Việc chuyển đổi khách hàng từ người không có nhu cầu trở thành người mua hàng là một hành trình lâu dài và đòi hỏi chiến lược tinh tế, ‘’chạm’’ đúng nhu cầu của người dùng. Trong bài viết này, Tino Group sẽ bật mí đến bạn một xu hướng Marketing mới, giúp chinh phục khách hàng hiệu quả. Đó chính là Inbound Marketing.
Giới thiệu về Inbound Marketing
Inbound Marketing là gì?
Inbound Marketing được biết đến là một chiến lược Marketing thực hiện dựa trên việc tạo ra các giá trị hữu ích cho người dùng. Mục tiêu của chiến lược này nhằm giúp khách hàng chủ động tìm đến sản phẩm của doanh nghiệp. Sau đó, doanh nghiệp sẽ thực hiện các hoạt động tiếp cận, nuôi dưỡng, tăng tỷ lệ chuyển đổi trên khách hàng này, đưa họ từ những người không quan tâm trở thành khách mua sản phẩm của doanh nghiệp.
Về cơ bản, Inbound Marketing giúp khách hàng tiềm năng giải quyết những khó khăn mà họ đang gặp phải. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể tiếp cận, tạo nên sự tin tưởng về thương hiệu trong lòng khách hàng và chuyển đổi họ trở thành người mua hàng.
Inbound Marketing xuất hiện từ khi nào?
Thực tế, thuật ngữ Inbound Marketing được biết đến và sử dụng lần đầu tiên bởi Hubspot – công ty tại Mỹ chuyên kinh doanh và phát triển những sản phẩm bán hàng và Marketing. Sau thành công của Hubspot, Inbound Marketing dần trở thành một xu hướng mới trong ngành Marketing hiện địa. Sự phát triển ấn tượng từ năm 2014 đến nay của Hubspot như một minh chứng rõ ràng cho tính hiệu quả, hữu ích của Inbound Marketing.
Chiến lược Marketing trong 3 giai đoạn của Inbound Marketing
#1. Giai đoạn Attract – Thu hút
Việc thu hút khách hàng cần chú trọng cả chất và lượng, không phải lúc nào doanh nghiệp tiếp cận càng nhiều khách hàng là càng tốt. Với Inbound Marketing, bạn cần thu hút đúng đối tượng, nhắm đến nhóm khách hàng có nhu cầu và khả năng cao trở thành khách hàng tiềm năng. Mặt khác, thu hút cũng không nhất thiết phải chen ngang vào giữa quá trình của người dùng mà chỉ cần xuất hiện vào đúng thời điểm khách hàng cần.
Trong quá trình thu hút khách hàng, bạn cần ‘’chạm được điểm đau’’ của họ, xuất hiện vào đúng thời điểm mà họ cần. Sau đó, bạn sẽ là người cung cấp thông tin, sản phẩm giá trị để ‘’xoa dịu và chữa lành’’ chúng. Vậy ai là những đối tượng mà bạn cần hướng đến?
Để thực hiện điều này, doanh nghiệp phải có chiến lược xây dựng nội dung và quảng bá đúng đắn thông qua các hoạt động như: Content Marketing, Social Media, tối ưu SEO, Google Search.
Content Marketing
Content Marketing có thể được triển khai thành nhiều hình thức khác nhau. Doanh nghiệp cần xây dựng Content chi tiết về hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc, mang đến giá trị hữu ích cho khách hàng. Dù là hình thức nào, Inbound Marketing của bạn cũng cần đảm bảo content Marketing chất lượng, chỉn chu nhất để đáp ứng nhu cầu của người dùng, giải đáp được những truy vấn của họ.
Bên cạnh những Content cơ bản về sản phẩm, dịch vụ hay trang web, doanh nghiệp nên xây dựng Blog trên trang web để ‘’làm giàu’’ bằng các bài thông tin hữu ích về lĩnh vực kinh doanh của bạn.
Ví dụ: Trên website wiki.tino.org, ngoài những danh mục dịch vụ dẫn đến các Landing Page bán hàng, Tino Group còn có thêm mục Tài liệu chứa các thông tin liên quan đến các lĩnh vực: Hosting, Domain, Marketing, tiền điện tử, máy tính, MMO,… để cung cấp những kiến thức hữu ích cho khách hàng. Đây là những nội dung được xem là thu về lượng Traffic chính cho trang web Tino Group.
