fbpx
close

Cùng nhìn lại những startup đình đám nhưng thất bại ở Việt Nam

Tác giả: Đông Tùng Ngày cập nhật: 18/09/2024 Chuyên mục: Kiến thức kinh doanh
Disclosure
Website Wiki.tino.org được cung cấp bởi Tino Group. Truy cập và sử dụng website đồng nghĩa với việc bạn đồng ý với các điều khoản và điều kiện trong chính sách bảo mật - điều khoản sử dụng nội dung. Wiki.tino.org có thể thay đổi điều khoản sử dụng bất cứ lúc nào. Việc bạn tiếp tục sử dụng Wiki.tino.org sau khi thay đổi có nghĩa là bạn chấp nhận những thay đổi đó.
Why Trust Us
Các bài viết với hàm lượng tri thức cao tại wiki.tino.org được tạo ra bởi các chuyên viên Marketing vững chuyên môn và được kiểm duyệt nghiêm túc theo chính sách biên tập bởi đội ngũ biên tập viên dày dặn kinh nghiệm. Mọi nỗ lực của chúng tôi đều hướng đến mong muốn mang đến cho cộng đồng nguồn thông tin chất lượng, chính xác, khách quan, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất trong báo cáo và xuất bản.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam phát triển, các dự án startup “mọc lên như nấm”. Trong đó, có những dự án thành công rực rỡ nhưng không ít cái tên phải chịu thất bại cay đắng. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau điểm qua một số startup đình đám nhưng thất bại ở Việt Nam cũng như tìm hiểu những nguyên nhân khiến quá trình khởi nghiệp không thành công.

Tổng quan về startup

Startup là gì?

Startup hay khởi nghiệp là thuật ngữ để chỉ các dự án mới bắt đầu kinh doanh và chưa có sự ổn định. Những dự án này thường được khởi đầu bởi 1 – 3 người sáng lập. Họ sẽ tập trung vào việc xác định nhu cầu thị trường bằng việc phát triển một số sản phẩm, dịch vụ hoặc công nghệ khả thi.

Nguồn vốn khởi nghiệp thường được cung cấp bởi người sáng lập nhằm duy trì hoạt động ban đầu cho dự án. Sau đó, họ có thể kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư để mở rộng quy mô kinh doanh.

startup-la-gi
Startup là gì?

Tại sao các dự án startup thất bại?

Mô hình kinh doanh không khả thi

Nhiều startup gặp khó khăn với mô hình kinh doanh của mình. Khi ý tưởng đã được triển khai, một số startup nhận ra rằng mô hình của họ không hoạt động như mong đợi, dẫn đến việc không thu hút được nhà đầu tư hoặc khách hàng. Khoảng 19% startup thất bại do vấn đề này

Thiếu nghiên cứu thị trường

Một trong những sai lầm lớn nhất của các startup là không tiến hành nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng. Nhiều nhà sáng lập cho rằng ý tưởng của họ là độc đáo và sẽ thu hút nhiều khách hàng, nhưng thực tế có thể thị trường không có nhu cầu hoặc không sẵn sàng chấp nhận sản phẩm/dịch vụ đó. Việc không hiểu đúng về khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, và xu hướng thị trường có thể dẫn đến việc tung ra sản phẩm không phù hợp với nhu cầu thị trường.

Thiếu nguồn vốn

Nhiều startup không tính toán đúng mức về lượng vốn cần thiết để duy trì hoạt động và phát triển trong giai đoạn đầu. Thiếu vốn không chỉ ảnh hưởng đến khả năng mở rộng, tiếp thị và phát triển sản phẩm mà còn khiến doanh nghiệp không thể chi trả lương cho nhân viên và duy trì hoạt động hàng ngày. Điều này dẫn đến tình trạng phải đóng cửa trước khi startup đạt được thành công.

tai-sao-cac-du-an-startup-that-bai
Tại sao các dự án startup thất bại?

Quản lý kém

Khả năng quản lý yếu kém, từ quản lý tài chính đến quản lý nhân sự, cũng là nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của các startup. Việc không có kế hoạch kinh doanh rõ ràng, không kiểm soát được chi phí và không xây dựng được chiến lược phát triển dài hạn sẽ khiến startup khó tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.

