PHP-FPM là gì mà có khả năng cải thiện tốc độ của một website? TinoHost sẽ cùng đồng hành tìm hiểu PHP-FPM là gì và khả năng của PHP-FPM như thế nào nhé!
PHP Handler là gì?
PHP là gì?
Để có thể nắm được PHP-FPM là gì, trước tiên ta cần biết về PHP.
PHP là một ngôn ngữ lập trình bậc cao, chuyên dùng để phát triển các loại ứng dụng cho máy chủ, phần mềm mã nguồn mở và những mục đích khác. PHP đặc biệt thích hợp với web và có thể dễ dàng nhúng vào các trang HTML. PHP có khả năng tối ưu được các ứng dụng web, tốc độ nhanh, nhỏ gọn, ngôn ngữ này có cú pháp giống C và Java.
PHP là một ngôn ngữ dễ học, dễ tiếp thu và thời gian xây dựng một sản phẩm hoàn chỉnh tương đối ngắn, vậy nên PHP nhanh chóng trở thành một ngôn ngữ lập trình web phổ biến nhất thế giới.
PHP Handler là gì?
Khi chạy một website PHP, server cần phải thông dịch PHP và tạo ra trang web khi có khách truy cập vào.
Ví dụ cụ thể: PHP Handler sẽ chịu trách nhiệm cho việc “nói” cho Apache “nghe” Apache phải làm gì. Nếu không Apache chỉ gửi cho người dùng một file PHP để tải xuống, vì Apache không biết phải làm gì với những lệnh PHP khi không có module PHP handler hướng dẫn.
Hiện tại có các module như: PHP-FPM chúng ta đang tìm hiểu, CGI, FastCGI (phiên bản cải tiến của CGI), DSO và vài module khác nữa. Tuy nhiên chúng ta sẽ tập trung trọng tâm tìm hiểu PHP-FPM.
PHP-FPM là gì?
Khái niệm PHP-FPM
PHP-FPM – FastCGI Process Manager là một chương trình có tính năng phiên dịch PHP khi chạy trang web cho webserver. PHP-FPM được phát triển bởi Andrei Nigmatulin trên nền tảng mở rộng CGI.
PHP-FPM có khả năng tối ưu được quá trình xử lý thông tin của webserver, cũng như hỗ trợ xử lý thông tin với tốc độ cực kì nhanh trên những website khác nhau trong cùng một khoản thời gian.
PHP-FPM trở nên vô cùng phổ biến bởi tốc độ xử lý kịch bản PHP (PHP script) cực nhanh, tạo điều kiện cho khả năng tăng lượng truy cập nhưng không bị quá tải và khả năng tối ưu cho những website có dung lượng lớn.
Ưu điểm và nhược điểm của PHP-FPM
Ưu điểm của PHP-FPM
- Hiệu suất, tính bảo mật và độ ổn định của PHP-FPM vượt trooij 6so với CGI.
- Cải thiện đáng kể tốc độ tải trang giúp trải nghiệm của người dùng cao hơn, từ đó lưu lượng truy cập cũng cao hơn.
- Được tin và sử dụng rộng rãi đặc biệt là ít tốn tài nguyên CPU.
- Hỗ trợ tải file lên nhanh hơn
Nhược điểm của PHP-FPM
PHP-FPM ngốn rất nhiều ram trong quá trình chạy.
Với những ưu điểm vượt trội như vậy, giờ đây ngôi vương của Apache kết hợp FastCGI đang bị PHP-FPM đe doạ.
Lịch sử phát triển của PHP-FPM
Cha đẻ của chương trình PHP-FPM này là Andrei Nigmatulin. Vào năm 2004, khi Andrei chờ đợi mòn mỏi việc một ai đó sẽ tạo ra chương trình PHP FastCGI. Cho đến một ngày Andrei không thể chờ nữa, quyết định tự thân phát triển PHP-FPM. PHP-FPM được phát triển dựa trên kiến thức, kinh nghiệm và ý tưởng từ lúc làm việc với FastCGI SAPI của PHP trong một vài dự án.
Nhưng PHP-FPM không hề ổn định và cũng rất khó để giải quyết được vấn đề gì. Cho đến giữa 2009, Andrei thay đổi PHP-FPM biến nó từ một bản vá cho PHP trở thành một tệp bình thường với nhiều module hơn.
Và họ tiếp tục phát triển đến ngày hôm nay và có được PHP-FPM như bạn đang thấy, không chỉ Andrei Nigmatulin mà còn rất nhiều cá nhân, đội nhóm khác tham gia vào phát triển nữa. Bạn có thể xem chi tiết tại đây.
Giới thiệu về một số PHP Handler khác
CGI là gì?
CGI – Common Gateway Interface, đây là một phần mềm lập trình có khả năng kết nối giữa chương trình với máy chủ dựa trên các định danh đặc tả thông tin.
Có thể bạn muốn xem thêm: CGI là gì? Cách thức hoạt động của CGI?
Ngoài ra, CGI còn có nhiệm vụ nhận dữ liệu từ các trang web dưới dạng mã HTML, CGI sẽ truyền dữ liệu thông qua internet để đến máy trạm của người dùng.
Trong bài đã nhắc đến các bản mới, vậy TinoHost sẽ giới thiệu sơ qua về bản cũ nhất của PHP Handler là DSO.
