Cloud Computing (Điện toán đám mây) là lĩnh vực có sự phát triển vượt bậc trong một vài năm trở lại đây. Đây cũng có thể được xem như cuộc cách mạng hóa trong thế giới Internet. Để tham gia vào lĩnh vực này, bạn phải nắm vững 3 dịch vụ cơ bản là SaaS, PaaS và IaaS. Vậy SaaS, PaaS, IaaS là gì? Các bạn hãy cùng Tino Group tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về Cloud Computing
Cloud Computing là gì?
Cloud Computing hay Điện toán đám mây là mô hình cung cấp tài nguyên phù hợp với nhu cầu người dùng thông qua Internet. Các tài nguyên ở đây có thể bao gồm máy chủ, lưu trữ, phần mềm, … Chúng được cung cấp một cách nhanh chóng và vô cùng linh hoạt, cho phép bạn có thể thay đổi quy mô hoạt động hoặc sử dụng bất cứ lúc nào.
Bạn có thể hình dung dữ liệu của mình được lưu trữ “lơ lửng trên những đám mây” bằng một vài giải pháp nào đó tùy vào nhà cung cấp. Và chỉ cần có kết nối Internet, bạn sẽ dễ dàng truy cập vào những dữ liệu này ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào.
Thông thường, các nhà cung cấp lớn sẽ tính phí dựa trên khối lượng dịch vụ mà bạn sử dụng. Với cách tính phí này, bạn có thể vận hành doanh nghiệp hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí hơn và dễ dàng mở rộng quy mô bất cứ lúc nào.
Các thành phần của Cloud Computing
Cloud Computing gồm 2 thành phần chính: Front end và Back end.
- Front end là nơi tiếp xúc với người dùng cuối. Bao gồm giao diện người dùng và các phần mềm để truy cập vào nền tảng đám mây.
- Back end bao gồm nguồn tài nguyên của điện toán đám mây như cơ sở dữ liệu, các cơ chế bảo mật, mô hình được triển khai và sử dụng…
Front end
- Client Infrastructure – Cơ sở hạ tầng của khách hàng: cung cấp giao diện đồ hoạ (GUI) cho người dùng giúp họ dễ dàng tương tác với các dịch vụ điện toán đám mây.
- Internet: Phương tiện để kết nối hai thành phần Front end và Back end lại với nhau.
Back end
Application – Ứng dụng: là bất kỳ ứng dụng hoặc phần mềm nào được cung cấp bởi các nhà phát triển dịch vụ Cloud Computing giúp bạn truy cập vào gói dịch vụ đám mây.
Service – Dịch vụ: là những gói dịch vụ người dùng/doanh nghiệp chọn để phát triển ứng dụng của mình. Có 3 dịch vụ chính hiện nay bao gồm: SaaS, PaaS và IaaS.
SaaS, PaaS, IaaS là gì?
Tìm hiểu về PaaS
PaaS là gì?
PaaS là viết tắt của Platform as a Service – một dịch vụ cung cấp cho các nhà phát triển các thành phần đám mây nhất định để họ xây dựng các ứng dụng theo yêu cầu của mình.
PaaS mang đến một hệ thống phần mềm, ví dụ như phần mềm trung gian giúp kết nối hệ điều hành và ứng dụng cần thiết để phát triển hệ thống, hệ thống quản lý database, ngôn ngữ lập trình và hệ điều hành web server ,..
Nhà cung cấp PaaS sẽ lưu trữ tài nguyên phần cứng và phần mềm trên cơ sở hạ tầng của riêng mình. Dịch vụ này giúp các nhà phát triển không cần phải cài đặt phần cứng và phần mềm nội bộ để phát triển hoặc chạy một ứng dụng mới.
PaaS hoạt động như thế nào?
Thực tế, PaaS không thay thế toàn bộ cơ sở hạ tầng CNTT của công ty trong việc phát triển phần mềm. Dịch vụ này được cung cấp thông qua cơ sở hạ tầng được lưu trữ của nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây và có thể truy cập thông qua trình duyệt web. PaaS có thể được phân phối thông qua các đám mây công cộng, riêng tư hoặc cả hai để cung cấp các dịch vụ như lưu trữ ứng dụng và phát triển Java.
Các dịch vụ PaaS bao gồm:
- Thiết kế và phát triển ứng dụng
- Kiểm tra và triển khai ứng dụng
- Tích hợp dịch vụ web
- Bảo mật thông tin
- Tích hợp cơ sở dữ liệu
Người dùng trả tiền cho dịch vụ PaaS sa mỗi lần sử dụng. Tuy nhiên, một số nhà cung cấp có thể tính phí hàng tháng cho việc truy cập vào nền tảng và các ứng dụng của PaaS.
Ưu điểm của PaaS
Lợi ích chính mà PaaS mang lại là sự đơn giản, tiện lợi và tiết kiệm chi phí cho người dùng:
- Các nhà cung cấp PaaS cung cấp phần lớn cơ sở hạ tầng và các dịch vụ CNTT cho phép người dùng có thể truy cập ở bất cứ đâu thông qua trình duyệt web.
