Khi mua tên miền để trỏ về website, bạn sẽ thấy một phần được ghi là Name Servers. Vậy công dụng của phần này ra sao? Trong bài viết này, TinoHost sẽ cùng bạn tìm hiểu cụ thể Name Servers là gì cùng như cách thay đổi Name Servers cho tên miền của mình.
Tìm hiểu về Name Servers
Hỏi: Khi gõ một tên miền, bạn sẽ vào được website mình muốn truy cập. Vậy quá trình hoạt động ấy của tên miền website diễn ra như thế nào?
Đáp: Đó chính là một quá trình được điều phối bởi các Name Servers hoặc Nameserver (máy chủ tên miền) dựa theo hệ thống tên miền (DNS).
Name Servers là gì?
Mỗi website được xác định bởi một địa chỉ IP. Khi muốn truy cập vào website nào, bạn cần gõ IP vào thanh trình duyệt. Vì IP cực kì khó hiểu và khó nhớ nên “tên miền” đã ra đời để giúp chúng ta thuận tiện hơn.
Tuy nhiên, tên miền không thể thay thế địa chỉ IP mà chỉ có nhiệm vụ làm trung gian để dẫn đến địa chỉ IP bạn muốn truy cập. Chính vì vậy, cần có một máy chủ để thực hiện quá trình chuyển dịch từ tên miền sang địa chỉ IP và máy chủ đó được gọi là Name Servers (hoặc DNS Server) – máy chủ tên miền.
Đôi nét về IP và Server
IP là gì?
IP hay địa chỉ IP là một dãy số khó nhớ dùng để “định danh” một tài nguyên trên mạng internet. Dãy số này rất khó nhớ và không thân thiện với người dùng. Do đó, chúng ta sẽ cần một tên miền với ký tự dễ nhớ hơn để tìm kiếm.
Tuy nhiên, tên miền không phải dùng để truy cập vào IP mà còn cần phải có một hệ thống trung gian để “dịch” từ tên miền sang IP và ngược lại.
Server là gì?
Hiểu một cách đơn giản: Server là nơi để lưu trữ, cung cấp và xử lý dữ liệu rồi chuyển đến các máy trạm liên tục 24/7/365 cho người dùng hay một tổ chức qua mạng LAN hoặc Internet. Bạn có thể tìm hiểu thêm về Server tại bài viết: Server là gì? Các loại máy chủ phổ biến hiện nay.
Những đặc điểm của Name Servers
Nameserver duy trì một thư mục của tên miền phù hợp với một số địa chỉ IP (máy tính). Những thông tin từ tất cả các tên trên mạng Internet được tập hợp trong một trung tâm đăng ký. Do đó, Name Servers có thể cho phép người dùng sử dụng để truy cập vào trang web bằng một tên miền quen thuộc, thay vì phải nhớ một loạt dãy số phức tạp của địa chỉ IP.
Nameservers trên mạng có thể truy cập thông tin tại các trung tâm đăng ký lên đến 8 giờ sau khi đăng ký các loại tên miền quốc tế .COM và .NET thời gian có thể được cập nhật lên đến 48 giờ cho tất cả các tên miền khác mở rộng (subdomain). Đây là khoảng thời gian được gọi tắt là cập nhật thông tin giữa các Nameserver với nhau.
Nếu DNS server được dùng để nói về hệ thống máy chủ có chức năng DNS domain thì Name Servers là địa chỉ của cụm máy chủ DNS (DNS server).
Cách hoạt động của Name Servers
- Khi người dùng nhập một tên miền vào trình duyệt hoặc ứng dụng, yêu cầu tìm kiếm (query) được gửi đến máy tính của người dùng hoặc router cục bộ.
- Máy tính hoặc router cục bộ sẽ kiểm tra xem liệu họ đã lưu trữ thông tin về tên miền trong bộ nhớ cache hay chưa. Nếu có, thông tin sẽ được trả về ngay lập tức mà không cần thực hiện các bước tiếp theo.
- Nếu thông tin không có trong cache, máy tính cục bộ sẽ gửi yêu cầu đệ quy đến máy chủ tên miền Recursive Name Servers (còn gọi là Resolver). Resolver này có nhiệm vụ tìm kiếm thông tin cho tên miền.
- Tiếp theo, Resolver sẽ liên hệ với máy chủ TLD (ví dụ: .COM, .NET) để xác định máy chủ tên miền chính (Authoritative Name Server) cho tên miền cần tìm kiếm.
- Máy chủ TLD trả về thông tin về máy chủ tên miền chính cho tên miền cần tìm kiếm. Resolver sau đó liên hệ với máy chủ tên miền chính để lấy thông tin cụ thể về tên miền.
