Bạn có đang gặp khó khăn trong việc thu hút traffic cho website của mình? Dù đã đầu tư nhiều vào SEO nhưng thứ hạng website vẫn không cải thiện? Vấn đề có thể nằm ở chỗ website của bạn chưa được tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm. Đó là lúc bạn cần đến SEO Audit. Vậy cụ thể SEO Audit là gì? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện SEO Audit một cách chi tiết.
SEO Audit là gì?
Định nghĩa SEO Audit
SEO Audit, tạm dịch: Kiểm toán SEO, là quá trình kiểm tra và đánh giá toàn diện website dựa trên các yếu tố liên quan đến tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Mục tiêu chính của SEO Audit là:
- Xác định các vấn đề đang ảnh hưởng đến hiệu suất SEO của website.
- Đánh giá mức độ tối ưu hóa của website so với các đối thủ cạnh tranh.
- Lập kế hoạch cải thiện thứ hạng website trên kết quả tìm kiếm (SERPs).
SEO Audit đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa website và giúp website đạt được mục tiêu SEO đề ra.
Tại sao cần SEO Audit?
Cải thiện thứ hạng website
SEO Audit giúp bạn xác định các vấn đề ảnh hưởng đến hiệu suất SEO của website, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục để cải thiện thứ hạng website trên kết quả tìm kiếm (SERP).
Bạn có biết, năm 2023, chỉ có 0.44% người dùng truy cập trang thứ hai của kết quả tìm kiếm (theo thống kê của Forbes). Có thể thấy, khi người dùng tìm kiếm thứ gì đó, họ không muốn phải tiếp tục đi kiếm thông tin mình đang cần nếu đã thấy được kết quả
Do đó, khi website có thứ hạng cao hơn, bạn sẽ thu hút được nhiều lượng truy cập tự nhiên hơn, dẫn đến tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu.
Đặc biệt, SEO Audit giúp bạn xác định các từ khóa mục tiêu phù hợp với website và đối tượng mục tiêu. Khi bạn tối ưu hóa website cho các từ khóa này, website sẽ có khả năng xuất hiện cao hơn trong kết quả tìm kiếm khi người dùng tìm kiếm các từ khóa đó.
Nâng cao trải nghiệm người dùng
Người dùng trung bình dành 54 giây trên một trang web và đưa ra các đánh giá về doanh nghiệp của bạn. Đồng thời, trang web của bạn có ít hơn ⅕ giây để tạo ấn tượng đầu tiên cho người truy cập. Trung bình tỷ lệ thoát trang năm 2023 theo báo cáo của của Blog HubSpot là 37%. Trong đó, các trang tải chậm là nguyên nhân chính khiến người dùng không ở lâu trên trang web của bạn.
SEO Audit sẽ giúp bạn đánh giá website có thân thiện với người dùng hay không. Khi website được tối ưu hóa tốt cho SEO, người dùng sẽ dễ dàng tìm kiếm thông tin, điều hướng và tương tác với website hơn.
Website được tối ưu hóa tốt cho SEO sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp và uy tín của doanh nghiệp. Điều này giúp bạn thu hút khách hàng tiềm năng và nâng cao thương hiệu của mình.
Phân tích đối thủ cạnh tranh
SEO Audit giúp bạn đánh giá mức độ tối ưu hóa của website so với các đối thủ cạnh tranh. Từ đó, bạn có thể học hỏi những điểm mạnh của đối thủ và cải thiện những điểm yếu của website mình.
Tiết kiệm chi phí
SEO Audit cho phép bạn xác định những vấn đề cần khắc phục trước khi triển khai các chiến dịch SEO khác. Điều này giúp bạn tiết kiệm chi phí và thời gian, đồng thời đảm bảo hiệu quả của các chiến dịch SEO.
Khi nào cần thực hiện SEO Audit?
Khi bạn mới bắt đầu một chiến dịch SEO
SEO Audit giúp bạn xác định tình trạng SEO hiện tại của website, từ đó bạn có thể lập kế hoạch SEO phù hợp và hiệu quả.
Khi thứ hạng website của bạn bị sụt giảm
Nếu thứ hạng website của bạn đột nhiên bị sụt giảm, đây là dấu hiệu cho thấy có thể website đang gặp vấn đề về SEO. Việc thực hiện SEO Audit sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục.