- Khả năng thanh toán trên cơ sở mỗi lần sử dụng cho phép doanh nghiệp loại bỏ các chi phí vốn khi đầu tư phần cứng và phần mềm.
- PaaS có thể cung cấp tốc độ và tính linh hoạt tuyệt vời cho toàn bộ quy trình, đặc biệt có lợi nếu bạn cần tạo các ứng dụng tùy chỉnh.
- Bên cạnh đó, các nhà phát triển có thể tùy chỉnh ứng dụng mà không phải tốn nhiều công sức trong việc bảo trì phần mềm. Đồng thời, PaaS còn giúp giảm đáng kể số lượng code cần thiết.
Tuy nhiên, dịch vụ sẵn có và khả năng phục hồi cũng có thể là mối quan tâm với PaaS. Nếu nhà cung cấp PaaS gặp sự cố ngừng dịch vụ hoặc gián đoạn cơ sở hạ tầng sẽ ảnh hưởng xấu đến khách hàng.
Những thay đổi bên trong sản phẩm PaaS cũng là một vấn đề tiềm năng. Ví dụ: nếu nhà cung cấp PaaS không còn hỗ trợ một ngôn ngữ lập trình nào đó hoặc không sử dụng một bộ công cụ phát triển nữa sẽ gây khó khăn người dùng. Người dùng được yêu cầu phải tuân theo lộ trình dịch vụ của nhà cung cấp PaaS để hiểu kế hoạch của họ.
Tìm hiểu về SaaS
SaaS là gì?
SaaS là viết tắt của Software as a Service – một dịch vụ cho phép người dùng sử dụng phần mềm thông qua network (hệ thống mạng). Đây cũng là dịch vụ phổ biến nhất cho doanh nghiệp trên thị trường đám mây.
Các công ty sẽ cung cấp quyền truy cập theo nhu cầu vào các phần mềm ứng dụng được lưu trữ trên đám mây. Nhiều ứng dụng trên đó có thể được chạy trực tiếp thông qua trình duyệt web nên không yêu cầu tải xuống hoặc cài đặt bất kỳ thứ gì.
SaaS thích hợp với những ai không có thời gian hoặc tài nguyên để duy trì cơ sở hạ tầng hoặc các nền tảng cần thích cho việc vận hành phần mềm.
Một số dịch vụ SaaS nổi tiếng có thể kể đến là Google Drive, Monday, Asana và ZenDesk.
Ưu điểm của SaaS
SaaS cung cấp nhiều lợi ích cho nhà phát triển cũng như doanh nghiệp bằng cách giảm đáng kể thời gian và tiền bạc dành cho các công việc phức tạp như cài đặt, quản lý và nâng cấp phần mềm.
Tất cả những gì nhà phát triển phải làm khi lựa chọn SaaS là tạo tài khoản, trả phí và bắt đầu sử dụng ứng dụng. Nhà cung cấp SaaS sẽ xử lý mọi thứ từ bảo trì phần cứng và phần mềm của máy chủ đến quản lý quyền truy cập, quản lý dữ liệu triển khai các bản nâng cấp và bản vá và đảm bảo tính bảo mật của người dùng.
Nhà phát triển có thể dành thời gian để xử lý những vấn đề quan trọng hơn trong tổ chức.
Khi nào nên sử dụng SaaS?
- Các công ty nhỏ cần khởi chạy dự án nhanh chóng và không có thời gian giải quyết các vấn đề về máy chủ hoặc phần mềm
- Các dự án ngắn hạn, yêu cầu cộng tác nhanh chóng và tối ưu chi phí
- Các ứng dụng cần quyền truy cập web lẫn thiết bị di động
Tìm hiểu về IaaS
IaaS là gì?
IaaS là viết tắt của Infrastructure as a Service – một dịch vụ theo yêu cầu, cho phép các doanh nghiệp thuê cơ sở hạ tầng CNTT cần thiết cho việc xây dựng hệ thống, ứng dụng. Các công ty như Amazone, Google… sẽ cung cấp cho khách hàng quyền truy cập đến một cơ sở hạ tầng như máy chủ ảo, ổ cứng, mạng hay hệ điều hành.
Nhìn chung, IaaS cung cấp các công nghệ và khả năng tương tự như một trung tâm dữ liệu truyền thống mà không yêu cầu doanh nghiệp phải duy trì hoặc quản lý tất cả.
Hầu hết các cung cấp dịch vụ đám mây lớn hiện nay như Amazon Web Services, Google Cloud, IBM Cloud hay Microsoft Azure đều bắt đầu bằng việc cung cấp IaaS.
Ưu điểm của IaaS
- Cho phép người dùng linh hoạt lựa chọn các thông số kỹ thuật của phần cứng và hệ điều hành
- Doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo các máy chủ dự phòng và thậm chí tạo chúng ở các khu vực địa lý khác để đảm bảo tính khả dụng khi xảy ra sự cố mất điện cục bộ hoặc thảm họa vật lý.
