Ở Việt Nam, các quán nhậu là một địa điểm lý tưởng để mọi người cùng nhau trút bầu tâm sự, chia sẻ niềm vui hay nỗi buồn sau những ngày bận bịu lo toan cho cuộc sống. Việc mở quán nhậu sẽ là một lựa chọn thông minh cho những ai thích kinh doanh. Trong bài viết hôm nay, Tino Group sẽ giới thiệu cho bạn mô hình quán nhậu bình dân ít vốn nhưng mang về lợi nhuận khủng.
Tổng quan về mô hình quán nhậu bình dân
Mô hình quán nhậu bình dân là gì?
Mở quán nhậu bình dân là việc đầu tư vào một mô hình kinh doanh quy mô nhỏ chuyên cung cấp các loại rượu, bia, các loại nước giải khát và thức ăn cho khách hàng sử dụng tại quán hoặc mang về. Quán nhậu có thể cung cấp thêm các món ăn nhẹ như trái cây, bánh ngọt và các món ăn khác để khách hàng ăn trước khi ra món chính.
Nhìn chung, với sở thích giao lưu giải trí sau giờ làm việc của người Việt, kinh doanh mô hình này rất dễ thu hút khách hàng và có khả năng tạo ra lợi nhuận hấp dẫn nếu quản lý hiệu quả.
Mở quán nhậu cần chuẩn bị những gì?
- Kế hoạch kinh doanh: Bạn cần có một kế hoạch kinh doanh chi tiết để xác định mục tiêu của quán, phân tích đối tượng khách hàng, tính toán lợi nhuận dự kiến và kế hoạch cho chi phí.
- Đầu tư vào cơ sở hạ tầng: Bạn cần tìm một vị trí thích hợp để mở quán và đầu tư vào việc xây dựng và trang bị cơ sở hạ tầng cho quán.
- Mua hàng và trang thiết bị: Bạn cần mua các sản phẩm và trang thiết bị cần thiết để hoạt động của quán, bao gồm các loại rượu, đồ ăn, và các thiết bị phục vụ khách hàng.
- Tuyển dụng nhân viên: Bạn cần tuyển dụng nhân viên bao gồm các vị trí như nhân viên phục vụ, bếp trưởng và quản lý. Ngoài ra, bạn có thể đào tạo họ để có thể cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
- Đăng ký kinh doanh và luật pháp: Bạn cần đăng ký kinh doanh của mình và tuân thủ các quy định và luật pháp liên quan đến hoạt động của quán.
- Tiếp thị: Sử dụng các công cụ tiếp thị để giới quán đến mọi người.
Tìm hiểu cách thiết kế mô hình quán nhậu bình dân ít vốn lãi to
Chuẩn bị chi phí
Chuẩn bị vốn cho mặt bằng
Rất khó để xác định chi phí cụ thể cho mặt bằng quán nhậu. Vì số tiền cần chi có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước của quán, vị trí, khu vực, cư dân xung quanh và các yếu tố khác.
Đối với mô hình quán nhậu bình dân ở các tỉnh nhỏ, chi phí mặt bằng có thể từ 10 – 20 triệu đồng tùy thuộc vào các yếu tố trên. Để có thông tin chi tiết hơn, bạn có thể liên hệ với các công ty bất động sản, các chuyên gia trong lĩnh vực này hoặc người có kinh nghiệm để được tư vấn về chi phí mặt bằng cho quán nhậu của bạn.
Để chọn một địa điểm lý tưởng, bạn cần chú ý đến sự cạnh tranh trong khu vực. Nhiều người thích mở quán kế gần nhau để cạnh tranh và truyền thông dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bạn cũng cần giữ khoảng cách với những quán đối thủ để tránh gây nhầm lẫn cho khách hàng cũng như phải tạo sự khác biệt nhất định so với những quán kia.
Một điểm cầm lưu ý khi chọn mặt bằng là phải có khu vực để xe rộng rãi. Do mô hình quán nhậu bình dân nên sẽ rất ít khi có xe ô tô. Đa số sẽ là xe máy. Ngoài ra, nhà vệ sinh cũng là một yếu tố quan trọng đối với quán nhậu.