Khi bạn thay đổi thiết kế website
Bất kỳ sự thay đổi nào về thiết kế website đều có thể ảnh hưởng đến hiệu quả SEO. Do đó, bạn nên thực hiện SEO Audit sau khi thay đổi thiết kế website để đảm bảo website vẫn được tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm.
Khi Google cập nhật thuật toán tìm kiếm mới
Google thường xuyên cập nhật thuật toán tìm kiếm. Theo Forbes, từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 9 năm 2023, Google đã thực hiện khoảng 36 lần cập nhật thuật toán lớn. 13 bản cập nhật trong số đó được coi là bản cập nhật cốt lõi.
Mỗi lần cập nhật có thể ảnh hưởng đến thứ hạng website của bạn. Việc thực hiện SEO Audit giúp bạn nắm được những thay đổi về thuật toán và tối ưu hóa website cho phù hợp.
Ngoài những trường hợp cần SEO Audit ngay lập tức, một số chuyên gia SEO khuyến nghị SEO Audit nên được thực hiện ít nhất 6 tháng 1 lần. Điều này giúp đảm bảo rằng trang web của bạn vẫn duy trì được hiệu suất tốt trên các công cụ tìm kiếm và không bỏ lỡ các cơ hội cải thiện.
Ngoài ra, tần suất thực hiện SEO Audit còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước của trang web, tần suất cập nhật nội dung, và mức độ thay đổi trong ngành công nghiệp.
Hướng dẫn các bước SEO Audit cho website
Bước 1: Phân tích kỹ thuật SEO (Technical SEO)
Mục tiêu
- Giúp Google hiểu rõ nội dung và cấu trúc website của bạn.
- Cải thiện trải nghiệm người dùng (UX) trên website.
- Tăng khả năng hiển thị website trên kết quả tìm kiếm (SERPs).
Tốc độ tải trang
- Sử dụng công cụ PageSpeed Insights và GTmetrix để kiểm tra tốc độ tải trang của website.
- Tối ưu hóa hình ảnh, CSS, JavaScript và sử dụng bộ nhớ đệm để tăng tốc độ tải trang.
Thân thiện với thiết bị di động
Sử dụng công cụ Mobile-Friendly Test để kiểm tra xem website của bạn có thân thiện với thiết bị di động hay không. Từ đó, tối ưu hóa giao diện website cho di động để đảm bảo người dùng có trải nghiệm tốt nhất.
Cấu trúc website
- Phân tích sitemap, URL, breadcrumbs để đảm bảo cấu trúc website hợp lý và dễ dàng thu thập dữ liệu cho công cụ tìm kiếm.
- Tối ưu hóa cấu trúc website để cải thiện khả năng SEO.
Dữ liệu có cấu trúc (Structured data)
- Sử dụng công cụ Structured Data Testing Tool để kiểm tra xem website của bạn có đang sử dụng dữ liệu Schema markup hay không.
- Thêm dữ liệu Schema markup để giúp Google hiểu rõ hơn nội dung website của bạn.
Khắc phục lỗi kỹ thuật
Phát hiện và khắc phục các lỗi kỹ thuật ảnh hưởng đến SEO, bao gồm: Lỗi 404, lỗi 500, tệp robots.txt Redirect 301 và 302 và Canonical URL
Công cụ hỗ trợ
- Google Search Console: Cung cấp thông tin về hiệu suất website của bạn trên Google, bao gồm các lỗi thu thập dữ liệu, lập chỉ mục, và các vấn đề về SEO kỹ thuật.
- Screaming Frog SEO Spider: Công cụ giúp bạn kiểm tra và phân tích các yếu tố kỹ thuật SEO trên website.
- SEMrush: Cung cấp nhiều công cụ SEO, bao gồm kiểm tra Site Audit, nghiên cứu từ khóa và theo dõi thứ hạng.
Bước 2: Kiểm tra lập chỉ mục
Sau khi đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, trang web của bạn cần được lập chỉ mục (index) để hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Nếu trang web không được lập chỉ mục, người dùng sẽ không thể tìm thấy thông qua Google.
