Để doanh nghiệp phát triển bền vững, việc quản trị doanh nghiệp cần được ưu tiên hàng đầu. Do đó, có rất nhiều mô hình, học thuyết về quản trị doanh nghiệp đã được ra đời. Một trong những hệ thống, mô hình quản trị đó chính là OKR. Vậy OKR là gì? Hãy cùng TinoHost tìm hiểu chi tiết trong bài viết bên dưới nhé!
Giới thiệu về OKR
OKR là gì?
OKR được viết tắt từ cụm từ “Objective and Key Results”, được tạm dịch là “mục tiêu và kết quả then chốt”. OKR được các chuyên gia xem như một phương pháp quản trị doanh nghiệp và áp dụng cho việc tính toán. Từ đó, phương pháp này mang lại kết quả chủ chốt (Key Results) để hướng tới mục tiêu (Objectives) trong một thời hạn nhất định.
Ngoài ra, OKR còn giúp tăng khả năng liên kết nội bộ của từng tổ chức thông qua việc liên kết mục tiêu của công ty, mục tiêu của từng phòng ban cùng mục tiêu của cá nhân. Từ đó, mọi thành viên đều hướng tới mục tiêu chung của công ty.
Cấu trúc của OKR
Mô hình quản trị doanh nghiệp OKR được xây dựng dựa trên hai nền tảng chủ chốt: mục tiêu (Objectives) và kết quả chủ chốt (Key Results), với mỗi nền tảng tương ứng với một câu hỏi.
- Mục tiêu: Nơi mà tôi muốn đến?
- Kết quả then chốt: Làm thế nào tôi có thể đến nơi đó?
Mục tiêu (Objectives) được hiểu như mục tiêu chung mà công ty đặt ra cho từng phòng ban, từng cá nhân. Còn kết quả chủ chốt (Key Results) là các phương pháp đo lường với mục đích thực hiện hóa mục tiêu đã đề ra. Mô hình này được duy trì liên tục trong công ty từ các cấp lãnh đạo xuống từng phòng ban cho đến từng cá thể. Từ đó, mô hình này tạo ra một mối liên kết giữa các cấp bậc trong công ty và giúp mọi người có chung một chí hướng.
Nguyên lý hoạt động của OKR
OKR là mô hình được thiết lập để quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, mô hình này lại có điểm khác biệt so với các mô hình khác đó là hoạt động dựa trên niềm tin
- Tính tham vọng: Những mục tiêu đặt ra phải cao hơn so với ngưỡng năng lực hiện có.
- Tính đo lường được: Các kết quả chủ chốt (Key Results) đều phải được định lượng và đo lường.
- Tính minh bạch: Bất cứ ai có trong cơ cấu tổ chức công ty, từ CEO cho đến thực tập sinh, đều có quyển theo dõi OKR của doanh nghiệp
- Tính hiệu suất: OKR không được áp dụng để đo lường hiệu suất làm việc của nhân viên
Những tài liệu về OKR mà bạn cần tham khảo
OKR là sản phẩm thuộc sở hữu của Andy Grove tại tập đoàn Intel, sau đó John Doer tiếp tục kế thừa và vận dụng phương pháp này tại Google. Ngày nay, OKR đã được áp dụng tại vô số các tổ chức bao gồm cả Spotify và Hải quân Hoa Kỳ. Tại Việt Nam, FPT cũng đã áp dụng mô hình OKR với mục tiêu thúc đẩy mỗi nhân viên sáng tạo trong công việc.
Từ đó, chúng ta có thể thấy OKR đang được áp dụng trên toàn thế giới. Nếu bạn muốn khám phá về mô hình này cũng như có sự hình dung tổng quan và lên kế hoạch vận hành mô hình OKR vào doanh nghiệp của mình thì chắc chắn bạn phải đọc những cuốn về OKR bên dưới đây.
