Thuật ngữ telesales đã trở nên quá phổ biến trong kinh doanh nhưng không phải ai cũng có thể hiểu rõ về ngành nghề này. Bài viết hôm nay, TinoHost sẽ giải đáp telesale là gì cũng như công việc của một telesales hằng ngày gồm những gì.
Telesales là gì?
Telesales là từ được ghép bởi “Tele” nghĩa là viễn thông và “Sale” là bán hàng. Vì vậy, telesales là hình thức bán hàng qua điện thoại.
Với hình thức kinh doanh này, nhân viên telesales bao gồm các cá nhân hoặc một bộ phận trong doanh nghiệp sẽ chủ động liên hệ trực tiếp với khách hàng và dùng những kịch bản được soạn sẵn để giới thiệu, tư vấn, chào bán sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Tương tự như hình thức sale thị trường, thu nhập của nhân viên telesales thường dựa trên hoa hồng, vì vậy việc chốt thật nhiều đơn hàng là điều quan trọng nhất.
Do xu hướng mua hàng trực tuyến, đặt hàng qua điện thoại ngày càng tăng nên telesales ngày càng trở nên quan trọng với các doanh nghiệp. Theo một thống kê cho thấy chỉ riêng trong 3 tháng đầu năm 2024, có đến 34% thông tin tuyển dụng cho vị trí này với mức lương cực kì hấp dẫn.
Vai trò của telesales đối với doanh nghiệp
Dưới đây là vai trò của telesales trong hoạt động kinh doanh mỗi một doanh nghiệp:
- Quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
- Kích thích nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ của khách hàng nhờ vào tính chủ động
- Hỗ trợ giải đáp thắc mắc khi khách hàng cần
- Quản lý và cập nhật hồ sơ khách hàng để hỗ trợ và giới thiệu sản phẩm mới
- Nắm bắt nhu cầu của khách hàng đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp
Lợi ích khi trở thành nhân viên telesales
- Cơ hội phát triển bản thân nhờ vào môi trường đầy thử thách
- Được quyền tùy chọn mức lương tùy dựa vào năng lực
- Cải thiện kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thuyết phục người khác
- Được tham gia vào các buổi hội thảo, đào tạo và nâng cao chuyên môn
- Mở rộng các mối quan hệ với nhiều người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau
Công việc hằng ngày của nhân viên telesales chuyên nghiệp
Bản chất của telesales đã được thể hiện qua tên gọi đó là bán hàng qua hình thức gọi điện. Tuy nhiên, nhiệm vụ của một nhân viên Telesale không chỉ dừng lại ở việc gọi điện chào hàng mà trong đó sẽ bao gồm nhiều công việc được kết hợp với nhau.
Tùy vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mà công việc cụ thể của nhân viên telesales có sự khác biệt nhất định. Công việc cơ bản hằng ngày của nhân viên telesales có thể được khái quát như sau:
- Đầu tiên, bộ phận marketing có nhiệm vụ cung cấp dữ liệu của khách hàng cho nhân viên telesales. Sau khi đã tiếp nhận dữ liệu, nhân viên telesales sẽ phân chia theo nhu cầu sản phẩm dịch vụ, khu vực, tiềm năng…
- Dựa vào danh sách khách hàng sau khi phân chia, các nhân viên telesales bắt đầu gọi điện chào hàng dựa theo kịch bản được soạn sẵn trước đó. Tùy vào kỹ năng của cá nhân, các nhân viên sẽ có cách cách tư vấn, thuyết phục khách hàng khác nhau sao cho đáp ứng được nhu cầu, sở thích của khách hàng.
- Lên lịch hẹn gặp khách, với một vài sản phẩm đặc thù cần phải xem trực tiếp, việc đặt được lịch hẹn với khách hàng là một mục tiêu quan trọng và tiến gần đến bước cuối cùng: Chốt sales.
- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng: Một nhân viên telesale giỏi không chỉ biết bán hàng mà còn cần phải xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng thông qua các cuộc gọi điện thoại hỏi thăm, chăm sóc và tư vấn thêm các dịch vụ mới để khách hàng luôn trung thành với doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử dụng một số phần mềm chăm sóc khách hàng để mang lại hiệu quả hơn.
- Để mở rộng khách hàng tiềm năng, nhân viên cần chủ động tìm kiếm khách hàng mới chứ không chỉ dựa vào nguồn khách hàng được cung cấp sẵn
- Trực và nhận điện thoại từ khách hàng: Nhân viên telesales cần luôn trong tư thế sẵn sàng tiếp nhận các cuộc gọi đến của khách hàng để giải đáp các thông thắc mắc cho họ.
- Báo cáo công việc và theo dõi tiến độ làm việc của mình: Nhân viên telesales cần thường xuyên theo dõi và báo cáo kết quả công việc của mình để đảm bảo chỉ tiêu doanh số. Việc thường xuyên xem xét báo cáo cũng giúp cho họ có cái nhìn tổng quan hơn về chiến dịch bán hàng của mình.
Những kỹ năng cần thiết của nhân viên telesales?
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là chìa khóa quan trọng để mở cánh cửa thành công trong ngành nghề này. Với những ai giao tiếp kém, telesales không phải là một nghề thích hợp.
