Được mệnh danh là “huyền thoại Marketing thế giới”, Philip Kotler đã đóng góp rất nhiều cho lĩnh vực tiếp thị hiện đại. Nhiều người cho rằng, Philip Kotler chính là “tượng đài” tạo dựng nền móng cho ngành tiếp thị mới. Hãy cùng Tino Group tìm hiểu về Philip Kotler và định nghĩa Marketing qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu Philip Kotler và định nghĩa Marketing
Philip Kotler là ai?
Philip Kotler (sinh năm 1931) là công dân sinh sống tại Chicago nước Mỹ. Ông được mệnh danh là “cha đẻ” của kỷ nguyên Marketing hiện đại. Cùng với 3 nhà quản trị nổi tiếng Bill Gates, Peter Drucker và Jack Welch, Philip Kotler được tạp chí Times bình chọn là “ông tổ” trong nhà tiếp thị hiện đại thế giới.
Tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế Đại học Chicago và tiến sĩ Kinh tế tại Học viện công nghệ MIT (Massachusetts), Philip Kotler từng có thời gian làm việc tại Đại học Harvard và Đại học Chicago ở 2 mảng chính: Toán học và Hành vi học.
Trong khoảng thời gian này, ông dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu các chủ đề liên quan đến Marketing. Sau nhiều năm cống hiến cho ngành, Philip Kotler đã trở thành một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực. Ông xuất bản hơn 100 đầu sách về Marketing và được độc giả trên thế giới hưởng ứng tích cực. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia ứng dụng thực tiễn của Philip Kotler về mảng tiếp thị.
Không những thế, Philip Kotler còn là chuyên gia hàng đầu của tập đoàn Kotler – đơn vị hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực hoạch định chiến lược Marketing. Ngoài công việc là giáo sư tại các trường Đại học danh tiếng như Johnson & Son hay viện Marketing Kellogg, Philip còn đảm nhiệm vai trò cố vấn chính phủ và nhiều công ty lớn trên thế giới như General Electric, Bank of America, IBM,…
Đóng góp của Philip Kotler đối với ngành Marketing hiện đại
Philip Kotler chính là “ngọn cờ tiên phong” của khái niệm Social Marketing và Marketing’s Social responsibility. Và đây chính là nền tảng của ngành Marketing hiện đại. Các hoạt động của Social Marketing đã mang lại rất nhiều hiệu quả tiếp thị kinh doanh cho các doanh nghiệp. Về bản chất, đây là phương thức quảng cáo hiện đại từ hình ảnh, nội dung cho đến video hay các quảng cáo có tốn phí. Sự mới mẻ và hợp thời đại của xu hướng tiếp thị này đã giúp các doanh nghiệp tăng lượng tiếp cận, thúc đẩy quyết định mua sắm của người tiêu dùng.
Mục tiêu hàng đầu của Marketing hiện đại là mang lại giá trị và lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Đồng thời, các chiến lược Marketing mới còn tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu, kỳ vọng của người tiêu dùng. Trên thực tế, trước Philip Kotler, các hoạt động Marketing cũng đã tồn tại nhưng rất mờ nhạt và chưa có bước đột phá lớn. Marketing truyền thống hoạt động một cách sơ khai với các giai đoạn thực hiện cực kỳ cơ bản.
Nhờ có những nghiên cứu và đóng góp của Philip Kotler, ngành Marketing hiện đại đã “khoác lên người” một diện mạo hoàn toàn mới. Lĩnh vực này bắt đầu ứng dụng những biện pháp, mục tiêu mới trong lĩnh vực kinh doanh, biến điều bất khả thi thành điều có thể thực hiện được.
Chiến lược Marketing hiện đại của Philip phát triển mạnh mẽ trở thành một quy trình thống nhất, cụ thể. Đặc biệt, quy trình ấy hướng đến khách hàng, hỗ trợ doanh nghiệp thăm dò thị trường và hạn chế tối đa các rủi ro kinh doanh. Đây chính là những điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn hướng đến.
Định nghĩa Marketing dưới góc nhìn của Philip Kotler
“Ông tổ” ngành Marketing hiện đại – Philip Kotler định nghĩa Marketing như sau: “Marketing is the science and art of exploring, creating, and delivering value to satisfy the needs of target market at a profit”, tạm dịch: Marketing là một “bộ môn nghệ thuật” có khả năng tạo ra giá trị, tính truyền thông và phân phối những giá trị đó nhằm giải quyết các vấn đề mà khách hàng mục tiêu gặp phải cũng như mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nhìn chung, Marketing mang bản chất xã hội, giúp mỗi cá nhân, tổ chức nhận được những thứ họ cần và mong muốn bằng cách tạo ra, cung cấp và trao đổi những sản phẩm có giá trị tương ứng.
Philip Kotler đã thiết lập nền tảng lý thuyết Marketing cơ bản. Nhiều doanh nghiệp dựa vào đó để ứng dụng vào thực tiễn kinh doanh. Dưới đây là một số lý thuyết dưới góc nhìn của Philip Kotler.
Phân khúc khách hàng
Kotler đã bày tỏ quan điểm về phân khúc qua quyển “Nguyên tắc tiếp thị” rằng chúng ta không thể làm hài lòng toàn bộ khách hàng khác phân khúc. Vì vậy, để mang lại sự hài lòng lớn nhất, bạn cần phải xác định “thị trường mục tiêu”, hay nói cách khác là phân khúc từng nhóm khách hàng cụ thể.