Measure What Matters: How Google, Bono, and the Gates Foundation Rock the Work with OKRs
Tựa đề cuốn sách được tạm dịch là “Làm điều quan trọng: Google, Intel, Adobe, Youtube, Gates Foundation,… đã dịch chuyển thế giới bằng OKRs như thế nào?” – Tác giả: John Doerr
Cuốn sách mô tả hệ thống quản lý OKR qua các câu chuyện thực tế tại những công ty công nghệ lớn trên thế giới khi áp dụng OKR, như: Google, Intel, Adobe, Youtube, Gates Foundation…
Cuốn sách này được John Doerr (cựu nhân viên làm việc tại Intel) và nhà đầu tư Kleiner, Perkins, Caufield & Byers (nhà đầu tư và thành viên ban đầu của Google và Amazon) tổng hợp biên soạn.
Theo tỷ phú Bill Gates, cuốn sách này mô tả “phương thức hoạt động của OKR cũng như gợi ý cách áp dụng hệ thống này trong mọi tình huống”. Ông nói rằng: bất cứ ai muốn trở thành một nhà quản lý tài giỏi nên đọc quyển sách này.
Cuốn sách này cũng được đánh giá cao bởi nhiều nhà lãnh đạo bao gồm đồng sáng lập LinkedIn – Reid Hoffman, đồng sáng lập Intel – Gordon Moore và COO của Facebook – Sheryl Sandberg.
Radical Focus: Achieving Your Most Important Goals with Objectives and Key Results
Tựa đề cuốn sách được tạm dịch là “Tập trung cấp bách: Đạt được các mục tiêu quan trọng nhất của bạn với các mục tiêu và các kết quả then chốt” của tác giả Christina R Wodtke và Marty Cagan.
Quyển sách này được tác giả trình bày dưới dạng những câu chuyện cụ thể, những kinh nghiệm được đúc kết trong quá trình áp dụng OKR tại doanh nghiệp. Vì vậy, cuốn sách này sẽ cực kỳ phù hợp với những người muốn sử dụng mô hình OKR ngay.
Bằng việc kể câu chuyện khởi nghiệp đầy khó khăn của Hanna và Jack, tác giả xoáy sâu vào sự linh hoạt của OKR cũng như làm thế nào để thiết lập mục tiêu tốt hơn. Câu chuyện kể về sự kiện khi hai người nhận được một tối hậu thư từ nhà đầu tư duy nhất của họ, họ phải học cách sử dụng OKR trong tâm thế cấp bách để có những quyết định đúng đắn.
Trong quá trình làm việc với các công ty hàng đầu ở Thung lũng Silicon, tác giả đã rút ra những kinh nghiệm để đưa những hiểu biết thực tế về OKR dưới hình thức một câu chuyện. Từ câu chuyện của Hanna và Jack, có thể thấy rằng OKR yêu cầu việc kiểm tra định kỳ, xác định những kết quả chính, và trên hết là một thông điệp đầy ý nghĩa. Đó chính là một thất bại sẽ mang lại cho bạn thật nhiều điều bổ ích.
Wodtke đã bổ sung thêm vào nửa cuối của cuốn sách để trình bày những hiểu biết thực tế nhất của mình về việc áp dụng OKR tại nơi làm việc và những thách thức mà bản thân phải đối mặt.
Objectives and Key Results: Driving Focus, Alignment, and Engagement with OKRs
Tựa đề cuốn sách được tạm dịch là “Mục tiêu và Kết quả chính: Tập trung Điều khiển, Gắn kết và Cam kết với OKRs” – Tác giả: Paul R. Niven và Ben Lamorte
Cuốn sách được người đọc xem như một cuốn hướng dẫn đầy đủ đầu tiên về OKR. Cách thiết kế một khung tư duy giám sát để giúp các tổ chức tạo ra giá trị thông qua các vấn đề như:
- Sự tập trung
- Sự gắn kết
- Sự giao tiếp
Cuốn sách là sản phẩm của hai nhà tư vấn và nhà nghiên cứu hàng đầu về OKR. Cuốn sách như một nguồn tài liệu cho các tổ chức dựa vào để thực hiện định lượng các mục tiêu định tính. Từ đó, các tổ chức có thể thúc đẩy mỗi nhóm nỗ lực hết công suất của họ để đạt được sự tiến bộ đáng kể với mục tiêu quan trọng nhất của họ.
