Thời kỳ Internet bùng nổ đã mở ra cơ hội “vàng” cho các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến. Bạn thậm chí có thể kinh doanh mà không cần một đồng vốn nào. Trong các mô hình kinh doanh “0 đồng”, Dropshipping chính là loại hình được nhiều người ưa chuộng nhất. Hãy cùng Tino Group điểm qua 5 nền tảng Dropshipping lớn nhất năm 2024 qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Dropshipping là gì?
Dropshipping còn gọi là Dropship – hình thức kinh doanh cho phép các doanh nghiệp hoạt động mà không cần kho bãi, hàng tồn kho để lưu trữ sản phẩm. Với loại hình kinh doanh này, bạn không cần tự vận chuyển sản phẩm đến khách hàng. Thay vào đó, bạn sẽ hợp tác với những đơn vị cung cấp Dropshipping để sản xuất, lưu kho, đóng gói và vận chuyển sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Dropshipping là một loại hình kinh doanh đơn giản nhưng cực kỳ hấp dẫn. Hấp dẫn ở đây là cơ hội kiếm được lợi nhuận cao, không cần tốn bất kỳ khoản chi phí nào. Đặc biệt, với Dropshipping, bạn sẽ không phải thuê địa điểm kinh doanh thực tế như văn phòng truyền thống. Tất cả những gì bạn cần có chỉ đơn giản là một chiếc laptop có kết nối Internet, một trang web bán hàng uy tín và khả năng thu hút lượng lớn người dùng.
Vậy làm thế nào để xây dựng một website bán hàng chất lượng, uy tín?
Đầu tiên, bạn hãy lựa chọn một gói Hosting chất lượng tại đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín. Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể tham khảo những gói Hosting giá rẻ tại TinoHost – đơn vị cung cấp dịch vụ Hosting, Tên miền hàng đầu tại Việt Nam. Hiện tại, TinoHost đã cho ra mắt rất nhiều gói Hosting giá rẻ, phù hợp với “hầu bao” của người dùng cá nhân.
Tham khảo chi tiết về thuật ngữ Dropshipping tại đây.
5 nền tảng Dropshipping lớn nhất hiện nay
#1. WooCommerce
WooCommerce là một trong những nền tảng thương mại điện tử được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn cầu. Nền tảng này sở hữu thị phần gần 23% trong các cửa hàng thương mại điện tử tổng thể. Về cơ bản, WooCommerce chính là một plugin eCommerce của WordPress.
Người dùng nền tảng có thể cài đặt và sử dụng plugin này chỉ bằng một cú click chuột. Vì vậy, dù bạn là “newbie”, việc sử dụng WooCommerce cũng vô cùng dễ dàng. Thế nên, WooCommerce đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu dành cho những người đang chuẩn bị kinh doanh Dropshipping.
Ưu điểm:
- Tích hợp dễ dàng, giúp người dùng nhanh chóng tạo và quản lý cửa hàng trực tuyến hiệu quả. Nhờ đó, người dùng có thể tiết kiệm được thời gian, công sức và tập trung vào hoạt động Dropshipping tốt hơn.
- Cung cấp nhiều plugin mở rộng, đa dạng chủ đề, hỗ trợ người dùng tuỳ chỉnh, mở rộng chức năng của cửa hàng. Đồng thời, người dùng có thể tìm kiếm các plugin hỗ trợ Dropshipping khác để tích hợp dịch vụ giao hàng tự động, quản lý đơn hàng và tự động hoá quy trình.
- Cho phép người dùng dễ dàng quản lý, điều chỉnh danh mục sản phẩm, giá thành, mô tả và hình ảnh. Bạn có thể thêm, xoá sản phẩm dễ dàng cũng như cập nhật tồn kho, giá thành theo thời gian thực.
- Hỗ trợ nhiều cổng thanh toán quen thuộc, cho phép người dùng thanh toán bằng các phương thức khác nhau.
Hạn chế:
- Phụ thuộc nhiều vào WordPress, yêu cầu người dùng phải hiểu và quản lý cả hai nền tảng.
- Đòi hỏi một số cấu hình và tối ưu hoá hoạt động hiệu quả. Nếu không được cấu hình đúng cách, cửa hàng của người dùng có thể bị load chậm, gặp vấn đề về hiệu suất.
- Quản lý đơn hàng khá phức tạp, không hỗ trợ công cụ bán hàng mạnh mẽ.