Đội ngũ sáng lập không đồng nhất

Một yếu tố quan trọng khác là sự thiếu thống nhất trong đội ngũ sáng lập. Mâu thuẫn giữa các thành viên sáng lập về tầm nhìn, chiến lược hoặc cách thức điều hành có thể làm suy yếu tinh thần đoàn kết và gây cản trở đến sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu không có sự đồng lòng và cùng hướng về một mục tiêu chung, startup dễ rơi vào tình trạng phân rã nội bộ.

Thiếu kỹ năng lãnh đạo và kinh nghiệm

Nhiều nhà sáng lập không có kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp hoặc thiếu kỹ năng lãnh đạo cần thiết. Việc điều hành một startup không chỉ đòi hỏi khả năng đưa ra ý tưởng sáng tạo mà còn cần biết cách triển khai, quản lý và dẫn dắt đội ngũ. Thiếu kỹ năng lãnh đạo có thể khiến doanh nghiệp đi chệch hướng hoặc không thể vượt qua các thách thức trong quá trình phát triển.

Không thu hút được khách hàng

Dù có sản phẩm tốt, nhiều startup vẫn thất bại trong việc thu hút khách hàng. Điều này có thể do chiến lược tiếp thị yếu kém, không hiểu đúng về kênh tiếp cận khách hàng, hoặc không cung cấp đủ giá trị cho người dùng. Trong một số trường hợp, sản phẩm của startup quá phức tạp hoặc không tạo ra được sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, khiến khách hàng không quan tâm.

Thiếu linh hoạt và không điều chỉnh kịp thời

Thị trường luôn thay đổi, và startup cần phải linh hoạt để thích ứng với những biến động đó. Nhiều startup thất bại vì không chịu thay đổi hoặc điều chỉnh mô hình kinh doanh khi thị trường thay đổi. Sự cứng nhắc và không lắng nghe phản hồi từ khách hàng sẽ khiến startup mất đi cơ hội phát triển và tồn tại.

Cạnh tranh quá khốc liệt

Đối với nhiều ngành, mức độ cạnh tranh rất cao. Các startup phải đối mặt với những công ty lớn có nguồn lực mạnh mẽ và các đối thủ startup khác. Nếu không có sản phẩm đột phá hoặc chiến lược tiếp cận khách hàng hiệu quả, startup sẽ rất khó để cạnh tranh và tồn tại.

Không tạo được nguồn thu ổn định

Một số startup chỉ tập trung vào phát triển sản phẩm mà quên mất việc xây dựng mô hình kinh doanh bền vững. Khi không có nguồn thu ổn định, dù có ý tưởng tốt, startup vẫn sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động và phát triển dài hạn.

Môi trường pháp lý và chính sách không thuận lợi

Đôi khi, các yếu tố bên ngoài như môi trường pháp lý, chính sách thuế, và quy định của chính phủ cũng có thể ảnh hưởng đến sự thành bại của startup. Những rào cản về pháp lý hoặc quy định quá khắt khe có thể làm chậm quá trình phát triển của startup hoặc tăng chi phí vận hành.

Một số startup đình đám nhưng thất bại ở Việt Nam

Wefit

Ra đời giữa năm 2016 bởi Founder Khôi Nguyễn, WeFit là ứng dụng kết nối các phòng tập Gym, Yoga, Boxing, Zumba,…với khách hàng với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian, chi phí cho người sử dụng. WeFit cho phép người dùng đi tập tại bất cứ phòng tập nào mà không có giới hạn trong hệ thống. Người dùng chỉ cần thanh toán một lần duy nhất cho tất cả các phòng tập trong hệ thống.

