Được biết đến như “bạn đồng hành” đắc lực của doanh nghiệp, Pipeline vừa là công cụ hỗ trợ hiệu quả, vừa là mô hình tiện ích giúp theo dõi và quản lý công việc. Thay vì hoạt động một cách tự phát như trước đây, Pipeline giúp doanh nghiệp vận hành theo các quy trình chuẩn mực giúp quá trình hoạt động trở nên đồng nhất và dễ đánh giá hơn. Vậy chính xác Pipeline là gì? Các giai đoạn phát triển của Pipeline có gì đặc biệt? Hãy cùng Tino Group tìm hiểu quy trình này qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu tổng quan về Pipeline
Trên thực tế, Pipeline được sử dụng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Dưới đây là những trường hợp bạn có thể dễ dàng bắt gặp thuật ngữ Pipeline.
Pipeline là gì trong kinh doanh?
Trong lĩnh vực kinh doanh, thuật ngữ Pipeline được dùng để mô tả quy trình hình ống có tính chất liền mạch. Thông qua quy trình này, doanh nghiệp có thể hình dung, xây dựng kế hoạch và định hướng hoạt động. Pipeline trong kinh doanh còn được phân thành 2 khái niệm nhỏ là Sales Pipeline và Inside Sale.
Vậy Sales Pipeline là gì?
Sale Pipeline là quy trình bán hàng bao gồm một chuỗi công việc được sắp xếp theo trình tự. Nhờ đó, hoạt động bán hàng, giao dịch sẽ được đảm bảo diễn ra hiệu quả. Thông qua Sales Pipeline, chủ doanh nghiệp có thể biết được số lượng giao dịch dự kiến sẽ diễn ra và kết thúc ở giai đoạn nhất định.
Không những thế, Sales Pipeline còn hỗ trợ người quản lý theo dõi mức độ chuyển đổi khách hàng và doanh số dự kiến. Đây là những yếu tố cực kỳ quan trọng trong kinh doanh.
Trong khi đó, Inside Sale là thuật ngữ nằm trong Sales Pipeline, dùng để chỉ các hoạt động kinh doanh online. Thuật ngữ này bao gồm những công việc yêu cầu nhân viên bán hàng tiếp cận với người tiêu dùng qua Internet, điện thoại hoặc Email.
Pipeline là gì trong Marketing?
Pipeline trong lĩnh vực Marketing là khái niệm được dùng để chỉ quy trình tiếp thị của một doanh nghiệp. Quy trình đó có thể bao gồm: nghiên cứu thị trường, xác định người tiêu dùng tiềm năng để tiếp cận, thu hút và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi. Đặc biệt, Pipeline Marketing có thể kết hợp với quy trình Sales Pipeline để tăng hiệu quả bán hàng. Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất ưa chuộng phương pháp hợp nhất này.
Pipeline là gì trong IT?
Khái niệm này dùng để chỉ một tập hợp các đối tượng xử lý dữ liệu thành dạng chuỗi. Thông qua đó, dữ liệu sẽ được ghi nhận từ đầu vào của đối tượng trước và chuyển hoá thành đầu ra cho đối tượng sau. Bởi sở hữu tính chất nối tiếp nên tổ chức các đối tượng này được gọi là một Pipeline. Đồng thời, những đối tượng được nhắc đến ở khái niệm này là CPU, GPU hoặc đơn giản là dòng lệnh đơn.
Một số điểm đặc trưng của Pipeline
Về bản chất, điểm đặc trưng của Pipeline trong lĩnh vực kinh doanh là không giới hạn về mặt thời gian. Điều này đồng nghĩa với việc thời gian của quy trình sẽ được thực hiện một cách linh động. Nhờ đó, Pipeline luôn phù hợp với các chiến lược mà doanh nghiệp đặt ra và hướng đến hoạt động kinh doanh tại thời điểm đó.
Hơn hết, việc xác định thời điểm bắt đầu của quy trình không hề đơn giản. Quy trình này có thể được tính từ khi khách đến mua hàng hoặc tính từ thời điểm doanh nghiệp nhập sản phẩm về kho. Một Sales Pipeline toàn diện thường sở hữu một số điểm đặc trưng sau:
- Có thể xác định các giai đoạn cụ thể trong chu trình bán hàng.
- Có thể xác định được những cơ hội, tiềm năng để chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể tính toán số lượng cơ hội cần có ở mỗi giai đoạn để chinh phục mục tiêu doanh thu.
- Những điểm chung trong các cơ hội chuyển đổi có thể xác định ở mỗi giai đoạn. Chẳng hạn như việc lên lịch cho các cuộc họp trực tiếp hoặc tạo ra các mẫu dùng thử miễn phí. Chiến lược này giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng, làm tăng khả năng đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng.
- Quy trình bán hàng hoặc những điều chỉnh quy trình hiện có xung quanh các hoạt động bán hàng cũng như dữ liệu mua sắm về khách hàng.
5 giai đoạn điển hình của quy trình Pipeline trong lĩnh vực kinh doanh
Sau khi định nghĩa thuật ngữ Pipeline là gì, bạn cần tìm hiểu 5 giai đoạn điển hình để quy trình Pipeline đạt hiệu quả cao nhất.