Chuẩn bị chi phí đầu tư trang thiết bị
Chi phí đầu tư cho một quán nhậu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ như quy mô của quán, loại trang thiết bị mà bạn muốn mua (đồ tốt hay loại thông thường, đồ inox, nhựa hay gỗ,..), vị trí của quán và số lượng khách hàng đến quán trong một thời điểm cụ thể.
Tuy nhiên, có một số yếu tố chính mà bạn cần xem xét khi tính toán chi phí đầu tư cho trang thiết bị cho quán nhậu của bạn.
- Bàn ghế: Bạn có thể mua bàn ghế giá rẻ hoặc cao cấp tùy theo nhu cầu và ngân sách hiện có.
- Dụng cụ ăn uống: Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ ăn uống buộc phải có như chén, bát, dĩa, đũa, muỗng, ly,…. Chi phí cho các đồ dùng này cũng khác nhau tùy thuộc vào loại và chất lượng của chúng.
- Thiết bị nhà bếp: Bạn phải mua các thiết bị nhà bếp như, nồi niêu xoong chảo, lò vi sóng, lò nướng, tủ lạnh,…
- Thiết bị khác: Một số thiết bị cần thiết khác để phục vụ khách hàng như đồ gắp đá và xô đá, khăn giấy (khô/ướt), trang bị camera, TV, quạt máy, …
Chi phí nhập nguyên vật liệu
Chi phí nguyên vật liệu phụ thuộc vào định hướng các món ăn tại quán, chất lượng nguyên vật liệu và nguồn cung cấp.
Nguyên liệu cho quán nhậu sẽ bao gồm các loại thực phẩm dùng để chế biến món ăn và các loại thức uống (nước ngọt, bia, rượu). Để có thể nhập hàng với mức giá tốt nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, bạn nên tham khảo các nguồn thông tin về giá thị trường của các loại nguyên vật liệu hoặc liên hệ trực tiếp với các nhà cung cấp để được tư vấn và báo giá chi tiết hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tính toán lượng nguyên vật liệu cần thiết cho từng loại món ăn và thức uống dự kiến sẽ bán trong quán, từ đó, tính toán chi phí cụ thể.
Chi phí thuê nhân viên
Số lượng nhân viên cho quán nhậu cũng phụ thuộc vào quy mô của quán. Đối với quán nhậu bình dân, bạn chi cần 2 – 3 nhân viên phục vụ, 1 thu ngân, 1 quản lý, 1 trông xe và các đầu bếp (tùy số lượng khách mỗi ngày).
Tổng chi phí cụ thể cho nhân viên được xác định bởi mức lương cơ bản, số lượng nhân viên cần thiết cho quán, thời gian làm việc và các khoản phụ cấp cho họ.
Bạn có thể tham khảo lương cơ bản cho nhân viên trên các nền tảng tuyển dụng trực tuyến như TopCV, Vieclam24h,… để đưa ra kế hoạch xây dựng chi phí nhân viên rõ ràng hơn.
Thiết kế không gian quán
Đối với quán nhậu bình dân, bạn không cần phải trang trí theo phong cách quá hiện đại và sang trọng nhưng phải đảm bảo được sự chuyên nghiệp cần thiết. Trước hết, bạn cần đảm bảo không gian gọn gàng và sạch sẽ, luồng di chuyển từ ngoài vào trong, từ bếp ra ngoài luôn được thuận lợi.
Bàn ghế không nên để quá gần nhau vì khách quán nhậu nói chuyện khá to, có thể làm ảnh hưởng đến người khác.
Giải quyết vấn đề pháp lý trước khi bắt đầu kinh doanh
Xin giấy phép kinh doanh quán nhậu
Trước khi bắt đầu kinh doanh, bạn cần nhanh chóng tới phường, xã nơi bạn mở quán để hoàn tất các thủ tục pháp lý, xin giấy phép kinh doanh. Nếu mở quán nhậu bình dân, bạn sẽ đóng thuế theo hình thức Hộ kinh doanh cá thể.