Sự tự tin và khả năng thuyết phục
Đi cùng với kỹ năng giao tiếp là sự tự tin và khả năng thuyết phục. Bạn giao tiếp giỏi không đồng nghĩa với khả năng thuyết phục tốt. Để chốt được nhiều đơn hàng, bạn cần tự tin về bản thân, tự tin về sản phẩm của doanh nghiệp thì mới thuyết phục được khách hàng.
Có kinh nghiệm bán hàng
Nhân viên telesales cũng cần trau dồi về kỹ năng bán hàng bao gồm những thủ thuật nắm bắt tâm lý khách hàng, phương pháp chốt đơn,..
Kiến thức về công nghệ thông tin
Trong thời đại công nghệ 4.0, những kiến thức về công nghệ thông tin trở nên cực kỳ quan trọng, đặc biệt là công việc này đòi hỏi họ phải làm việc với điện thoại và máy tính mỗi ngày.
Kỹ năng nghiên cứu và nắm bắt thông tin tốt
Để có thể tư vấn sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng, nhân viên cần kỹ năng nghiên cứu và nắm bắt thông tin sản phẩm, cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin. telesales cần đưa ra những thông tin tư vấn chính xác và hữu ích cho khách hàng tiềm năng.
Nắm vững các loại kịch bản nghề nghiệp
Một người làm telesale luôn phải nắm vững các kịch bản liên quan đến công việc, bao gồm:
- Kịch bản tư vấn thông tin sản phẩm, dịch vụ.
- Kịch bản đặt hẹn.
- Kịch bản nhận diện khách hàng tiềm năng.
- Kịch bản chốt sales.
- Các kịch bản khác liên quan đến việc tiếp xúc với khách hàng qua điện thoại.
Có tính kiên trì và bền bỉ trong công việc
Nghề telesales phải chịu rất nhiều áp lực từ KPI cho tới việc bị khách hàng từ chối. Do đó, để có thể theo đuổi công việc này, đòi hỏi người làm telesales phải có tính kiên trì, bền bỉ và có khả năng chịu được áp lực lớn.
Xây dựng mục tiêu công việc
Giống như sale truyền thống, telesales có độ cạnh tranh lớn, yêu cầu kỹ năng cao nên bạn cần đặt mục tiêu, kế hoạch cho từng ngày, từng tháng, từng quý hay thậm chí là trong mỗi cuộc gọi để có động lực cố gắng, phát triển sự nghiệp của mình.
Trên đây là tất tần tật về telesales, một công việc đầy thử thách nhưng cũng vô cùng thú vị vì hằng ngày bạn phải gặp tiếp với rất nhiều kiểu khách hàng khác nhau. Nếu bạn là người có khả năng giao tiếp tốt và muốn tìm việc làm trong ngành này thì hãy mạnh dạn ứng tuyển vị trí này luôn nhé.
FAQs về telesales
Telesales lương cao không?
Mức lương của nhân viên Telesales được tính giống như nhân viên kinh doanh.
Thông thường, họ sẽ có hai loại lương: lương cứng (lương cố định) và lương mềm (tiền thưởng, hoa hồng,…).
Thu nhập trung bình của nhân viên Telesale khoảng 7.9 triệu đồng, dao động từ 3 triệu – 30 triệu tùy vào kinh nghiệm, năng lực và lĩnh vực hoạt động.
Những lỗi thường gặp trong telesales là gì?
Dưới đây là một vài lỗi mà bạn nên tránh nếu làm nhân viên telesales:
- Nói ngọng, nói sai cơ bản, nói tiếng địa phương
- Quá thân mật với khách hàng
- Phản ứng sai cách khi bị khách hàng từ chối
- Sử dụng kịch bản lộ liễu
- Ngắt lời khách hàng
Mới bắt đầu vào công việc này thì cần tập luyện như thế nào?
Nếu là người mới bắt đầu với Telesales thì bạn cần nắm bắt một vài kỹ năng bỏ túi cho riêng mình. Ví dụ như:
- Tiến hành xây dựng nội dung trước khi bắt đầu cuộc gọi
- Tự tập luyện trước khi thực hiện cuộc gọi
- Giữ sự tập trung trong việc lắng nghe ý kiến khách hàng
- Tự tổng kết và đức rút kinh nghiệm cho bản thân
Khi mới bắt đầu làm nhân viên telesales sẽ gặp những khó khăn nào?
Những khó khăn thường gặp khi mới bắt đầu làm telesale như:
- Áp lực khi nói chuyện với người không quen biết và khác biệt về giới tính, địa vị, tuổi tác,..
- Lo lắng bản thân chưa hiểu kĩ về sản phẩm dẫn đến giới thiệu sai thông tin, không giải đáp được thắc mắc của khách hàng.
- Lúng túng chưa có kinh nghiệm giải quyết trong những trường hợp khách nói bận, không có nhu cầu
- Sợ khách dập thẳng máy với những lời nói cực kỳ khó chịu
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay TinoHost để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Với bề dày kinh nghiệm hơn 5 năm cung cấp hosting, dịch vụ cho thuê máy chủ, các dịch vụ liên quan đến tên miền và bảo mật website, hãy để TinoHost đồng hành cùng bạn trên con đường khẳng định thương hiệu trên bản đồ công nghệ toàn cầu!