- Máy chủ tên miền chính trả về địa chỉ IP liên quan đến tên miền trong yêu cầu. Resolver sau đó lưu trữ thông tin này trong bộ nhớ cache của nó để sử dụng cho các yêu cầu sau.
- Cuối cùng, Resolver trả về địa chỉ IP cho máy tính cục bộ hoặc router của người dùng, cho phép trình duyệt hoặc ứng dụng kết nối với máy chủ chứa nội dung tương ứng với tên miền đã nhập.
Phân loại Name Servers
Recursive Name Servers
Đây là loại máy chủ tên miền mà các máy tính trong mạng sử dụng để tìm kiếm địa chỉ IP tương ứng với tên miền mà người dùng nhập vào. Recursive Name Servers hoạt động bằng cách gửi yêu cầu truy vấn đến các máy chủ tên cao cấp hơn, sau đó tiếp tục truy vấn cho đến khi tìm thấy địa chỉ IP cần thiết và trả về cho máy tính người dùng.
Authoritative Name Servers
Loại Nameserver này chứa thông tin cụ thể về tên miền và địa chỉ IP tương ứng của nó. Khi một máy chủ tên đệ quy không thể giải quyết yêu cầu truy vấn, nó sẽ liên hệ với các máy chủ tên có thẩm quyền để lấy thông tin chính xác nhất về tên miền đó.
Top-Level Domain (TLD) Name Servers
Đây là các máy chủ chịu trách nhiệm quản lý các tên miền cấp cao nhất như .COM, .ORG, .NET và các tên miền quốc gia như .VN (Việt Nam), .US (Hoa Kỳ),… TLD Name Servers duy trì thông tin về các máy chủ tên miền có thẩm quyền cho các tên miền cụ thể trong phạm vi của họ.
Tầm quan trọng của Name Servers trong hệ thống Internet
- Name Servers giúp chuyển đổi tên miền dễ nhớ thành địa chỉ IP để thiết lập kết nối mạng. Điều này giúp người dùng truy cập các trang web và dịch vụ trực tuyến một cách thuận tiện.
- Không có Name Servers, người dùng sẽ phải ghi nhớ địa chỉ IP của các trang web, điều này gây khó khăn đáng kể trong việc duyệt web và giao tiếp trực tuyến.
- Name Servers lưu trữ thông tin tên miền trong bộ nhớ cache, giúp giảm thời gian tìm kiếm bằng cách cung cấp ngay lập tức thông tin đã lưu trữ trước đó.
- Tầm quan trọng của Name Servers tăng khi mạng Internet mở rộng và số lượng tên miền ngày càng tăng. Chúng đảm bảo rằng việc quản lý và phân giải tên miền được thực hiện hiệu quả.
- Nếu Name Servers gặp sự cố hoặc bị tấn công, toàn bộ mạng Internet có thể gặp vấn đề về khả năng truy cập và giao tiếp. Việc duy trì sự hoạt động ổn định của Name Servers là rất quan trọng để đảm bảo hoạt động suôn sẻ của Internet.
- Các dịch vụ trực tuyến như email, video, chat, và nhiều ứng dụng khác đều dựa vào Name Servers để cung cấp trải nghiệm liên quan đến địa chỉ và phân giải tên miền.
- Name Servers cũng đóng vai trò trong việc kiểm soát và quản lý các bản ghi DNS, bảo đảm tính toàn vẹn và bảo mật của thông tin tên miền.
Cách trỏ Domain bằng Name Servers
DNS là hệ thống phân giải tên miền trên Internet. Nếu Web Hosting là ngôi nhà, Domain name (tên miền) là địa chỉ thì DNS giống như bản đồ xác định vị trí ngôi nhà của bạn khi có địa chỉ.
Web Hosting hỗ trợ DNS là rất cần thiết bởi nó giúp cho tên miền của bạn liên kết được với Web Hosting. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ cho bạn tên của DNS như sau:
- Primary DNS Nameserver: ns3.tino.org
- Secondary DNS Nameserver: ns4.tino.org
Khi có được các địa chỉ này, bạn chỉ cần khai báo trong hệ thống quản lý Domain name của bạn, Domain name sẽ tự động liên kết với Web Hosting trong vòng 24 giờ đồng hồ.
Chuẩn bị
Trước khi trỏ bạn sẽ cần phải chuẩn bị một số thứ như sau:
- Truy cập được vào trang quản trị tên miền. Đây là nơi bạn mua tên miền.
- Truy cập vào tài khoản Hosting.
