng thường có xu hướng xem YouTube hơn so với TV nên đây là một hình thức quảng cáo rất hiệu quả với khả năng tiếp cận cao.
Quảng cáo trên các nền tảng báo chí trực tuyến
Các trang báo online vẫn đảm bảo được lượng độc giả của mình ngay cả khi mạng xã hội phát triển. Chẳng hạn như VnExpess vẫn có hơn 100 triệu lượt traffic/tháng.
Vì vậy, booking các trang báo mạng để quảng bá thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ cũng là một lựa chọn đang được rất nhiều doanh nghiệp hiện nay áp dụng. Ngoài hình thức bài viết, bạn cũng có thể đặt banner quảng cáo (Google GDN) trên các trang báo này. Các định dạng quảng cáo banner này ngày càng phong phú sẽ thu hút được sự chú ý của người đọc.
Quảng cáo qua KOLs
KOLs (Key Opinion Leaders) là những cá nhân có tầm ảnh hưởng đến cộng đồng, họ sẽ được các doanh nghiệp mời tham gia vào các dự án Marketing và trở thành người đại diện để quảng bá, truyền tải thông điệp cho một sản phẩm/dịch vụ nào đó.
Khi chọn KOLs, các doanh nghiệp thường lựa chọn dựa trên đối tượng khách hàng. Ví dụ: Sản phẩm của doanh nghiệp phù hợp cho giới trẻ, các KOLs thường là những ca sĩ, diễn viên trẻ đang nổi tiếng hiện nay. Chọn được KOLs phù hợp, thương hiệu sẽ nhanh chóng tiếp cận với mục tiêu và tạo hình ảnh đặc trưng cho riêng mình.
Ngoài ra, KOLs còn giúp tăng mức độ uy tín cho sản phẩm. Một ví dụ đơn giản, những thương hiệu phụ kiện máy tính như bàn phím, tai nghe, chuột,…rất thường hay mời các streamer mảng game quảng bá sản phẩm của mình.
Email Marketing
Bằng cách tận dụng lại nguồn email thu thập được từ các hình thức quảng cáo khác như SEO hay Google Ads, doanh nghiệp có thể gợi lại cho khách hàng nhớ về sản phẩm/dịch vụ của mình hoặc chỉ đơn thuần cung cấp thông tin kiến thức cho họ để xây dựng lòng tin.
Nhìn chung, đây một cách rất hiệu quả để doanh nghiệp dễ dàng quảng bá sản phẩm, chăm sóc khách hàng cũ cũng như tìm kiếm thêm nguồn khách hàng tiềm năng.
SEO
Thực tế, SEO là một kỹ thuật đặc biệt trong Marketing Online để đưa website đạt được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm như: Google, Bing, Yahoo, Yandex, …Đây là kết quả tự nhiên chứ không phải nhờ quảng cáo Google.
Thông qua SEO, doanh nghiệp có thể tiếp cận tới những khách hàng tiềm năng khi họ đang tìm kiếm các thông tin liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Ngoài ra, đây cũng là một hình thức quảng cáo giúp tối ưu chi phí.
Tuy nhiên, để có chiến dịch SEO thành công là cả một quá trình dài và phức tạp, đòi hỏi các SEOer nắm vững các kỹ năng, kiến thức và có trải nghiệm thực tế.
Tóm lại, Advertising là chìa khóa rất quan trọng giúp doanh nghiệp có thể tồn tại trên thị trường nhiều cạnh tranh như hiện nay. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về lĩnh vực Advertising và xem đây là kiến thức nhập môn trước khi tìm hiểu sâu hơn về thế giới Marketing rộng lớn. Chúc bạn thành công!
Những câu hỏi thường gặp
Advertisements hay Adverts là gì?
Advertisements hoặc Adverts được hiểu là mẫu quảng cáo, một đoạn nội dung được sản xuất với mục tiêu là quảng bá một thứ gì đó. Một mẫu Advertisements có thể tồn tại dưới dạng như video, văn bản, hình ảnh hoặc một số hình thức khác và có thể xuất hiện trên nhiều nền tảng khác nhau.
Advertising Law là gì?
Advertising Law là toàn bộ văn bản hay điều khoản quy định về cách thức để một cá nhân hay tổ chức được thực hiện các hoạt động quảng cáo.
Tại Việt Nam, Advertising Law lần đầu được đề xuất năm 2012 và chính thức có hiệu lực từ tháng 1 năm 2013 do Quốc hội ban hành.
Advertising có bắt buộc phải trả tiền?
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng các nền tảng mạng xã hội hay website để quảng bá sản phẩm/dịch vụ dưới nhiều hình thức mà không phải bỏ ra bất cứ một khoản ngân sách nào.
Làm sao để quảng cáo Facebook hiệu quả?
Hiệu quả của quảng cáo Facebook được đánh giá qua cách target đối tượng mục tiêu của bạn. Tham khảo bài viết: Bí quyết target đối tượng Facebook hiệu quả để tối ưu chiến dịch quảng cáo để biết thêm chi tiết.