Theo đó, thị trường mục tiêu chính là tập hợp những người có cùng nhu cầu mua sắm. Đồng thời, đây cũng là nhóm người mà doanh nghiệp hướng đến và tập trung phục vụ. Ví dụ điển hình nhất của việc phân khúc khách hàng mục tiêu là chạy ads trên Facebook. Dựa trên những thông tin nhân khẩu học, Facebook Ads sẽ phân khúc khách hàng và chạy quảng cáo đúng đối tượng mục tiêu.
Định vị
Theo nhà tiếp thị học Philip Kotler, định vị là việc giúp khách hàng mục tiêu nhận diện được những điểm khác biệt của doanh nghiệp với đối thủ cùng ngành. Ví dụ, Starbucks đã định vị bằng cách chỉ ra rằng họ chỉ sử dụng cà phê tươi để tạo ra những sản phẩm chất lượng nhất.
Marketing 1.0
Trong cuộc phỏng vấn, Philip Kotler đã chỉ ra rằng có 3 loại hình Marketing mà ông đã định nghĩa trong quyển “Marketing 3.0 từ sản phẩm đến khách hàng tinh thần”. Chủ đề đầu tiên trong quyển sách là Marketing 1.0 – lĩnh vực được hầu hết doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng.
Theo Philip Kotler, Marketing 1.0 là việc doanh nghiệp tiếp cận tâm trí và tiềm thức của người tiêu dùng. Trong giai đoạn Marketing 1.0, doanh nghiệp làm rất tốt nhiệm vụ của mình là cung cấp sản phẩm chất lượng dành cho người dùng và tạo ra lợi nhuận.
Marketing 2.0
Chuyển sang giai đoạn Marketing 2.0, một số doanh nghiệp quyết định tìm hiểu thêm về các đại lý bán hàng. Đồng thời, họ sản xuất, cung cấp hàng hoá đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêu dùng bằng cách nghiên cứu cơ sở dữ liệu và tạo nên dịch vụ bán hàng đặc trưng. Quá trình nghiên cứu được thực hiện dựa trên các công cụ phân tích kỹ thuật số. Từ đó, doanh nghiệp có thể thu thập được số liệu thống kê để xác định, nghiên cứu và phân tích thị hiếu của người tiêu dùng.
Marketing 3.0
Cuối cùng, chỉ một vài doanh nghiệp áp dụng hình thức Marketing 3.0. Ở giai đoạn này, ngoài khách hàng, doanh nghiệp còn phải tìm hiểu người thật sự quan tâm đến sản phẩm mình đã cung cấp. Không chỉ hướng đến việc bán sản phẩm theo cách tốt nhất, Marketing 3.0 còn góp phần tạo nên sự ổn định cho nền kinh tế thế giới. Theo đó, Marketing 3.0 phát triển dựa trên 3 tiêu chí: sản phẩm, dịch vụ và giá trị.
Bên cạnh đó, Kotler cho rằng phần lớn các doanh nghiệp hiện đang trong giai đoạn Marketing 1.0. Đồng thời, nếu muốn thăng tiến trong lĩnh vực tiếp thị, Kotler khuyến khích doanh nghiệp hãy phát triển từng bước từ thay vì “nhảy” từ Marketing 1.0 lên Marketing 3.0.
Nhìn chung, Philip Kotler đã “kiến tạo” ra những nền tảng vững chắc trong lĩnh vực Marketing hiện đại. Tính đến thời điểm hiện tại, các đóng góp của ông vẫn mang lại giá trị và thật sự hữu ích đối với mọi nhà tiếp thị. Hy vọng từ những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về Philip Kotler và các định nghĩa của ông về Marketing. Hãy theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ những bài viết hay và hữu ích khác nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Vai trò của Social Marketing là gì?
Nhiệm vụ cốt lõi của Social Marketing là truyền tải những hình mẫu về cuộc sống tích cực, vui tươi, khỏe mạnh,…, đến người tiếp nhận.
Các đầu sách của Philip Kotler đã dịch ra tiếng Việt là những quyển nào?
Dưới đây là “chùm” sách về Marketing của Philip Kotler đã dịch sang tiếng Việt Là:
- Tiếp thị phá cách.
- Thấu hiểu tiếp thị từ A – Z.
- Marketing căn bản.
- Quản trị Marketing.
- Kotler bàn về tiếp thị.
- Nguyên lý tiếp thị.
- Marketing trên một trang giấy.
Mục tiêu của kế hoạch Marketing của Philip Kotler như thế nào?
- Hiểu rõ khách hàng mục tiêu và tìm cách xử lý các vấn đề của họ hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh.
- Xây dựng thương hiệu và truyền tải thông điệp thông qua mọi cá nhân, mọi bộ phận trong doanh nghiệp.
- Liên tục cải tiến sản phẩm và chất lượng dịch vụ.
Marketing hiện đại có những đổi mới nào?
Marketing hiện đại đã tạo ra những bước đổi mới như:
- Nhu cầu và kỳ vọng của người tiêu dùng ngày càng tăng.
- Xuất hiện các kênh truyền thông mới.
- Tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.
- Vòng đời của các sản phẩm bị rút ngắn.
- Hệ thống pháp luật ngày càng chặt chẽ hơn.