DSO là gì?
DSO là một PHP Handler có tốc độ nhanh nhất, DSO hoạt động như một Apache module, tức là các PHP script sẽ được chạy dưới quyền của Apache user: “nobody”.
Vì tất cả các file được tạo ra bởi PHP script sẽ thuộc quyền sở hữu của user “nobody”, và tất nhiên là bạn không thể đọc chúng qua Web được. Ví dụ điển hình nhất nếu bạn sử dụng WordPress nhé: Bạn sử dụng tính năng tải file bằng giao diện WordPress hoặc tính năng tự động nâng cấp mà đang sử dụng DSO thì xem như hỏng.
Một vấn đề khá khó nữa là với việc user “nobody” này có quá nhiều quyền hạn, và một khi hacker tìm ra được lỗ hổng trong PHP script thì coi như hỏng tiếp, user “nobody” sở hữu gì thì hacker có thể khai thác, sửa đổi thông tin đó. Vậy nên bạn thường xuyên xem và cập nhật phiên bản mới nhất của PHP nhé.
PHP-FPM và Nginx
Nginx và PHP-FPM là một “cặp đôi vàng trong làng” máy chủ. Vì sao? Vì sự kết hợp này đã được chứng minh và công nhận về sự ổn định của máy chủ cũng như hiệu suất ấn tượng, với mức tiêu thụ tài nguyên lại thấp.
Hiệu suất tiêu thụ bộ nhớ sẽ được tối ưu nhất khi Nginx kết hợp cùng PHP-FPM. Với cấu trúc không đồng bộ, có thể tạo ra khả năng mở rộng theo các sự kiện.
Khi sử dụng trình dịch PHP-FPM, PHP sẽ chạy độc lập thông qua cổng TCP/IP; trong khi đó Nginx sẽ chỉ yêu cầu HTTP. Với cách thức vận hành tận dụng sự độc lập và song song như vậy sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, thời gian thực thi cũng sẽ ngắn hơn.
PHP-FPM và các CMS
PHP-FPM và WordPress
Một server Nginx đi kèm với PHP-FPM trên nền tảng CMS WordPress thì còn gì bằng nữa. Trang web của bạn thuộc dạng tin tức, báo chí hay nội dung số có lượng truy cập lớn hằng ngày thì bộ 3 này sẽ giúp trang của bạn có thêm lượng người truy cập lớn hơn, mà còn mở rộng hơn nữa vì tốc độ tải trang rất cao.
PHP-FPM và Plesk
Plesk rất chăm chút sản phẩm của mình, để tăng hiệu suất hoạt động và giảm tiêu thụ bộ nhớ nhằm đẩy tốc độ tải trang lên, Plesk tích hợp sẵn PHP-FPM vào sản phẩm.
PHP-FPM and Magento
Magento là một nền tảng thương mại điện tử khá phổ biến đối, tích hợp tốt với Nginx và PHP-FPM. Nếu bạn muốn xây dựng một trang bán hàng có hiệu suất cao nhất, thì một máy chủ web có hỗ trợ PHP-FPM là cần thiết lắm luôn, bạn còn cần thêm cả bộ cân bằng tải cũng như bộ nhớ đệm.
Tuy là PHP-FPM sẽ là một thách thức cực kì lớn với những người mới. Nhưng qua bài viết này mình hi vọng bạn tìm thấy được những tính năng hữu ích, cũng như sự cần thiết của PHP-FPM với trang web của bạn nhé.
Những câu hỏi thường gặp
NGINX là gì?
NGINX là một phần mềm web server mã nguồn mở, sử dụng kiến trúc hướng sự kiện (event-driven) không đồng bộ (asynchronous). Ban đầu mục tiêu của nó là để phục vụ HTTP cache nhưng sau đó được áp dụng vào reverse proxy, HTTP load balancer và các giao thức truyền email như IMAP4, POP3, và SMTP.
Ưu điểm vượt trội của PHP-FPM so với CGI là gì?
Ưu điểm vượt trội nhất của PHP-FPM là hiệu suất cao, sự ổn định và tính bảo mật cao hơn nhiều so với CGI. PHP-FPM có thể chạy PHP Script dưới quyền sở hữu PHP Scripts đó.
Tại sao CGI lại dần mất đi vị thế trên thị trường và người dùng chuyển dần sang PHP-FPM?
Sự vượt trội của CGI là nó có thể chạy độc lập trên máy chủ sử dụng bất kì một ngôn ngữ lập trình nào. Tuy nhiên điểm kiến CGI dần trở nên mất vị thế là do nó có hiệu suất thấp. Khi sử dụng CGI, nó sẽ tự khởi tạo tiến trình mới khi có yêu cầu truy cập vào trang web động. Vừa gây hao tốn tài nguyên vừa giảm tốc độ tải web.
Có nên chuyển đổi PHP Handler khác khi không có chuyên môn?
Câu trả lời là không khuyến khích việc này. Tuy rằng PHP-FPM có những tính năng thực sự rất ấn tượng, nhưng ở mỗi nhà phát triển thì họ đã tự thử nghiệm rất nhiều các hình thức, phiên bản khác nhau cho dịch vụ của họ trước khi đến tay bạn. Nên tốt nhất thì sử dụng phiên bản mặc định từ nhà phát triển là an toàn nhất cho các bạn mới.