Các quy định bắt buộc trong hoạt động sản xuất thực phẩm và kinh doanh lĩnh vực F&B là:
- Các hoạt động sản xuất, buôn bán, kinh doanh liên quan tới thực phẩm, ẩm thực phải có giấy phép kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
- Căn cứ vào Quyết định 43/2005/QĐ-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 20/12/2005, tất cả các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh và sản xuất thực phẩm tại Việt Nam bắt buộc phải có giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với ngành nghề mình đã đăng ký.
Đăng ký thẻ xanh cho nhân viên
Vào 12/03/2007, Bộ Y Tế đã ban hành Quyết định số 21/2007/QĐ-BYT, quy định tất cả những cá nhân, tổ chức sử dụng người lao động hoặc là chủ của người lao động trực tiếp tham gia kinh doanh, sản xuất thực phẩm độc lập (đối tượng trực tiếp tiếp xúc hoặc tham gia quá trình chế biến thực phẩm đóng gói sẵn hoặc thực phẩm ăn liền) phải có thẻ xanh chứng nhận đầy đủ điều kiện sức khỏe.
Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Quán nên dán bản sao giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm tại vị trí dễ thấy nhất. Đầu tiên là để cho các cơ quan quản lý tới kiểm tra và cũng là minh chứng đồ ăn, thực phẩm quán cung cấp đều đảm bảo an toàn, giúp khách an tâm và tin tưởng hơn vào quán bạn.
Marketing cho quán
Đầu tiên, bạn cần xem và chọn ngày tốt để khai trương. Trước khai trương 1- 2 tuần cần chuẩn bị băng rôn, khẩu hiệu và hoa treo trước cửa quán, đồng thời, cho nhân viên phát tờ rơi xung quanh khu vực quán nhậu. Tiếp theo, bạn có thể thực hiện các chương trình khuyến mãi ngày khai trương để thu hút khách hàng, chẳng hạn như “gọi 5 chai bia tính tiền 4,…”
Sau khi quán đi vào hoạt động, bạn có thể sử dụng các nền tảng truyền thông mạng xã hội như Facebook để tiếp thị quán đến với khách hàng. Ngoài ra, bạn nên nhờ bạn bè, người thân đến ăn và nhờ họ giới thiệu đến những người khác.
Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng đến quán của bạn như: độ sạch sẽ của chén đũa, menu được thiết kế đơn giản nhưng thu hút (màu sắc và font chữ dễ đọc với những người đã có hơi men), thái độ đón tiếp và phục vụ của nhân viên (bao gồm những người trông xe) hay thời gian lên món nhanh.
Thực đơn đa dạng, các món ăn phù hợp với khẩu vị của vùng miền
Yếu tố quyết định sự thành công của một quán ăn nói chung là thực đơn đa dạng, thức ăn ngon và phù hợp với khẩu vị của vùng miền. Giả sử đối với món tôm sốt Thái, bạn cần chế biến sao cho đậm vị Thái hoặc món đậu phụ mắm tôm cần thể hiện được nét đặc trưng của miền Bắc. Do đó, việc tuyển chọn đầu bếp có tay nghề cứng và biết nấu đa dạng các món là điều hết sức quan trọng.
Ngoài những món nhậu thông thường, bạn nên chọn một món độc lạ, mang dấu ấn riêng cho quán. Nếu món đó đủ hấp dẫn sẽ rất thu hút khách hàng và trở thành đặc trưng của quán bạn.
Sử dụng phần mềm để quản lý quán tốt hơn
Sử dụng phần mềm có thể giúp bạn quản lý các hoạt động kinh doanh của quán nhậu một cách hiệu quả hơn. Bao gồm quản lý các thông tin về khách hàng, đơn hàng, kho hàng và hoạt động thu chi của quán.
Phần mềm còn giúp có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức bằng cách tự động hóa nhiều tác vụ quản lý, như tính toán các khoản chi phí, tổng hợp báo cáo tài chính và cung cấp các thông tin báo cáo định kỳ.