Thao tác thực hiện
Bước 1: Lấy thông tin nameserver value của tên miền. Có 2 nguồn để lấy thông tin:
- Tìm trong email thông tin tài khoản hosting
- Hỏi nhà cung cấp “DNS servers” hoặc “Name Servers”
TinoHost sử dụng những cặp Nameserver sau:
- Đối với DNS (Tên miền mua và sử dụng tại TinoHost) -> ns1.tino.org và ns2.tino.org.
- Đối với Cloud Hosting/Hosting EPYC sử dụng cPanel Control Panel -> ns3.tino.org và ns4.tino.org.
- Đối với Unlimited Hosting (sử dụng Direct Admin) -> ns5.tino.org và ns6.tino.org.
Bước 2: Đăng nhập trình quản lý tên miền và chọn mục “Name Servers”.
Bước 3: Bỏ dấu tick ô Name Servers mặc định (đây là Name Servers mặc định của nhà cung cấp dịch vụ tên miền và cũng cung cấp luôn dịch vụ hosting).
Cặp Nameserver mặc định là ns1.tino.vn(ns2.tino.org) và ns2.tino.vn(ns2.tino.org). Để chỉnh sửa sang các cặp Nameserver, bạn có thể chọn mục Tùy biến.
Sau đó, thêm thông tin Name Servers mới.
Bước 5: Nhấn Lưu lại/Thay đổi Name Servers.
Bước 6: Đợi một thời gian để hệ thống DNS phân giải tên miền là xong.
Nhìn chung, hầu hết các nhà cung cấp tên miền đều có cách đổi Name Server khá tương tự nhau, bạn có thể dễ dàng thực hiện với thao tác như trên.
Ngoài ra, nếu bạn không thích sử dụng Name Servers để trỏ tên miền, bạn có thể sử dụng địa chỉ IP để trỏ tên miền đấy! Chi tiết cách thực hiện bạn xem tại bài viết: Hướng dẫn trỏ tên miền về hosting đơn giản mới nhất nhé!
Nhờ sự hoạt động không ngừng nghỉ của Name Servers, chúng ta được trải nghiệm một mạng Internet mượt mà, kết nối hàng tỷ tên miền với địa chỉ IP tương ứng, giúp việc duyệt web, giao tiếp và sử dụng các dịch vụ trực tuyến trở nên dễ dàng hơn. Có thể nói, Name Servers là hạt nhân giữa sự liên kết và phân giải thông tin trên mạng Internet, đóng góp không thể thiếu trong cuộc sống kỹ thuật số hiện đại.
Những câu hỏi thường gặp
Có cần trỏ tên miền bằng cả 2 cách thông qua IP và Name Servers hay không?
Không. Bạn chỉ cần sử dụng một trong 2 cách trên để trỏ tên miền về Server và sử dụng thôi nhé!
DNS là gì?
DNS là viết tắt của từ Domain Name System (tạm dịch: Hệ thống phân giải tên miền), là một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền trên Internet.
Tại sao cần có nhiều máy chủ Name Servers?
Nhiều máy chủ Name Servers cho phép chia sẻ việc tìm kiếm và phân giải tên miền trên nhiều máy tính khác nhau. Điều này giúp tăng tốc độ phản hồi và giảm thời gian chờ đợi cho người dùng. Ngoài ra, trong trường hợp một máy chủ gặp sự cố, các máy chủ khác có thể tiếp tục hoạt động mà không ảnh hưởng đến khả năng truy cập.
Tóm lại, với sự mở rộng của Internet và tăng số lượng tên miền, việc có nhiều máy chủ Name Servers giúp đảm bảo rằng hệ thống DNS có thể mở rộng để đáp ứng với nhu cầu ngày càng tăng.
Một tên miền có thể có bao nhiêu Name Server?
Một tên miền có thể có nhiều Name Server. Tùy thuộc vào cấu hình và yêu cầu cụ thể của tên miền, người quản trị có thể xác định số lượng Name Server phù hợp.
Thường thì ít nhất hai Name Server được khuyến nghị để đảm bảo tính sẵn sàng và đáng tin cậy. Việc sử dụng nhiều Name Server có thể giúp tăng khả năng đáp ứng yêu cầu và đảm bảo tính bền vững trong trường hợp một hoặc một số máy chủ gặp sự cố.
Name Servers có thể bị tấn công hay không?
Có, Name Servers có thể bị tấn công bởi các hình thức sau: DDoS (Distributed Denial of Service) Attacks, Cache Poisoning, DNS Spoofing, Phishing Attacks, DNS Hijacking,…