Tuy nhiên, đã có những biến động khiến Wefit không thể “sống sót”, cụ thể:

  • Đầu tiên là khó khăn về dòng tiền cuối năm, Wefit phải lấy nguồn thu này bù khoản chi kia vì phải đầu tư thêm, cộng thêm mùa đông là mùa thấp điểm của ngành fitness nên dẫn đến thiếu doanh thu kèm với các khoản nợ của đối tác (các phòng tập).
  • Thứ hai, Wefit đã “vung tay quá trán” với số tiền nhận được từ các nhà đầu tư. Thời gian đầu, các gói của Wefit ưu đãi rất mạnh. Năm 2018, có thời điểm ứng dụng thu chỉ 2,6 triệu đồng cho một gói tập không giới hạn trong 3 tháng tại TP HCM. Mỗi tháng, khách hàng còn được tặng thêm 3 – 4 buổi spa miễn phí. Cùng với đó, người đăng ký trong thời gian ưu đãi còn được tặng túi thể thao. Và các chương trình ưu đãi tương tự diễn ra thường xuyên trong năm.
  • Thứ ba, đại dịch COVID-19 có tác động nặng nề khiến các đối tác của Wefit ngừng hoạt động, không đem lại nguồn thu và số vốn dần cạn kiệt.
  • Thứ tư, một bộ phận người dùng của Wefit tận dụng những “lỗ hổng” trong chính sách quản lý khiến dự án này lỗ nặng. Đầu năm 2020, CEO Nguyễn Hải Đăng thừa nhận chính sách không giới hạn phát sinh các booking ảo và nhiều người dùng chung một tài khoản.
Wefit
Wefit

Món Huế

Xuất hiện trên thị trường từ năm 2007, Món Huế là cái tên đình đám trong lĩnh vực F&B một thời. Dự án đã nhận 30 triệu USD từ các nhà đầu tư nước ngoài. Thậm chí, nhà đầu tư đến từ Mỹ Mark Mobius – người rót đã 15 triệu USD vào dự án từng khẳng định sẽ rót thêm vốn bất cứ khi nào công ty này có nhu cầu. Thế nhưng, hàng loạt cửa hàng đã phải dừng hoạt động, doanh nghiệp bị tố nợ lương, chậm thanh toán cho các nhà cung cấp, cùng với khoản lỗ hơn 50 tỷ đồng mỗi năm trong 2 năm 2017 và 2018.

Theo các chuyên gia, sự thất bại của dự án này xuất phát từ những yếu tố như:

  • Quảng cáo một đằng nhưng làm một nẻo: Món Huế quảng cáo đầu bếp là người Huế với tất cả những thực phẩm đều nhập từ đất Huế. Tuy nhiên, việc nhập thực phẩm từ Huế và đầu bếp là người Huế chỉ trong thời gian đầu.
  • Xây dựng mô hình kinh doanh giống với cửa hàng đồ ăn nhanh: Món Huế kinh doanh các món truyền thống nên cần có thời gian để thưởng thức hương vị Huế, nếu gọi món giống như thức ăn nhanh sẽ làm mất đi giá trị ẩm thực Việt. Ngoài ra, cách bày trí và sắp xếp khá giống với các cửa hàng như Lotteria, KFC làm mất đi tính đặc trưng của tên gọi.
  • Món ăn: Theo nhiều đánh giá, món ăn tại của chuỗi cửa hàng này mang tính chất đại trà và không để lại ấn tượng cho thực khách, tỉ lệ khách hàng ăn ở Món Huế rồi quay lại nhiều lần là rất thấp.
  • Nợ tiền nhân viên, chi phí đắt và giá mặt bằng thuê cao: Chính vì không đủ tiền để duy trì khiến cho lượng tài chính của Món Huế bị hao hụt và dính vào các bê bối nợ tiền nhân viên.
  • Đối thủ cạnh tranh: Giá đồ ăn của Món Huế lúc bấy giờ khá cao, trong khi đó nhiều đối thủ cạnh tranh mang đến chất lượng món ăn cũng như phục vụ tốt hơn nên sức cạnh tranh bị sụt giảm.

Một số yếu tố nội hàm khác:

  • Mất khả năng thanh khoản dù được đầu tư nhiều
  • Mở liên tục các chuỗi cửa hàng trong thời gian quá ngắn
  • Cách quản lý kém, tranh chấp cổ đông và ăn hóa doanh nghiệp không được xây dựng tốt.
mon-hue
Món Huế

The Kafe

Xuất hiện tại thị trường TP.HCM trong chiến dịch “Nam Tiến”, The Kafe và cựu CEO Chi Anh xuất hiện như một ngôi sao startup. The Kafe có 4 thương hiệu gồm The Kafe, The Kafe Village, The Kafe Box và The Burger Box cùng với 2 dòng đồ uống riêng biệt đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng mới trong thị trường cà phê Việt Nam.