Nếu nội dung của bạn không hiển thị đến người dùng, rất có thể là do
- Hình phạt từ Google: Do vi phạm chính sách, nội dung kém chất lượng, Google có thể phạt website, dẫn đến việc không hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Google sẽ gửi thông báo đến quản trị viên website để khắc phục.
- Quy mô website: Website lớn, thường xuyên đăng bài mới sẽ được index nhanh hơn website nhỏ, ít cập nhật.
- Lỗi kỹ thuật: Lỗi robots.txt, sitemap, cấu trúc website có thể ảnh hưởng đến khả năng index.
Các bước kiểm tra trang hoặc bài viết đã được chỉ mục chỉ mục hay chưa:
- Truy cập Google Search Console và đăng nhập bằng tài khoản Google quản lý website của bạn.
- Nhấp vào tab Trang.
- Nhập URL của trang web bạn muốn kiểm tra vào ô Kiểm tra URL.
- Nhấp vào Kiểm tra.
Cách để cải thiện khả năng lập chỉ mục:
- Xác minh website với Google Search Console: Giúp Google hiểu rõ website và gửi thông báo về các vấn đề.
- Tạo sitemap và gửi cho Google Search Console: Giúp Google thu thập thông tin về tất cả các trang trên website.
- Cải thiện chất lượng nội dung: Nội dung độc đáo, hữu ích, đáp ứng nhu cầu người dùng sẽ được Google đánh giá cao.
- Tối ưu hóa tốc độ tải trang: Tốc độ tải trang ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và khả năng index.
- Xây dựng backlink chất lượng: Backlink từ website uy tín giúp Google đánh giá cao website của bạn.
Bước 3: Phân tích SEO On-page
Phân tích SEO On-page là một phần quan trọng trong quá trình SEO Audit, giúp đánh giá và cải thiện các yếu tố On-page của website để nâng cao thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Dưới đây là các công việc chính trong việc phân tích SEO On- page:
Phân tích nội dung và từ khóa
Nghiên cứu từ khóa mục tiêu: Xác định các từ khóa mục tiêu mà bạn muốn website xếp hạng cao. Bạn có thể sử dụng các công cụ như Google Keyword Planner hoặc Keywordtool.io để nghiên cứu từ khóa.
Chất lượng bài viết: Nội dung bài viết cần cung cấp thông tin hữu ích, chính xác và có liên quan đến chủ đề website. Kiểm tra các yếu tố như:
- Cấu trúc bài viết logic
- Độ dài bài viết. Một bài viết cần tối thiểu 600 từ, tối ưu nhất là khoảng 1500 – 2000 từ.
- Hình ảnh và video nên được nên tối ưu kích thước để tăng tốc độ tải trang
- Định dạng văn bản rõ ràng, dễ đọc.
Ngoài ra, bạn cần kiểm tra thông tin mới nhất về doanh nghiệp đã được tải lên trang web chưa? Nội dung có chứa các từ khóa từ để tăng thứ hạng trong SERPs không? Nội dung lỗi thời hoặc không liên quan có thể ảnh hưởng đến chuyển đổi và thứ hạng SERPs của bạn.
Tối ưu hóa tiêu đề, thẻ meta: Cần chứa từ khóa mục tiêu và mô tả chính xác nội dung bài viết. Bạn có thể sử dụng các công cụ như Yoast SEO để tối ưu hóa tiêu đề và thẻ meta.
Mật độ từ khóa: Mật độ từ khóa cần được tối ưu hóa để đảm bảo website của bạn được xếp hạng cao trên Google. Tuy nhiên, bạn cần tránh việc nhồi nhét từ khóa quá nhiều vì điều này có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.
- Đảm bảo mật độ từ khóa phù hợp, không quá cao hoặc quá thấp.
- Sử dụng các công cụ như SEMrush hoặc Ahrefs để kiểm tra mật độ từ khóa.
Đánh giá hiệu quả từ khóa: Theo dõi hiệu quả của các từ khóa mục tiêu, bao gồm:
- Lượng truy cập
- Thứ hạng từ khóa
- Tỷ lệ chuyển đổi
Internal Links (link nội bộ)
- Phân bố Anchor text: Đảm bảo Anchor text của Internal Links đa dạng và phù hợp với nội dung bài viết.