Để lựa chọn phần mềm phù hợp, bạn có thể lựa chọn mua bản quyền hoặc sử dụng phiên bản dùng thử miễn phí của các phần mềm có sẵn trên thị trường.
Chuẩn bị tinh thần để giải quyết các xung đột
“Rượu vào lời ra”. Gần cuối các cuộc nhậu rất dễ xảy ra các xung đột, cãi vã và dẫn đến đánh nhau. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các khách hàng khác và cả nhân viên trong quán. Vì vậy, với tinh thần chuẩn bị trước khi sự việc thật sự xảy ra, bạn hãy chuẩn bị tình thần cho nhân viên bằng cách:
- Mô tả cho họ biết các trường hợp có thể xảy ra và cách xử lý phù hợp.
- Lưu ý sắp xếp không gian, đồ đạc của các khách hàng tách biệt nhau để tránh để va chạm giữa các nhóm khách hàng.
Khi sự việc xảy ra:
- Nếu nhân viên đủ khả năng, hãy nhanh chóng hòa giải một cách lịch sự nhất có thế
- Nhanh chóng gọi công an đến xử lý nếu khách chuẩn bị dùng bạo lực giải quyết vấn đề.
- Hỗ trợ các khách hàng không liên quan để tránh gây hoang mang cho họ.
Nhìn chung, kinh doanh quán nhậu là mô hình không khó để thực hiện nhưng cũng tồn tại một vài vấn đề mà bạn cần xử lý và lên kế hoạch chi tiết cho mức phí bỏ ra để mang về lợi nhuận. Chúc bạn kinh doanh thành công quán nhậu của mình nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Yếu tố nào quan trọng nhất để kinh doanh quán nhậu thành công?
Đối với quán nhậu và các mô hình quán ăn nói chung, ngoài yếu tố thức ăn ngon thì mức giá chính là yếu tố nào quan trọng nhất thu hút khách hàng. Để đưa ra mức giá phù hợp, bạn cần tham khảo giá trung bình trên thị trường quán nhậu rồi dựa trên mức chi phí bỏ ra để xác định.
Có cần thuê bảo vệ cho quán nhậu bình dân?
Đối với các quán nhậu bình dân, việc thuê bảo vệ là không cần thiết vì quy mô của quán tương đối nhỏ, không quá khó để quản lý.
Có những món ăn nào phù hợp với quán nhậu bình dân?
Một số món ăn “kinh điển” thường xuất hiện tại các quán nhậu bình dân là: Nghêu hấp sả, cánh gà chiên nước mắm, kho quẹt rau củ, cơm chiên các loại, đậu hủ nướng giấy bạc, mực nướng muối ớt, đậu phụ chấm mắm tôm, chim cút chiên ngũ vị hương/chim cút nướng, ếch chiên nước mắm, các món lẩu, lòng xào dưa, hột vịt lộn xào me và một số đặc sản vùng miền khác.
Rủi ro khi kinh doanh quán nhậu là gì?
Rủi ro lớn nhất khi kinh doanh quán nhậu là vấn đề xung đột giữa khách hàng cùng bàn, khách hàng khác bàn và khách hàng với nhân viên. Do đó, khi kinh doanh mô hình này, bạn phải chuẩn bị sẵn tâm lý đối phó với các trường hợp mâu thuẫn có thể xảy ra.
Nên bán bia gì ở quán nhậu bình dân?
Một số loại bia rất được ưa chuộng tại các quán nhậu bình dân là: Tiger Nâu, Tiger Bạc, Heineken, Sài Gòn Special,…
Đặt tên quán nhậu bình dân như thế nào?
Thông thường, các quán nhậu bình dân sẽ đặt tên theo:
- Tên của chủ quán (có thể ghép tên vợ chồng hoặc tên một người thân khác)
- Số nhà, tên đường
- Món ăn/loại bia đặc trưng (Lẩu cá đuối, bia tươi 999)
- Hoặc kết hợp giữa 3 cách trên.