SEO
SEO là viết tắt của cụm từ ‘’Search Engine Optimizing”, tạm dịch: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Sau khi trang web đã được lấp đầy bằng những Content hữu ích, bạn cần tiến hành tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để khách hàng có thể nhìn thấy thông tin của bạn khi họ cần. Đây được xem là cách để website của bạn trở nên nổi bật trước hàng ngàn trang web ngoài kia. Đồng thời, chúng cũng giúp thông tin của bạn tiếp cận và thu hút đúng khách hàng quan tâm, có nhu cầu. Ngoài ra, SEO còn giúp bạn hạn chế việc lãng phí tiền bạc cho những khách hàng ảo, mang lại hiệu quả bền vững và lâu dài.
Ví dụ: Những Content trên trang web của Tino Group có thể tối ưu SEO theo chiến lược SEO Traffic: từ khóa, trải nghiệm người dùng, chất lượng Content Marketing… Vì vậy, kết quả luôn xuất hiện ở những vị trí cao trên Google. Khi khách hàng tiềm kiếm từ khóa liên quan, Content sẽ nhanh chóng tiếp cận và dẫn dắt khách hàng đến với trang web.
Google Search
Bên cạnh những chiến lược tiếp thị như SEO, Content Marketing, quảng cáo Google Search cũng được xem là cách thu hút khách hàng tiềm năng hiệu quả, tối ưu chi phí hơn. Hiện này, quảng cáo tìm kiếm trên Google được xem là một trong các phương pháp thuộc Inbound Marketing. Khi kết hợp đúng đắn các chiến lược, quảng cáo này có thể giúp bạn nhanh chóng tiếp cận được khách hàng có nhu cầu vào đúng thời điểm, đưa họ tham gia vào hành trình mua hàng của doanh nghiệp.
Social Media
Social Media là kênh Marketing vô cùng tiềm năng mà bạn không thể bỏ qua khi làm Inbound Marketing. Các phương tiện truyền thông mạng xã hội không chỉ giúp bạn tăng lượng truy cập đến trang web mà còn là kênh để khách hàng theo dõi các thông tin hữu ích về sản phẩm, doanh nghiệp, tăng mức độ nhận diện thương hiệu.
Ví dụ: Để thu hút khách hàng đang theo dõi Fanpage của Tino Group truy cập vào website, mỗi bài viết sau khi xuất bản thường được post trên Fanpage nhằm tăng lượng tiếp cận của người đang theo dõi.
#2. Giai đoạn Engage – Tiếp cận
Sau khi thu hút được một lượng người dùng truy cập vào website, bạn tiếp tục chuyển sang giai đoạn mới là tiếp cận, tương tác với nhóm khách hàng tiềm năng này để tạo ra chuyển đổi. Nhiệm vụ của bạn lúc này là làm sao cho khách hàng chủ động để lại thông tin hoặc tiếp tục tham gia vào quá trình tiếp thị và bán hàng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng và thu thập dữ liệu bằng nhiều cách như: sử dụng Landing Page, biểu mẫu, CTA, thông tin liên hệ.
Sử dụng Landing Page bán hàng
Landing Page sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được những khách hàng quan tâm, muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm trước khi quyết định có tiếp tục hành trình mua hàng hay không. Thông qua Content thu hút khách hàng truy cập, bạn có thể khéo léo dẫn dắt họ tìm đến Landing Page bán hàng. Tại đây, doanh nghiệp nên đầu tư một bố cục thật lôi cuốn, trực quan cùng Content Marketing chất lượng, có thể thúc đẩy hành vi của người dùng.
Sử dụng biểu mẫu
Biểu mẫu (hay còn gọi là Form đăng ký thông tin) được gắn trực tiếp trên website. Để khách hàng chủ động điền thông tin, bạn nên tối ưu Form đăng ký này một cách thân thiện, dễ sử dụng nhất có thể để họ thao tác dễ dàng.
Sử dụng CTA – lời kêu gọi hành động
CTA là viết tắt của “Calls to Action’’. Đây là một nút, liên kết hoặc lời kêu gọi có tác dụng khuyến khích người dùng truy cập và thực hiện một hành động trực tuyến cụ thể trong từng trường hợp khác nhau. Ví dụ như:
- Đặt CTA dẫn về Landing Page dành cho những khách hàng muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
- Đặt CTA kêu gọi khách hàng đăng ký thông tin trực tiếp trên Blog hoặc một trang bất kỳ nào đó, dành cho những khách hàng thật sự quan tâm và muốn mua sản phẩm.
- Đặt CTA khuyến khích dùng taig liệu miễn phí, tham dự sự kiện,… Từ đó, doanh nghiệp có thể tiếp cận những khách hàng chưa có nhu cầu về sản phẩm, nuôi dưỡng và tương tác với họ để chuyển đổi thành khách hàng có nhu cầu.
- Đặt CTA kêu gọi để lại thông tin trên các kênh Social khác.