The-Kafe
The Kafe

Tuy nhiên, The Kafe đã chính thức đóng để lại hụt hẫng của biết bao người bởi dự án này đã từng được rất kỳ vọng sẽ thành công mỹ mãn. Một số nguyên nhân khiến The Kafe thất bại:

Mô hình còn chung chung

Mô hình kết hợp ăn & uống như The Kafe thời điểm đó không còn mới. Concept Âu – Á với sự hiện đại cũng không đủ tạo ra sự khác biệt và nổi bật.

Định danh“ngành nghề không rõ ràng

Ngay cả chính The Kafe cũng bối rối không rõ trọng tâm của họ là gì: Ăn hay Uống? Nhưng dù là ăn hay uống thì họ đều làm chưa tới.

Sản phẩm không phù hợp

Món ăn ở The Kafe được trình bày đẹp, hấp dẫn, đầu bếp nước ngoài… Nhưng lại thiếu sự phù hợp. Đồ ăn của The Kafe là thức ăn vừa Á vừa Âu, nhắm vào ăn trưa là chủ yếu nhưng các món hầu hết là bánh ngọt, bánh mì, mì tươi, salad, pizza (trừ The Kafe Village có đồ ăn phong phú hơn và có thể ăn tối được)…. Món ăn như thế sẽ phù hợp với người nước ngoài hơn người Việt.

Không gian thương hiệu

Không gian của The Kafe được đánh giá là hiện đại, sang trọng và đẹp. Nhưng tiếc thay, đây cũng là điều mà rất nhiều thương hiệu cafe khác đang làm. The Kafe không mới, không có một phong cách bài trí hoặc thiết kế riêng cho không gian để tạo sự khác biệt.

Lấy ví dụ về Cộng cà phê, chuỗi cửa hàng cafe chọn cách lội ngược dòng lịch sử với concept rất riêng theo kiểu trở về lại với thời bao cấp xưa từ những tờ menu giấy ngả vàng hoen ố, vật dụng trưng bày cho đến không gian, website, …

LuxStay

LuxStay, được thành lập vào năm 2017 bởi Steve Nguyễn (Nguyễn Văn Dũng), là nền tảng đặt phòng khách sạn và homestay. Startup này từng gây ấn tượng mạnh khi gọi vốn thành công 6 triệu USD trên chương trình Shark Tank Việt Nam và trở thành một trong những startup được định giá cao nhất trong chương trình.

Nguyên nhân thất bại:

  • Thiếu chiến lược phát triển bền vững: Mặc dù nhận được nhiều khoản đầu tư lớn, LuxStay không có một chiến lược phát triển rõ ràng và bền vững, dẫn đến việc không thể duy trì hoạt động lâu dài.
  • Cạnh tranh khốc liệt: LuxStay phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nền tảng đặt phòng lớn như Airbnb và Booking.com, điều này khiến việc thu hút khách hàng trở nên khó khăn hơn.
  • Tác động của đại dịch Covid-19: Ngành du lịch và khách sạn bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, dẫn đến việc giảm sút nghiêm trọng về doanh thu và hoạt động của LuxStay.
  • Quản lý không hiệu quả: Các vấn đề trong quản lý và vận hành đã khiến LuxStay không thể phát huy hết tiềm năng của mình.
LuxStay
LuxStay

LuxStay đã ngừng hoạt động vào năm 2022, sau một thời gian dài không có thông tin cập nhật từ nền tảng này.

Leflair

Leflair là một nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam, chuyên cung cấp các sản phẩm thời trang, làm đẹp và hàng tiêu dùng cao cấp. Leflair được thành lập với mục tiêu mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm chất lượng từ các thương hiệu nổi tiếng, đồng thời tạo ra một trải nghiệm mua sắm trực tuyến tiện lợi và an toàn.