#2. Magento
Magento cũng là sự lựa chọn tuyệt vời khi bạn “bước chân” vào lĩnh vực Dropshipping. Nền tảng thương mại điện tử này cung cấp đa dạng tính năng và công cụ mạnh mẽ. Với Magento, bạn có thể dễ dàng tạo ra một cửa hàng Dropshipping chuyên nghiệp, giao diện trực quan và đẹp mắt. Đồng thời, Magento còn hỗ trợ bạn xây dựng cửa hàng Dropshipping đa kênh, tiếp cận đến đa dạng người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nền tảng cũng tích hợp một số công cụ tiếp thị như Email Marketing, SEO, mạng xã hội.
Ưu điểm:
- Cung cấp một loạt các tính năng, công cụ tuỳ chỉnh giúp người dùng tạo ra cửa hàng trực tuyến phù hợp với nhu cầu, mục tiêu của mình.
- Có khả năng mở rộng mạnh mẽ, cho phép cửa hàng trực tuyến phát triển với quy mô lớn. Nền tảng có khả năng quản lý hàng nghìn sản phẩm, xử lý số lượng lớn lượt truy cập và đơn hàng.
- Cho phép người dùng quản lý nhiều nguồn cung, tích hợp dữ liệu từ các nhà cung cấp khác nhau.
- Sở hữu một cộng đồng người dùng tích cực, cung cấp tài nguyên, gói mở rộng và sự hỗ trợ từ người dùng trên khắp thế giới.
Hạn chế:
- Cấu hình và tùy chỉnh phức tạp hơn so với các nền tảng thương mại điện tử khác, đòi hỏi người dùng có kiến thức về kỹ thuật cũng như kinh nghiệm phát triển web.
- Yêu cầu một máy chủ mạnh mẽ để đảm bảo hiệu suất tốt, cần đầu tư tài nguyên hệ thống, bảo trì định kỳ thường xuyên.
- Không phải là một nền tảng Dropshipping miễn phí.
- Tốc độ xử lý đơn hàng tương đối chậm nếu cửa hàng tiếp nhận một lượng lớn sản phẩm, đơn hàng.
#3. Amazon
Amazon được biết đến như một nền tảng thương mại điện tử lớn bậc nhất thế giới. Nền tảng này cung cấp hàng hoá cho các nhà bán lẻ, người tiêu dùng toàn cầu. Không chỉ là một sàn thương mại điện tử lớn, Amazon còn là nền tảng Dropshipping uy tín.
Khi tham gia Dropshipping trên Amazon, bạn sẽ hợp tác với nền tảng để bán các sản phẩm từ những nhà cung cấp khác cho khách hàng. Với mô hình này, người bán sẽ sử dụng nền tảng Amazon làm kênh bán hàng chính. Đồng thời, họ cũng tạo một cửa hàng trực tuyến trên Amazon, liên kết với nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất để mua hàng hoá với giá sỉ. Khi nhận được đơn đặt hàng, người bán sẽ chuyển thông tin đơn cho nhà cung cấp. Lúc này, nhà cung cấp sẽ đảm nhận việc đóng gói và gửi sản phẩm trực tiếp đến tay khách hàng.
Ưu điểm:
- Là nền tảng thương mại điện tử quốc tế, có mặt tại nhiều quốc gia khác nhau.
- Có một cộng đồng khách hàng lớn, đa dạng. Với hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày, người bán sẽ có cơ hội tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng từ nhiều phân khúc, địa điểm khác nhau.
- Là một trong những nền tảng thương mại điện tử phát triển nhanh nhất thế giới. Việc kết hợp với Amazon giúp người bán có cơ hội tận dụng tiềm năng tăng trưởng của nền tảng, cải thiện doanh số bán hàng.
- Cung cấp các công cụ, dịch vụ tiếp thị để người bán quảng cáo, quảng bá sản phẩm.
Hạn chế:
- Cạnh tranh gay gắt trong cùng một ngành hàng, đòi hỏi người bán phải nỗ lực rất nhiều để tiếp cận khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh.
- Yêu cầu người bán phải trả các loại phí, bao gồm: phí đăng ký, phí hoa hồng, phí quảng cáo.
- Yêu cầu người bán phải tuân thủ những quy định, chính sách của nền tảng, làm hạn chế khả năng kiểm soát trải nghiệm mua hàng và quản lý.
#4. Etsy
Etsy là một nền tảng thương mại điện tử tập trung vào những sản phẩm thủ công, đồ dùng trang trí và quà tặng. Về cơ bản, Etsy không trực tiếp hỗ trợ loại hình kinh doanh Dropshipping. Tuy nhiên, người dùng vẫn có thể sử dụng nền tảng để bán hàng theo loại hình kinh doanh này.
Để bán hàng theo mô hình Dropshipping trên Etsy, người bán có thể tìm các nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất cung cấp sản phẩm phù hợp với chuyên môn của mình. Sau đó, người bán tiếp tục bổ sung các mô tả sản phẩm, hình ảnh trên Etsy và đặt hàng từ đơn vị cung cấp.