#1. Xác định đối tượng người dùng tiềm năng
Bước đầu tiên trong quy trình Pipeline là xác định người tiêu dùng tiềm năng. Có thể nói, đây là bước quan trọng nhất vì khách hàng luôn là nhân tố cốt lõi ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. Chính vì thế, đội ngũ nghiên cứu, phát triển thị trường cần tập trung chắt lọc các nhóm khách hàng thật sự có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
#2. Tận tình chăm sóc khách hàng cũ
Chăm sóc khách hàng cũng là bước không thể thiếu trong 5 giai đoạn của quy trình Pipeline. Hoạt động chính của giai đoạn này là hỗ trợ tư vấn, giải đáp các thắc mắc về sản phẩm/dịch vụ cho người tiêu dùng.
Theo nhiều nghiên cứu, những tệp khách hàng trung thành có khả năng đóng góp rất nhiều doanh thu cho doanh nghiệp. Vậy nên, việc giữ chân người tiêu dùng trung thành chính là điều quan trọng cho sự phát triển chiến lược bền vững của doanh nghiệp.
Việc chăm sóc, tư vấn khách hàng thường xuyên là phương thức hàng đầu giúp doanh nghiệp giữ chân người dùng. Đồng thời, doanh nghiệp có thể xây dựng các chương trình khuyến mại dành riêng cho khách hàng thân thiết để bày tỏ lòng tri ân.
#3. Đề xuất các nhóm người dùng quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ
Trong bước tiếp theo, bạn cần định hình khung phân định nhu cầu của người tiêu dùng. Việc này giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tập trung các nhóm khách hàng quan tâm, có nhu cầu đối với sản phẩm/dịch vụ. Nhóm khách hàng này cần đáp ứng đủ 2 tiêu chí:
- Đã có sẵn nhu cầu tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ.
- Không đòi hỏi doanh nghiệp tốn quá nhiều thời gian tư vấn, giải đáp về tính chất cũng như công dụng của sản phẩm.
Việc này giúp tiết kiệm thời gian cho cả doanh nghiệp cũng như người mua hàng. Đồng thời, khi định hình các nhóm khách hàng đã có nhu cầu, tỷ lệ chốt đơn của doanh nghiệp cũng cao hơn. Thế nên, mọi doanh nghiệp cần có chiến lược riêng dành cho các nhóm khách hàng đã có nhu cầu và nhóm khách hàng đại trà khác.
#4. Thuyết phục và đàm phán với khách hàng
Trong lĩnh vực kinh doanh, thuyết phục và đàm phán chính là kỹ năng cần có của mỗi nhân viên bán hàng. Giai đoạn này giúp bạn tạo dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng. Tuy nhiên, để thành công thuyết phục khách hàng, bạn cần rèn luyện nhiều kỹ năng khác nhau như giao tiếp, lắng nghe, thuyết phục, kiên nhẫn,…
Có thể nói, đây là bước quan trọng, đóng vai trò như “đòn bẩy” đánh trực diện vào tâm lý và quyết định mua sắm của khách hàng. Một nhân viên tư vấn cần phải sáng suốt, nhanh nhạy, khả năng đàm phán linh hoạt khi tiếp cận khách hàng. Ngoài ra, nhân viên cũng phải biết cách làm khách hàng hài lòng bằng kỹ năng giao tiếp khéo léo khi giới thiệu sản phẩm/dịch vụ.
#5. Chốt deal
Bước cuối cùng để kết thúc quy trình là chốt deal. So với 4 giai đoạn trên, chốt deal chính là giai đoạn khó khăn nhất trong quy trình Pipeline. Ở giai đoạn này, khách hàng đã hiểu rõ về sản phẩm/dịch vụ thông qua quá trình tư vấn của người bán. Vì vậy, nếu bạn thành công thuyết phục khách hàng, họ sẽ nhanh chóng chốt deal và ký hợp đồng.
Để khách hàng “gật đầu” nhanh hơn, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng các chương trình khuyến mại ngắn hạn có tính khan hiếm. Khi nhận được ưu đãi hấp dẫn, khách hàng thường có xu hướng dễ đồng ý hơn.
Trong trường hợp thuyết phục khách hàng thất bại, bạn cũng có thể tìm hiểu nguyên nhân khiến họ từ chối để tìm ra giải pháp hoàn thiện Pipeline của mình tốt hơn.
Kết luận
Nhìn chung, Pipeline đã trở thành một quy trình không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn và đưa ra lời giải đáp Pipeline là gì. Đừng quên theo dõi Tino Group để tiếp tục đón đọc những bài viết hay và hữu ích khác nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Quy trình Pipeline và phễu bán hàng khác nhau như thế nào?
- Pipeline: Đại diện cho các giai đoạn mà người tiêu dùng có thể trải qua để trở thành khách hàng trung thành.
- Phễu bán hàng: Đại diện cho số lượng khách hàng tiềm năng vượt qua các giai đoạn đó.
Quy trình Pipeline có hiệu quả không?
Tất nhiên là có! Khi áp dụng quy trình Pipeline, doanh nghiệp có thể vận hành hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, tăng khả năng tiếp cận khách hàng.
Có nên sử dụng phần mềm hỗ trợ Pipeline không?
Trong thời buổi công nghệ số, việc sử dụng phần mềm hỗ trợ Pipeline là điều cần thiết.
Chiến lược bán hàng theo quy trình Pipeline là gì?
Đây là chiến lược kết hợp giữa dữ liệu tiếp thị với bán hàng để chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành. Chiến lược này chủ yếu tập trung vào phần cuối hẹp của kênh.