- Chất lượng Internal Links: Nên đến từ các bài viết có chất lượng cao và liên quan đến nội dung hiện tại.
Công cụ hỗ trợ
- SEMrush
- Ahrefs
- Google Search Console
- Yoast SEO
Lưu ý:
Phân tích SEO On-page là một quá trình liên tục và cần được thực hiện thường xuyên để đảm bảo website luôn được tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm.
Bước 4: Phân tích SEO Offpage cho SEO Audit
SEO Off-page là tập hợp các hoạt động nhằm tăng uy tín và thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm thông qua việc xây dựng backlink từ các website khác.
Số lượng và chất lượng backlink
- Số lượng backlink là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thứ hạng website trên Google. Tuy nhiên, chất lượng backlink còn quan trọng hơn. Backlink chất lượng cao là backlink được đặt trên những website có uy tín và có liên quan đến chủ đề website của bạn.
- Nên tránh đặt backlink trên những website có chất lượng thấp hoặc website spam.
- Tốc độ tăng trưởng backlink cần diễn ra tự nhiên. Việc tăng trưởng backlink quá nhanh có thể khiến website của bạn bị Google phạt.
- Bạn có thể sử dụng các công cụ như Ahrefs, SEMrush để phân tích số lượng và chất lượng backlink của website.
Backlink từ mạng xã hội
Backlink từ mạng xã hội cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thứ hạng website trên Google. Bạn nên chia sẻ nội dung website trên các nhóm cộng đồng để thu hút backlink.
Bước 5: Phân tích Social Media
- Đánh giá mức độ hoạt động của website trên mạng xã hội.
- Xác định các kênh mạng xã hội hiệu quả nhất để thu hút traffic.
- Tăng cường chia sẻ nội dung website trên mạng xã hội.
Bước 6: Phân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranh là việc theo dõi các đối thủ và chiến lược trực tuyến của họ để giúp bạn nhận thấy những cơ hội mà bạn đang bỏ lỡ. Để bắt đầu, bạn hãy thực hiện phân tích SWOT trên website của đối thủ. Ví dụ:
- Điểm mạnh của họ có thể là website dễ điều hướng hơn website của bạn.
- Điểm yếu có thể là website của họ có thời gian tải trang chậm hơn.
- Cơ hội có thể là các mục hoặc công cụ thiếu trên website của họ mà bạn có thể thêm vào website của mình để tạo lợi thế.
- Thách thức có thể là website của họ xếp hạng cao hơn trên SERP so với website của bạn, dẫn đến việc website của bạn mất khách hàng tiềm năng.
Trong quá trình phân tích, bạn cũng cần xem xét các công cụ và phần mềm mà họ đang sử dụng. Điều này có thể giúp bạn khám phá ra những cách thức mới để vận hành website hiệu quả hơn và giúp khách hàng dễ dàng truy cập hơn.
Bước 7: Kiểm tra khả năng chuyển đổi trên website
Các khía cạnh về chuyển đổi trên trang web bạn cần quan sát:
- Các biểu mẫu: Biểu mẫu của bạn có thu thập đủ thông tin để liên hệ với khách hàng tiềm năng không?
- Quy trình thanh toán: Nếu nhận thấy nhiều trường hợp bỏ giỏ hàng, có khả năng khách hàng đang gặp vấn đề với quy trình thanh toán trên trang web của bạn.
- Thiết kế và bố cục: Các nút kêu gọi hành động (CTA) có rõ ràng và dễ nhìn thấy không? Nội dung có quá nhỏ và khó đọc không? Trang web có dễ dàng điều hướng không?
Bước 8: Kiểm tra quyền riêng tư dữ liệu
Điều này giúp đảm bảo rằng bạn đang tuân theo các luật về quyền riêng tư dữ liệu hiện hành và đang tạo ra một không gian an toàn cho khách truy cập trang web.
Mục tiêu chính của Google là cung cấp nội dung tốt nhất và đáng tin cậy nhất cho người dùng từ các nguồn có uy tín. Các trang web tuân thủ các yêu cầu về quyền riêng tư dữ liệu có nhiều khả năng được xếp hạng cap hơn.