Ưu điểm:
- Là một nền tảng chuyên biệt dành cho các sản phẩm thủ công, đồ dùng decor và quà tặng. Vì vậy, Etsy luôn thu hút những khách hàng ưa chuộng sản phẩm mang tính độc nhất, mới lạ.
- Sở hữu một cộng đồng người dùng lớn, thu hút hàng triệu người mua và bán trên thế giới. Người bán có thể kết nối, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau.
- Cho phép người mua và người bán tương tác trực tiếp thông qua hệ thống tin nhắn, khung đánh giá.
Hạn chế:
- Chỉ tập trung vào những sản phẩm thủ công, đồ trang trí, hạn chế cung cấp các sản phẩm phổ biến khác.
- Là một nền tảng lớn với hàng triệu người bán, làm tăng khả năng cạnh tranh gay gắt.
- Áp dụng một số khoản phí cho việc đăng sản phẩm, giao dịch và quảng cáo.
- Có các chính sách nghiêm ngặt về bản quyền, chất lượng sản phẩm và giao dịch.
#5. Shopify
Mô hình Dropshipping trên Shopify đã trở thành sự lựa chọn của nhiều người khi khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến. Với Shopify, bạn có thể dễ dàng hợp tác với các đơn vị cung cấp Dropshipping, tự động hóa quy trình đặt và giao hàng. Nền tảng cũng cung cấp nhiều tính năng hữu ích như quản lý đơn hàng, thanh toán an toàn, công cụ tiếp thị.
Ưu điểm:
- Được thiết kế trực quan, đẹp mắt và dễ sử dụng. Nền tảng phù hợp với cả những người không có kỹ năng chuyên môn.
- Cung cấp một loạt tính năng thông minh, công cụ quản lý mạnh mẽ.
- Cho phép người dùng tuỳ chỉnh giao diện sao cho chuyên nghiệp để tăng sức hút cho cửa hàng của mình.
- Có một cộng đồng người dùng lớn, hỗ trợ 24/7 qua nhiều kênh, như Email, chat trực tiếp, điện thoại.
- Tích hợp nhiều ứng dụng và công cụ bên thứ 3, cho phép người dùng mở rộng tính năng của cửa hàng trực tuyến.
Hạn chế:
- Yêu cầu người bán phải trả một khoản phí theo tháng, phí giao dịch cho mỗi đơn hàng được xử lý qua nền tảng.
- Dù cho phép tùy chỉnh giao diện, nhưng người dùng vẫn có thể gặp hạn chế đối với các tùy chỉnh nâng cao (tốn phí).
Dropshipping chính là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho những ai muốn khởi nghiệp nhưng bị hạn chế nguồn vốn. Tino Group hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn nền tảng Dropshipping phù hợp. Đừng quên thường xuyên theo dõi Tino Group để không bỏ lỡ những bài viết hữu ích khác bạn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Có cần thiết phải tạo website riêng để bắt đầu Dropshipping không?
Không nhất thiết! Bạn có thể bắt đầu mô hình Dropshipping mà không cần tạo website riêng. Một số nền tảng thương mại điện tử như WooCommerce, Etsy hoặc Shopify cho phép bạn tạo cửa hàng và bán hàng trực tuyến ngay trên nền tảng.
Cần bằng cấp hay kinh nghiệm đặc biệt để kinh doanh Dropshipping không?
Câu trả lời là: “Không!”. Bạn không cần bằng cấp hoặc kinh nghiệm đặc biệt để bắt đầu kinh doanh Dropshipping. Mô hình này dễ tiếp cận và bạn có thể học cách vận hành cửa hàng trực tuyến từ những nguồn tài nguyên sẵn có hoặc tham gia các khóa học ngắn hạn.
Xử lý gửi hàng và vận chuyển cho khách hàng như thế nào?
Trong mô hình Dropshipping, việc xử lý gửi hàng và vận chuyển thường cho nhà cung cấp hoặc sản xuất đảm nhận. Khi khách hàng đặt sản phẩm, bạn chỉ cần thông báo đến đơn vị cung cấp/sản xuất. Nhà cung cấp/sản xuất sẽ đóng gói và gửi hàng trực tiếp đến khách hàng từ kho lưu trữ của họ.
Có thể bán sản phẩm từ nhiều đơn vị cung cấp khác nhau trong cùng cửa hàng Dropshipping không?
Tất nhiên là có! Bạn có thể bán sản phẩm từ nhiều đơn vị khác nhau trong cùng cửa hàng. Tuy nhiên, bạn cần chú ý việc quản lý đặt hàng, giao hàng từ các nhà cung cấp khác nhau để tránh xảy ra nhầm lẫn.