Mặc dù Leflair đã từng thu hút được sự chú ý và đầu tư, nhưng cuối cùng đã phải ngừng hoạt động vào năm 2020. Nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của Leflair bao gồm:

  • Mô hình kinh doanh không bền vững: Leflair đã áp dụng mô hình kinh doanh dựa trên việc cung cấp các sản phẩm giảm giá sâu, điều này khiến cho lợi nhuận bị giảm sút nghiêm trọng. Mặc dù mô hình này thu hút được nhiều khách hàng trong thời gian ngắn, nhưng nó không thể duy trì được lâu dài do chi phí hoạt động cao và không đảm bảo được dòng tiền.
  • Cạnh tranh gay gắt: Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam ngày càng trở nên cạnh tranh khốc liệt với sự xuất hiện của nhiều đối thủ lớn như Tiki, Lazada Shopee. Những đối thủ này không chỉ có nguồn lực tài chính mạnh mẽ mà còn có chiến lược marketing và dịch vụ khách hàng tốt hơn, khiến Leflair khó có thể giữ chân khách hàng.
  • Quản lý tài chính kém: Leflair đã gặp khó khăn trong việc quản lý tài chính và dòng tiền. Việc không có một kế hoạch tài chính rõ ràng và không theo dõi sát sao chi phí đã dẫn đến tình trạng thua lỗ. Điều này khiến cho công ty không thể duy trì hoạt động và phát triển bền vững.
  • Thiếu chiến lược marketing hiệu quả: Mặc dù Leflair đã có một số chương trình khuyến mãi hấp dẫn, nhưng chiến lược marketing tổng thể của họ không đủ mạnh để tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Việc không hiểu rõ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng đã khiến Leflair không thể tiếp cận được khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả.
  • Tác động của đại dịch Covid-19: Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của Leflair. Khi nền kinh tế bị ảnh hưởng, nhu cầu tiêu dùng giảm sút, nhiều khách hàng đã tạm ngừng chi tiêu cho các sản phẩm không thiết yếu. Điều này đã làm giảm doanh thu của Leflair một cách đáng kể.
Leflair
Leflair

Adayroi

Adayroi là nền tảng thương mại điện tử thuộc tập đoàn Vingroup, ra mắt vào năm 2014. Sàn TMĐT này không chỉ tập trung vào các sản phẩm tiêu dùng mà còn mở rộng sang các dịch vụ như du lịch, y tế và giáo dục. Với sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Vingroup, Adayroi nhanh chóng trở thành một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn tại Việt Nam.

Nguyên nhân thất bại:

  • Cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ: Adayroi phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các nền tảng thương mại điện tử khác như Shopee, Lazada, và Tiki. Các đối thủ này có sự linh hoạt trong chiến lược kinh doanh và liên tục tung ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, trong khi Adayroi không theo kịp về tốc độ và chi phí.
  • Chi phí vận hành cao: Vingroup đầu tư rất nhiều vào hạ tầng, kho bãi và dịch vụ vận chuyển cho Adayroi, nhưng doanh thu không đủ bù đắp chi phí. Điều này khiến việc duy trì hoạt động trở nên khó khăn.
  • Thiếu sự khác biệt: Adayroi không tạo ra được sự khác biệt lớn so với các nền tảng khác. Sản phẩm và dịch vụ không có yếu tố nổi bật để thu hút khách hàng.
Adayroi
Adayroi

Vào cuối năm 2019, Vingroup chính thức tuyên bố dừng hoạt động Adayroi và rút lui khỏi thị trường thương mại điện tử.

Trên đây là một số cái tên vốn dĩ được kỳ vọng sẽ rất thành công nhưng cuối cùng lại phải đi đến bờ vực phá sản. Hy vọng bạn sẽ lấy những trường hợp trên làm bài học kinh nghiệm để dự án khởi nghiệp của mình không đi vào các vết xe đổ đó. Chúc bạn thành công!

Những câu hỏi thường gặp

Rút kinh nghiệm như thế nào từ sự thất bại của Món Huế?

Sau thất bại của Món Huế, bạn có thể rút ra được bài học kinh nghiệm sau:

  • Doanh nghiệp cần làm một điểm bán thật tốt, để tìm ra công thức thành công, hoàn thiện sản phẩm và chính sách giá.
  • Nên chậm rãi ra mắt 2-3 điểm bán để vừa làm vừa tinh chỉnh hệ thống quản lý, tiêu chuẩn và chính sách cho đội ngũ và kiểm soát chất lượng toàn hệ thống.
  • Khi dòng tiền sinh ra từ 3 điểm bán đầu tiên đủ để mở điểm bán thứ 4 mà không phải vay mượn, lúc này sẽ thích hợp để nhân thêm.
  • Logistics trong cung ứng nguyên liệu cho các chuỗi cửa hàng rất quan trọng đặc biệt là những loại nguyên liệu tươi sống.

