Trong năm 2018, Flutter/ Dart bị đánh giá là một trong những ngôn ngữ không nên học nhất thế giới. Nhưng ngay sau đó năm 2019, Flutter/ Dart lại được đánh giá là một trong những ngôn ngữ nên học nhất thế giới! Vậy Flutter là gì? Tại sao Flutter lại được cộng đồng yêu thích đến thế? Ưu và nhược điểm của Flutter ra sao?
Tìm hiểu về Flutter
Flutter là gì?
Flutter là UI Framework có mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí được phát triển và phát hành bởi Google vào giữa năm 2017. Một trong những những điều đặc biệt nhất là là Flutter cho phép người dùng tạo một ứng dụng di động gốc – native app cùng 1 codebase.
Đồng nghĩa với việc, bạn có thể sử dụng một ngôn ngữ lập trình duy nhất: Dart cùng với codebase để tạo hai ứng dụng trên 2 nền tảng Android và iOS.
Ngôn ngữ DART là gì?
Ngôn ngữ DART là một ngôn ngữ có khuynh hướng thuần hướng đối tượng được Google phát triển và công bố vào năm 2011 với mục đích cung cấp ngôn ngữ hiện đại hơn, tối ưu cho client hơn và đặc biệt là hỗ trợ đa nền tảng.
Vào năm 2018, Dart bị trang Codementor.io xếp vào top một trong những ngôn ngữ không nên học! Với sự cố gắng của đội ngũ phát triển, Dart nhanh chóng trở thành một trong những ngôn ngữ được quan tâm và sử dụng nhiều nhất. Từ đó, khiến bộ đôi Flutter/ Dart “nổi đình nổi đám” như hiện nay.
Đây là một ví dụ điển hình về sự hỗ trợ tối đa trong việc code, đặc biệt là trong 2 phần mềm: Android Studio và Visual Studio Code.
Dart hỗ trợ cực tốt để phát triển Front end và bạn cũng có thể sử dụng Dart để thiết kế ứng dụng di động lẫn ứng dụng web cực kỳ tốt!
Những thành phần chính trong Flutter
Flutter có 2 thành phần quan trọng nhất bao gồm:
- Framework (UI Library based on widgets): đây là tập hợp của các thành phần UI có thể tùy biến theo nhu cầu của bạn và có thể tái sử dụng nhiều lần.
- SDK – Software Development Kit: là một bộ công cụ giúp bạn có thể phát triển các ứng dụng của mình một cách dễ dàng hơn. Trong đó còn có cả một công cụ có khả năng biến code của bạn trở thành codebase để phát triển cho cả 2 nền tảng Android và iOS.
Những tính năng của Flutter
Dù chỉ mới phát triển gần đây, nhưng Flutter và Dart có rất nhiều những tính năng vượt trội hơn cả đàn anh như:
- Khả năng hỗ trợ UI trên nhiều nền tảng khác nhau
- Flutter đã là một react framework
- Ngôn ngữ Dart cực kỳ đơn giản, dễ hiểu và dễ học
- Hỗ trợ xây dựng giao diện đẹp lung linh và cực kỳ linh hoạt
- Giúp bạn có thể phát triển ứng rất nhanh
- Hiệu năng của ứng sẽ trở nên vượt trội
Ưu và nhược điểm của Flutter
Ưu điểm của Flutter
- Khả năng giao tiếp gần như trực tiếp với hệ thống
- Ngôn ngữ có cú pháp hiện đại và trình biên dịch linh động
- Khả năng vượt trội về hiệu suất cũng như hiệu ứng cho ứng dụng rất cao
- Bạn có thể tạo ra một phiên bản giả lập thiết bị di động ngay trên nền tảng web giúp việc phát triển ứng dụng dễ dàng hơn.
- Các bộ công cụ hỗ trợ đo lường hiệu suất giúp các coder kiểm soát, đánh giá và khắc phục các lỗi về hiệu suất của ứng dụng.
Nhược điểm của Flutter
Flutter không phải là một ngôn ngữ “thần thánh” có thể đạt đến trình độ không thể nào chê. Dù được Google tập trung nguồn lực phát triển, nhưng Flutter vẫn có một số nhược điểm như sau:
- Nếu muốn sử dụng Flutter, bạn sẽ phải học thêm ngôn ngữ lập trình Dart. Tuy là một một ngôn ngữ rất dễ học, nhưng Dart Không được uyển chuyển như những ngôn ngữ khác như: Python hay JavaScript.
- Mặc dù Flutter là ”con cưng” và được Google tập trung phát triển nhưng, những phần mềm hay dịch vụ không mang lại quá nhiều lợi nhuận sẽ bị Google “bỏ giữa chợ” như: Google+, Hangout hay Angular,…
- Sử dụng mô hình dữ liệu mới như DART Streaming hay Bloc Pattern, những mô hình dữ liệu này sẽ làm bạn tốn thêm thời gian tìm hiểu.
- Bộ UI được phát triển riêng biệt với OS – hệ điều hành, điều này dẫn đến việc khi tạo ra ứng dụng trên những phiên bản khác nhau nhưng chúng sẽ tương tự như nhau.