Bạn sẽ biết làm thế nào mà các công ty hàng đầu sử dụng OKR mỗi ngày để giúp đội ngũ nhân viên của họ tập trung toàn lực vào mục tiêu, xây dựng kế hoạch thực hiện cũng như đạt được kết quả phản ánh tiềm năng của họ.
Từ khái niệm cơ bản đi sâu vào chi tiết các trường hợp thực tế, cuốn sách này sẽ “chìa khóa” giúp bạn tận dụng được nhiều nhất các lợi ích của OKR.
Trên đây là danh sách 3 cuốn sách kinh điển về hệ thống quản trị doanh nghiệp OKR kinh điển nhất. Nếu bạn đọc hết cả ba quyển sách này, TinoHost tin chắc rằng bạn nắm rõ những lý thuyết cơ bản về hệ thống OKR cũng như hiểu được phần nào cách áp dụng OKR vào doanh nghiệp của mình.
Thông qua bài viết bên trên, bạn có thể thấy rằng tầm quan trọng của OKR không hề nhỏ. Vì vậy, bạn có thể tìm đọc những tài liệu về OKR mà TinoHost đã cung cấp bên trên để bạn hiểu rõ hơn về bản chất của hệ thống OKR và phương pháp áp dụng hệ thống này.
FAQs về OKR
OKR và KPI liệu có giống nhau?
KPI là thước đo để theo dõi hoạt động kinh doanh. KPI giúp doanh nghiệp theo dõi những thứ có thể đo lường được, tuy nhiên chúng ta cần chú ý đến yếu tố giúp dự án thành công.
Chỉ số OKR giúp định hướng mục tiêu bạn muốn thực hiện, mô hình là kết quả trọng điểm giúp hoàn thành mục tiêu. Có thể thấy, khi chúng ta so sánh KPI và OKR là hai yếu tố cốt lõi bổ sung, hỗ trợ nhau giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
OKR có thực sự quan trọng không?
Bạn có thể thấy rằng mô hình OKR được các doanh nghiệp hàng đầu thế giới như Google, Youtube, Spotify, Adobe áp dụng. Sau khi áp dụng, họ đã thành công như ngày hôm nay.
Tại Việt Nam, một “ông trùm” về công nghệ cũng áp dụng mô hình này đó chính là FPT. Vì vậy, OKR được xem là một mô hình đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp.
OKR có dễ áp dụng hay không?
Tuy OKR là một mô hình quản trị doanh nghiệp hiệu quả nhưng thực tế việc áp dụng mô hình này không phải “chuyện một sớm một chiều”. Trước tiên, bạn phải dành thời gian và công sức để tìm hiểu, nghiên cứu bản chất của mô hình này, tiếp đến bạn mới có thể áp dụng vào doanh nghiệp của mình. Và việc vận dụng OKR trong hoạt động doanh nghiệp cũng là một thách thức lớn.
Mô hình OKR hoạt động dựa trên mấy nguyên lý?
Có thể bạn cũng đã hiểu biết cơ chế hoạt động của OKR vô cùng phức tạp đòi hỏi người vận hành phải có kiến thức chuyên môn sâu cũng như kỹ năng quản lý. Nhưng xét về bản chất, OKR hoạt động dựa trên 4 nguyên lý cơ bản bao gồm:
- Tính tham vọng
- Tính đo lường
- Tính minh bạch
- Tính hiệu suất
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay TinoHost để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Với bề dày kinh nghiệm hơn 5 năm cung cấp hosting, dịch vụ cho thuê máy chủ, các dịch vụ liên quan đến tên miền và bảo mật website, hãy để TinoHost đồng hành cùng bạn trên con đường khẳng định thương hiệu trên bản đồ công nghệ toàn cầu!