Khởi nghiệp F&B cần quan tâm vấn đề gì?

Dư âm đắng của The Kafe và Món Huế đã để lại cho chúng ta bài học sau:

  • Xây dựng kế hoạch kinh doanh F&B chi tiết
  • Lựa chọn mô hình cụ thể và phù hợp với phân khúc khách hàng
  • Chất lượng món ăn/uống luôn đặt lên hàng đầu
  • Tìm nhà cung cấp nguyên vật liệu và đảm bảo chuỗi cung ứng tốt
  • Xác định chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu
  • Có một concept riêng để đọng lại trong tâm trí khách hàng
  • Đầu tư trang thiết bị, hệ thống quản lý kinh doanh hiện đại
  • Lên menu và xác định giá hợp lý với đối tượng khách hàng

Người khởi nghiệp cần những phẩm chất nào?

Một số phẩm chất cơ bản cần có của người khởi nghiệp:

  • Dám nghĩ, dám làm
  • Sự kiên nhẫn và quyết tâm
  • Kỹ năng quản lý tài chính và vận hành dự án
  • Kỹ năng lập kế hoạch và xây dựng chiến lược
  • Khả năng sáng tạo vô tận

Startup và SMEs khác nhau như thế nào?

Startup thường là những công ty nhỏ, mới tham gia vào thị trường nhưng có tầm nhìn lớn, hoàn toàn có thể tác động lớn đến thị trường hiện tại.

SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ) là những tổ chức có cấu trúc theo mô hình đang có sẵn trên thị trường. Những doanh nghiệp SMEs hoạt động dựa trên nhu cầu và số lượng khách hàng.

Ngoài ra, SMEs thường được sở hữu bởi một cá nhân và ít huy động vốn từ bên ngoài. Trong khi startup thường chia sẻ cổ phần và kêu gọi vốn đầu tư để đảm bảo khả năng tăng trưởng của mình.

Thất bại của các startup Việt Nam có ảnh hưởng gì đến thị trường khởi nghiệp?

Thất bại của các startup lớn tạo ra sự cảnh giác cho các nhà đầu tư và người sáng lập, đồng thời làm giảm niềm tin của công chúng vào thị trường startup. Tuy nhiên, nó cũng là động lực để các startup khác học hỏi và hoàn thiện mình hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Đông Tùng

Senior Technology Writer

Là cử nhân Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Tài chính - Marketing, Tùng bắt đầu làm việc tại Tino Group từ năm 2021 ở vị trí Content Marketing để thỏa mãn niềm đam mê viết lách của bản thân. Sở hữu khả năng sáng tạo đặc biệt, anh cùng đội ngũ của mình đã tạo nên những chiến dịch quảng cáo độc đáo cùng vô số bài viết hữu ích về nhiều chủ đề khác nhau. Sự tỉ mỉ, kiên trì và tinh thần sáng tạo của Tùng đã góp phần lớn vào thành công của Tino Group trong lĩnh vực marketing trực tuyến.