Để tiến hành kiểm toán quyền riêng tư dữ liệu, hãy xác định thông tin cá nhân nào bạn thu thập từ khách truy cập, liệt kê tất cả cookie mà trang web của bạn sử dụng, tạo và xuất bản các chính sách trang web để đáp ứng các yêu cầu pháp lý. Bao gồm:
- Privacy Policy: Giải thích cách bạn thu thập, sử dụng và bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng.
- Cookie Policy: Liệt kê các loại cookie được sử dụng trên trang web của bạn và mục đích của chúng.
- Consent Banner: Cho phép người dùng kiểm soát dữ liệu của họ và đồng ý với việc thu thập thông tin cá nhân.
- Terms and Conditions Agreement: Xác định các điều khoản hợp pháp để sử dụng trang web của bạn.
Kết luận
Bằng cách thực hiện SEO Audit đầy đủ, bạn có thể xác định được những điểm mạnh và điểm yếu của website, từ đó đưa ra chiến lược SEO tối ưu và cải thiện thứ hạng website trên Google. Hãy bắt đầu thực hiện SEO Audit ngay hôm nay để nâng cao hiệu quả SEO của website bạn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Neil Patel. (2022, April 13). The 15-Step SEO Audit That Is Guaranteed to Improve Rankings. Neilpatel.com. https://neilpatel.com/blog/seo-website-audit/
- Vlado Pavlik. (2022, December 9). How to Perform a Complete SEO Audit (in 14 Steps). Semrush.com. https://www.semrush.com/blog/seo-audit/
- Chris Haines. (2023, November 17). How to Do an SEO Audit in 11 Easy Steps (With Checklist). Ahrefs.com. https://ahrefs.com/blog/seo-audit/
- Rebecca Churt. (2023, January 19). How to do a Website Audit to Improve SEO & Conversions. blog.hubspot.com. https://blog.hubspot.com/marketing/website-audit
- Si Quan Ong. (2024, March 18). 124 SEO Statistics for 2024. Ahrefs.com. https://ahrefs.com/blog/seo-statistics/
- Maxwell Iskiev. (2023). The HubSpot Blog’s 2023 Web Traffic & Analytics Report [New Data]. blog.hubspot.com. https://blog.hubspot.com/website/web-traffic-analytics-report
- Rob Watts. (2023, November 28). 60 SEO Statistics For 2024. Forbes.com. https://www.forbes.com/advisor/business/software/seo-statistics/
Những câu hỏi thường gặp
Có phải SEO Audit chỉ dành cho website có thứ hạng thấp?
Đây là một ngộ nhận phổ biến. Đây là một quá trình hữu ích cho tất cả các website, bất kể thứ hạng hiện tại của website như thế nào. SEO Audit giúp bạn xác định các vấn đề SEO đang tồn tại và đưa ra giải pháp để cải thiện hiệu quả SEO, từ đó giúp website nâng cao thứ hạng, thu hút nhiều traffic hơn và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Ai nên là người thực hiện SEO Audit?
SEO Audit nên được thực hiện bởi các chuyên gia SEO có kinh nghiệm và am hiểu về các yếu tố SEO. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự thực hiện SEO Audit cho website của mình bằng cách sử dụng các công cụ SEO và tài liệu hướng dẫn trực tuyến có sẵn.
Có cần thuê dịch vụ SEO Audit không?
Việc thuê dịch vụ SEO Audit hay không tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng của bạn. Nếu có kiến thức và kinh nghiệm về SEO, bạn có thể tự thực hiện SEO Audit cho website của mình. Tuy nhiên, nếu không có kiến thức và kinh nghiệm về SEO, bạn nên thuê dịch vụ SEO Audit để được hỗ trợ bởi các chuyên gia SEO.
Chi phí cho dịch vụ SEO Audit có thể dao động từ vài triệu đến vài chục triệu đồng, tùy thuộc vào quy mô website và nhu cầu của bạn.
Có những công cụ quan trọng nào được sử dụng trong SEO Audit?
Trong quá trình thực hiện SEO Audit, có nhiều công cụ hữu ích được sử dụng để phân tích và đánh giá hiệu suất của trang web như: Google Search Console, Google Analytics, Screaming Frog SEO Spider, SEMrush hoặc Ahrefs, Moz Pro,…