Thông tin liên hệ
Doanh nghiệp nên theo dõi và lưu trữ lại thông tin về những khách hàng đang tiếp cận và chuyển đổi trong một cơ sở dữ liệu Marketing tập trung. Điều này sẽ giúp bạn nắm được tương tác với khách hàng, có thể là qua Email, Landing Page hay mạng xã hội. Đồng thời, bạn có thể tối ưu các tương tác trong tương lai để thu hút sự chú ý của khách hàng, chuyển đổi, giúp họ chốt hàng hiệu quả và nâng cao sự hài lòng cho khách hàng.
#3. Giai đoạn Close – Chốt
Sau khi hoàn thành những giai đoạn trên một cách chỉn chu, bạn đã phần nào thu hút đúng số lượng khách hàng truy cập vào website và chuyển đổi họ thành những khách hàng tiềm năng thành công. Và giờ là lúc bạn cần chuyển đổi họ thành khách hàng thực sự của doanh nghiệp. Một trong những công cụ Marketing cần thiết để giúp bạn chốt sales đúng khách hàng, đúng thời điểm là: CRM, Email, tự động hóa Marketing, Lead Scoring.
CRM
CRM là viết tắt của cụm từ ‘’Customer Relationship Management’’. Đây là một hệ thống quản trị khách hàng. Khi doanh nghiệp tích hợp CRM trong quá trình Marketing, bạn dễ dàng phân tích và đánh giá chính xác, hiệu quả phối giữa đội ngũ bán hàng và bộ phần Marketing. Từ đó, doanh nghiệp biết được hoạt động Marketing nào mang lại khách hàng tiềm năng tốt nhất.
Nếu người dùng click vào CTA, điền vào bảng mẫu trong Landing Page hay tải các tài liệu chuyên sâu của doanh nghiệp nhưng chưa sẵn sàng để trở thành một khách hàng thật sự, bạn sẽ làm gì với họ?
Lúc này, một chuỗi các Email tập trung vào những Content hữu ích và phù hợp với nhu cầu của khách hàng đó là cách tốt nhất để giúp doanh nghiệp xây dựng lòng tin ở họ. Đồng thời, điều này có thể giúp khách hàng đó sẵn sàng hơn cho quá trình mua hàng.
Tự động hóa Marketing
Quá trình tự động hóa Marketing thường liên quan đến việc tạo ra các Email Marketing và Lead Nurturing (chăm sóc khách hàng tiềm năng) theo từng giai đoạn và nhu cầu khác nhau trong chu trình bán hàng.
Ví dụ như trước đây, người đọc tải về một tài liệu chuyên sâu về chủ đề nhất định nào đó, bạn có thể gửi cho họ một danh sách những Email có cùng chủ đề liên quan. Nếu họ chỉ theo dõi bạn trên Facebook, hoặc ghé thăm những trang nhất định trên website, bạn có thể sử dụng thông điệp khác phù hợp hơn với mối quan tâm của họ.
Lead Scoring – Chấm điểm Lead
Sở hữu rất nhiều thông tin liên lạc trong hệ thống, nhưng doanh nghiệp cần biết chính xác: nhóm khách hàng nào tiềm năng, “sẵn sàng” mua hàng. Đó là lý do bạn cần sử dụng cơ chế chấm điểm Lead, đánh giá mức độ sẵn sàng của khách hàng tiềm năng. Từ đó, doanh nghiệp có thể giảm được mức độ chủ quan khi đưa ra quyết định tiếp cận và chốt sales.
#4. Giai đoạn Delight – Làm hài lòng
Phần lớn Inbound Marketing là tập trung vào việc cung cấp Content Marketing thu hút đến người dùng, dù người dùng ấy chỉ là khách ghé thăm website, khách hàng tiềm năng hay những khách hàng mà doanh nghiệp hiện có.
Doanh nghiệp đừng bỏ quên các khách hàng hiện tại chỉ vì họ đã mua hàng của bạn. Bên cạnh nuôi dưỡng những khách hàng quan tâm đến sản phẩm, người làm Inbound Marketing cần duy trì sự tương tác, nâng cao sự hài lòng và tiếp tục bán thêm cho những khách hàng hiện tại để họ trở thành người dùng ủng hộ và quảng bá cho những sản phẩm mà họ yêu thích của doanh nghiệp. Để nuôi dưỡng khách hàng, bạn có thể thực hiện qua các kênh như: Tự động hóa Marketing, Email Marketing, CTA, Social Media.
Tự động hóa Marketing
Thay vì gửi thủ công đến từng khách hàng tiềm năng đăng ký nhận, thông tin sản phẩm, bạn có thể sử dụng phần mềm tự động hóa Email Marketing. Nhờ đó, khi có khách hàng đăng ký, phần mềm sẽ tự động gửi tài liệu đến cho họ. Hoặc doanh nghiệp có thể cài đặt các phần mềm trả lời tự động như Chatbot trên website.