Xem thêm bài viết

Bài viết liên quan

Xem nhiều

giá tốt, chất lượng cao mình rất hài lòng
chất lượng dịch vụ tốt lắm...á
chất lượng dịch vụ rất tốt.
giá tốt, chất lượng cao mình rất hài lòng
Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt
Dùng rất oke nha mọi người
Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, mình rất hài lòng về dịch vụ của TINOHOST
Đã mua rất nhiều tên miền tại Tinohost. Chất lượng tốt
dịch vụ và chăm sóc khách hàng rất tốt , mình rất thích tinohost , mình đã sử dụng nhiều dịch vụ của tinohost rồi
tuyệt vời chăm sóc khách hàng quá tốt
dịch vụ và chăm sóc khách hàng rất tốt , mình rất thích tinohost , mình đã sử dụng nhiều dịch vụ của tinohost rồi
Quá tốt - Quá xuất sắc và tuyệt
Hỗ trợ nhiệt tình. dịch vụ chất lượng
Đội ngũ support rất nhiệt tình.
Sử dụng dịch vụ của bạn Tinohost 2 3 năm nay chưa khi nào phải thất vọng.
host dùng chất lượng, miền giá rẻ
dịch vụ hỗ trợ rất nhanh, tốc độ hosting tốt
Hộ trợ tốt, nhanh. Tuyệt vời 🥰
tuyệt vời, dịch vụ cực tốt và hỗ trợ siêu nhanh
Làm việc nhanh chóng, giá thành hợp lí.
Hosting rẻ và nhanh thích hợp cho học sinh sinh viên như mình
dịch vu tốt ! Sẽ sử dụng thưởng xuyên !
Mỗi lần cần gì, nhắn Tino là được hỗ trợ ngay. Nên một đứa không biết gì về web như mình cũng tạo được blog. Cơ bản mình chỉ lo viết, mọi thứ có anh IT của Tino lo hết.
Nhìn chung thì Tino xứng đáng là một trong những nhà cung cấp host giá rẻ #1 tại VN. Bên này support khá nhanh và nhiệt tình nên quá trình sử dụng diễn ra tương đối trơn tru.
Chất lượng quá ok so với mức giá. Các SME có thể tham khảo để dựng web nhé.
uy tín chất lượng chuẩn cho 5 sao
Dịch vụ nhanh chóng thanh toán tiện lợi
Dịch vụ nhanh chóng, giá cả hợp lý
Chất lượng phục vụ ok, support khá nhanh chóng và chất lượng gói lớn tốt, gói nhỏ cần tốt hơn.
Dịch vụ tốt, giá cả hợp lý👍
Rất hay, rất tốt, rất hữu ích
Hỗ trợ rất nhanh và nhiệt tình
Chất lượng phục vụ ok, support khá nhanh chóng và chất lượng gói lớn tốt, gói nhỏ cần tốt hơn.
dịch vụ tốt, thanh toán nhanh chống
Hài lòng dịch vụ của tinohost
Sau khi sử dụng dịch vụ của TinoHost. Mình thấy website load nhanh hơn hẳn so với sử dụng ở nhà cung cấp cũ. Giá cả do mình đc mua với giá sale 99% của TinoHost nên rất là rẻ. Gói mình mua là gòi Hosting Bussiness 20GB. Thông số cấu hình cao nên web load khá mượt
Chúc TinoHost phát triển!
domain rẻ, có nhiều gói hữu ích thích hợp cho sinh viên
Hài lòng về dịch vụ và tư vấn
Dịch vụ tốt . Support nhiệt tình
Chất lượng OK
Nhanh chóng
dịch vụ rất tốt
Nhân viên support nhanh, hỗ trợ nhiệt tình, giao dịch tự động nên khá tiện
Đã dùng nhiều dịch vụ tại Tinohost, chất lượng tốt, rất hài lòng ...😀
Sự dụng rất hài lòng với các dịch vụ của tinohost
Dịch vụ tốt, uy tín chất lượng
Tino dịch vụ quá tuyệt vời
Giá rẻ, dịch vụ tốt, hỗ trợ nhanh chóng
dịch vụ rất tốt rất tuyệt vời
Giá hợp lý cho người mới dùng
Mình thấy Tinohost có giao diện thân thiện, dễ đăng ký sử dụng cho người mới tập tành làm web như mình. Hosting hỗ trợ có nhiều lựa chọn về dung lượng và giá cả! Thanh toán qua momo thuận tiện. Recommended!
wed quá ok làm việc nhanh ngọn
Dịch vụ tốt. Khá hài lòng vì support nhiệt tình
Dịch vụ quá tuyệt vời danh cho các bạn
Xin cảm ơn đội ngủ kỹ thuật. Các bạn rất chuyên nghiệp và thân thiện. Tôi sẽ giới thiệu các bạn cho bạn bè của mình.