- Dễ dàng mở rộng tài nguyên máy chủ cả về số lượng máy lẫn công năng máy
- Nhà cung cấp IaaS thường vận hành các Data center tại nhiều khu vực địa lý giúp giảm thiểu độ trễ và tối đa hóa hiệu suất cho ứng dụng.
- Các nhà cung cấp IaaS cạnh tranh với nhau bằng cách cung cấp các công nghệ mới nhất cho người dùng. Do đó, doanh nghiệp có thể tận dụng các công nghệ này sớm hơn nhiều so với việc tự triển khai.
Khi nào nên sử dụng IaaS?
- Các công ty khởi nghiệp có thể sử dụng IaaS để đỡ tốn thời gian cũng như tiền bạc vào việc đầu tư phần cứng và phần mềm.
- Các công ty lớn hơn muốn giữ quyền kiểm soát hoàn toàn đối với các ứng dụng và cơ sở hạ tầng của họ nhưng vẫn đảm bảo tối ưu chi phí.
- Các công ty đang có sự phát triển nhanh chóng có thể dễ dàng thay đổi phần cứng và phần mềm khi lựa chọn IaaS.
So sánh thú vị giữa các dịch vụ Cloud Computing
Tino Group sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn về các dịch vụ SaaS, PaaS và IaaS với quy trình làm…trà sữa. Dịch vụ Làm trà sữa Làm phần mềm On-Premise (Truyền thống) Tự trồng lúa lấy bột, tự nhào bột làm trân châu, tự trồng trà, hái trà và pha trà, tự nuôi bò và vắt sữa để làm ra một ly trà sữa. Tự mua phần cứng, tự lắp mạng và mua IP tĩnh, tự gắn domain, cài hệ điều hành, cài runtime (Java, PHP, MySQL) và deploy ứng dụng để xuất bản ứng dụng của mình. IaaS Bạn sẽ mua bột trà, mua sữa và mua trân châu làm sẵn. Sau đó, bạn chỉ việc đổ bột trà vào nước sôi, luộc trân châu cho nở ra rồi cho tất cả vào ly để có ly trà sữa. Nhà cung cấp sẽ tạo cho bạn một server ảo (VPS), có sẵn mạng và IP. Bạn chỉ việc ssh/remote desktop vào server đó và cài PHP/C#/NodeJS rồi deploy ứng dụng là xong. PaaS Mua một thùng trà sữa làm sẵn về dùng dần. Khi nào muốn uống, bạn chỉ việc lấy ly và múc trà sữa ra uống. Bạn phải tự múc trà, tự bảo quản, tự quét dọn Nhà cung cấp đã tạo cho bạn một môi trường có sẵn PHP/C#/NodeJS. Bạn chỉ cần upload code lần đó là sản phẩm có thể chạy được. SaaS Bạn phải ra tiệm uống trà sữa. Uống xong, bạn có thể đi về để cho nhân viên dọn Bạn sử dụng các ứng dụng do một bên cung cấp và không cần cài đặt server gì. Khi có vấn đề, bạn sẽ gọi bên đó hỗ trợ.
Trên đây là những dịch vụ điện toán đám mây được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Các dịch vụ này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí đầu tư tài nguyên lâu dài. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một khía cạnh trong lĩnh vực điện toán đám mây đang cực kỳ phát triển. Hẹn gặp lại ở những chủ đề thú vị khác nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp nào thích hợp sử dụng các dịch vụ Cloud Computing?
Việc sử dụng các dịch vụ đám mây sẽ giúp tiết kiệm chi phí và công sức. Do đó, có rất nhiều nhóm đối tượng lựa chọn sử dụng dịch vụ này. Đó có thể là công ty, nhà phát triển ứng dụng, website hoặc những người dùng cá nhân.
Có những nhà cung cấp IaaS nào nổi tiếng hiện nay?
Một số nhà cung cấp IaaS lớn trên thế giới là: Amazon Web Services (AWS), DigitalOcean, Cisco Metapod, Microsoft Azure, Linode, Rackspace, Google Compute Engine (GCE),..
Thiết kế website nên sử dụng dịch vụ Cloud Hosting ở đâu uy tín?
Khi các gói hosting truyền thống không còn đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp, Cloud Hosting chính là giải pháp tốt nhất để vừa tiết kiệm chi phí vừa tối ưu hiệu năng. Nếu có nhu cầu sử dụng Cloud Hosting, TinoHost là đơn vị mà bạn nên cân nhắc lựa chọn.
Đến với TinoHost, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận các sản phẩm chất lượng như tên miền, hosting, máy chủ,… với mức giá phù hợp với túi tiền của đại đa số người dùng Việt. Ngoài ra, dịch vụ khách hàng luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7/365 cũng là lý do để bạn tin tưởng đơn vị này.
Phát triển ứng dụng Blockchain nên chọn nhà cung cấp điện toán đám mây nào?
Nếu phát triển ứng dụng Blockchain, bạn có thể tham khảo dịch vụ điện toán đám mây của Amazon Web Services và Google Cloud.