Email Marketing
Việc lên kế hoạch gửi Email Marketing đến khách hàng chưa chuyển đổi ở giai đoạn chốt sale và những người đăng ký email nhận thông tin nhằm mục đích nuôi dưỡng và xây dựng lòng tin ở họ một cách từ từ. Điều này sẽ giúp bạn nuôi dưỡng và dần dần xây dựng lòng tin ở khách hàng. Bên cạnh đó, bạn cần đảm bảo nội dung Email phải chất lượng, phù hợp, tiêu đề hấp dẫn để thu hút lượt click.
Social Media
Mạng xã hội là một trong những nền tảng không thể thiếu trong giai đoạn này. Việc truyền tải thông điệp đến khách hàng cũng là cách nuôi dưỡng và tương tác với họ vô cùng hiệu quả.
Bên cạnh việc tương tác, nuôi dưỡng khách hàng, doanh nghiệp không thể thiếu các chiến lược chăm sóc khách hàng. Trong Inbound Marketing, việc chăm sóc khách hàng là yếu tố bắt buộc. Sau khi các khách hàng tiềm năng được chuyển đổi thành khách mua hàng, họ không chỉ dừng lại ở việc sử dụng sản phẩm mà còn đưa ra các phản hồi khi dùng. Do đó, việc chăm sóc tốt sẽ tác động trực tiếp đến quyết định mua hàng của những người dùng phía sau, nâng cao sự hài lòng của khách về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Một số chính sách chăm sóc khách hàng phổ biến như:
- Miễn phí vận chuyển, cam kết bảo hành.
- Chính sách hoàn phí, ưu đãi khi mua combo, các dịp đặc biệt như ngày lễ, sinh nhật,…
- Hỗ trợ khách hàng 24/7.
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã phần nào có được cái nhìn tổng quan về ‘’Inbound Marketing là gì?’’ cũng như cách thực hiện hiệu quả phương thức này trong từng giai cụ thể. Inbound Marketing sẽ là một xu hướng tiềm năng trong kinh doanh, tiếp cận và chạm đúng nhu cầu, tâm lý khách hàng. Bởi vì, bên cạnh thu hút khách hàng, doanh nghiệp cần tương tác, nuôi dưỡng khách hàng với nhiều yếu tố khác mà chỉ có Inbound Marketing mới có thể làm tốt điều này. Để chiến lược Marketing hiệu quả hơn, bạn có thể kết hợp khéo léo giữa phương thức Inbound Marketing và Outbound Marketing.
FAQs về Inbound Marketing
Có nên thuê dịch vụ Inbound Marketing bên ngoài không?
Việc thuê dịch vụ Inbound Marketing sẽ đảm bảo hiệu quả chiến dịch đúng như cam kết. Doanh nghiệp không phải mất nhiều thời gian để đào tạo, quản lý cũng như thực hiện chỉn chu, bài bản các bước ngay từ đầu. Do đó, nếu không đủ năng lực thực hiện và có nguồn tài chính dồi dào, doanh nghiệp nên cân nhắc việc thuê dịch vụ bên ngoài để đạt được cao hơn.
Làm Inbound Marketing có tốn nhiều chi phí không?
Rất khó để đưa ra một con số chính xác về chi phí của Inbound Marketing. Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào cách bạn triển khai, nhu cầu và ý muốn của bạn trong từng chiến dịch. Nếu bạn muốn bỏ ra ngân sách lớn thì khả năng số lượng khách hàng tiềm năng càng nhiều. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa tài chính và khách hàng tiềm năng chưa hẳn cho ra một tỷ lệ chính xác như Outbound Marketing.
Làm sao để kết hợp hiệu quả giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing?
- Phân phối Content hợp lý, hài hòa trên cả Inbound Marketing và Outbound Marketing.
- Xây dựng trang web chỉn chu, nội dung hấp dẫn và giá trị, đội ngũ sale chuyên nghiệp.
- Kết hợp tinh tế giữa quảng cáo và SEO website.
Inbound Marketing và Outbound Marketing có gì khác nhau?
Nếu như Inbound Marketing có sự tương tác hai chiều giữa doanh nghiệp và người dùng thì Outbound Marketing chỉ tiếp cận một chiều. Điều này có nghĩa là Inbound Marketing sẽ tiếp thị từ chính nhu cầu mà khách hàng đang tìm kiếm bằng những Content giá trị cùng nhiều công cụ hỗ trợ khác. Còn với Outbound Marketing, doanh nghiệp sẽ chủ động truyền tải thông điệp đến khách hàng. Họ sẽ tiếp nhận thông tin mặc dù không cảm thấy hứng thú với Content Marketing đó.