- Có thể nói rằng bộ Render UI được phát triển lại hoàn toàn và không liên quan đến UI sẵn có của Framework native, từ đó dẫn đến việc sử dụng cực nhiều bộ nhớ!
Nghe qua phần nhược điểm, có vẻ như Flutter không thân thiện với những bạn đã quen với việc sử dụng JavaScript hay React. Nhưng không sao, nếu là một người mới bắt đầu, bạn vẫn có rất nhiều lý do nên học Flutter đấy!
Tại sao nên học Flutter?
Dễ tìm hiểu, dễ học và dễ sử dụng
Có rất nhiều bạn coder không mấy cảm giác “thân thiện” với mảng lập trình di động. Tuy nhiên, Flutter lại cực kỳ dễ tìm hiểu, dễ học và dễ sử dụng.
ngôn ngữ Dart giống như sự kết hợp của Java thuần và JavaScript. Nếu bạn đã từng học qua 2 ngôn ngữ này, bạn sẽ rất dễ dàng học Dart.
Một chút chia sẻ cá nhân: không biết những trường khác ra sao, nhưng trường của tôi bắt buộc học môn lập trình Java và có rất nhiều người bạn của tôi chọn chỉ theo đuổi Flutter.
Cộng đồng lớn, tài liệu tốt
Là một ngôn ngữ/ Framework mới. Flutter có một cộng đồng những lập trình viên cực kỳ chất lượng trên thế giới lẫn Việt Nam. Tham gia vào những cộng đồng lập trình Flutter, bạn sẽ thấy rất nhiều cá nhân xuất chúng trong những cộng đồng đó.
Bạn chờ đợi điều gì khi bạn chuyển từ những ngôn ngữ lập trình hay nền tảng khác sang một ngôn ngữ/ nền tảng mới? Với tôi, tôi cần nguồn tài liệu gần sát với ngôn ngữ/ nền tảng hiện tại tôi đang sử dụng.
Google biết điều đó và họ có cả 6 bộ tài liệu từ: iOS, Android, Web, React Native cho đến Xamarin để bạn có thể dễ dàng làm quen với Flutter đấy!
Framework hiện đại, xây dựng giao diện cực đẹp
Hiện nay, công nghệ và sự hỗ trợ tối đa để giúp các lập trình viên dù mới làm quen vẫn có thể xây dựng một ứng dụng với đầy đủ tính năng. Vì thế, giao diện sẽ là yếu tố khiến người dùng quyết định ở lại với ứng dụng nào có giao diện thân thiện và nhiều chức năng hữu ích hơn.
Và Flutter hỗ trợ cực kỳ tốt cho việc xây dựng giao diện đẹp – mượt và đảm bảo “lung linh luôn”. Bạn có thể truy cập vào trang chủ của Flutter, bạn sẽ thấy hỗ trợ xây dựng app là – đẹp và đa nền tảng được giới thiệu ngay đấy!
Tối ưu hoá cho cả 2 nền tảng Android và IOS
Đối với một Startup, triển khai ứng dụng với tốc độ càng nhanh, càng đẹp càng nhiều chức năng cùng với yêu cầu đa nền tảng sẽ là một lợi thế cực kỳ lớn. May mắn thay,Flutter có thể đáp ứng được điều đó.
Với bộ công cụ được hỗ trợ tối đa cùng rất nhiều mẫu ứng dụng được dựng sẵn, các Startup có thể dựng một mẫu để trình bày với các nhà đầu tư và cho người dùng thử nghiệm ứng dụng.
Đặc biệt, chỉ với một bộ codebase, bạn sẽ có thể dựng ứng dụng trên cả nền tảng Android và iOS giúp tiết kiệm thời gian, công sức và cả tiền bạc đấy!
Đến đây, tng hi vọng bạn đã có thể quyết định rằng có nên theo đuổi Flutter hay không. Nhưng có một điều chắc chắn rằng: Flutter sẽ phát triển vượt bậc trong tương lai gần. tng chúc bạn trở thành bậc thầy Flutter nhé!
Những câu hỏi thường gặp về Flutter
Học Flutter miễn phí ở đâu?
Nếu muốn bắt đầu với Flutter, bạn có thể tìm hiểu và học ngay tại trang chủ của Flutter tại đây.
Nên lập trình Flutter trên phần mềm nào?
Hai phần mềm: Android Studio và Visual Studio Code sẽ hỗ trợ bạn tốt nhất trong việc lập trình với Flutter.
Khóa học Flutter miễn phí ở đâu?
Trên mạng có rất nhiều khóa học video trả phí tại các trang học Online. Nhưng, bạn có thể lựa chọn việc theo dõi các kênh Youtube dạy Flutter hoàn toàn miễn phí nhưng chất lượng còn “đỉnh cao” hơn những khóa học đấy! Học Flutter trên kênh Youtube chính thức của Flutter.
Làm sao để xây dựng ứng dụng Flutter đầu tiên?
Để học xây dựng app bằng Flutter, bạn có thể tham gia vào khóa học Write your first Flutter app của Google Codelabs hoàn toàn miễn phí nhé!