Dịch vụ hỗ trợ tốt, ổn định, thanh toán dễ dàng.
Mình từng dùng VPS bên Vietel IDC, hay gặp lỗi vặt và bảo trì liên tục. Nhưng Tino thì rất ok
dùng tốt, nhanh, dễ sử dụng
Giao diện đẹp mắt, dễ sử dụng
Đề nghị xem lại vấn đề phục vụ khách hàng (livchat)!
Good. Tốc độ cao. Tùy chỉnh nhiều trên shared hosting.
hosting ngon, giá luôn rẻ, tôi làm code nhưng rất thích sài host tino
Tino cung cấp host rất chuyên nghiệp. Đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ rất tận tâm và nhiệt tình. Mình sẽ tiếp tục ủng hộ Tino 🥰.
Rất tuyệt vời🙆🙆🙆🙆🙆🙆🙆🙆🙆
Xét về tầm giá thì TinoHost rất đáng để mua và sử dụng lâu dài.
Dịch vụ chất lượng, ủng hộ 1 năm nay rồi
tuyệt vời quá đi,tuyệt vời quá đi
Tốc độ ổn định, tư vấn nhiệt tình
mới tham gia, mong mọi người hỗ trợ thêm
Tốc độ khá tốt với gói rẻ nhất 9k
Giao dịch nhanh,support nhanh và tận tình,chuyển miền nhanh,Hosting Ok
mua sản phẩm dịch vụ tinhot rất tốt tặng ad 5tr ** luon nè🥰🥰🥰
tinohost
một truong những nơi bán hosting rẻ, chất lượng dành cho anh em nào cần để làm web
mua tại : tinohost.com
mình đã mua 2 tên miền + hosting của Tino Host . quả nhiên hiệu quả SEO cải thiện đáng kể và chứng chỉ bảo mật HTTPS miễn phí của Tino Host cũng ko kém phần quang trọng cho việc SEO website của mình
Tino host là một trong nhà cung cấp tốt nhất mình từng sử dụng. Với ưu đãi khuyến mại nhiều, giá thành rẻ kèm theo đó là sự support tuyệt vời của các admin. Nếu ai chưa lựa chọn được nhà cung cấp cho bản thân mình thì Tinohost sẽ là câu trả lời tốt nhất.
dịch vụ tốt, đội ngũ support nhiệt tình, cảm ơn #tinohost
Uy tín, chất lượng, nhân viên hỗ trợ nhiệt tình
mua 2 domain tại tinohost dùng rất chất lượng
Đã mua 02 domain và hosting tại TinoHost, hài lòng cách tư vấn và chăm sóc khách hàng của TinoHost :)
Giá rẻ cấu hình mạnh, black friday là sự bùng nổ của Tino
Hay web bán tài nguyên rất ngon
dịch vụ tốt, mua luôn host chất lượng cao của công ty nhân dịp blackfriday, cảm ơn #tinohost
Dịch vụ rất tốt, nhân viên tận tình.
Hỗ trợ nhiệt tình nhất trong các nhà cung cấp mih từng dùng. Không những server mạnh, ưu đãi có 1 không 2 mà còn nhiều plugin pro bản quyền đính kèm nữa. Quyết định gắn bó "Lifetime" với tino 😁
Dịch vụ tốt hỗ trợ nhanh chóng
Thích cách tư vấn tận tình và nhanh gọn của Tino mỗi khi có vấn đề trục trặc. Hosting ổn định, giá rẻ tốt lắm nhé mọi người
mình có mua 2 tên msiền của tino, mình rât thích cách tư vấn và chăm sóc khách hàng tại đây. Ngoài ra giá domain khá rẻ, phù hợp cho mọi người. 5 sao
Dịch vụ tốt, support nhiệt tình
tinohost tuyệt vời giá cả hợp lý
domain mua rất rẻ :))))
tốt, chất lượng, hostingok
Hosting tốt, giá cả cạnh tranh
Tuyệt vời , Hosting quá ổn
Chất lượng lắm ạ. Domain mua rẻ nhất thị trường
Dịch vụ tốt và chất lượng
Chất lượng lắm ạ. Domain mua rẻ nhất thị trường
Tino Host dùng quá ngon đi !💥💥💥💥💥
Tôi đã mua domain và hosting của các nhà cung cấp khác rồi, nhưng thực sự thấy không tốt bằng Tino, ngoài ra còn hỗ trợ rất tốt. Cảm ơn tino nhiều!
Next Reviews
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn,  Phường Bến Nghé, Q. 1, TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng kinh doanh: Số 42 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP HCM
GPKD số 0315679836 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp
Hotline: 0364 333 333
Góp ý/Phản ánh dịch vụ: 0933 000 886