Những khoảnh khắc nhỏ chính là “chiếc chìa khóa” mở cửa trái tim, khối óc và cả ví tiền của người tiêu dùng. Trước kỷ nguyên công nghệ số, người người, nhà nhà sở hữu smartphone và truy cập Internet hàng giờ liền, chiến lược Micro-moments Marketing đã trở thành giải pháp tối hữu ích đối với doanh nghiệp. Để hiểu rõ Micro-moments Marketing là gì, hãy cùng Tino Group tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu tổng quan về Micro-moments Marketing
Micro-moments Marketing là gì?
Micro-moments Marketing (khoảnh khắc vi mô) lần đầu được Google đề cập vào năm 2015 và nhanh chóng trở thành thuật ngữ Marketing được nhiều nhà tiếp thị để tâm đến. Thay vì chú trọng vào chiến lược tổng thể, các nhà tiếp thị hiện đại bắt đầu tập trung vào những khoảnh khắc ngắn (micro-moments) nhưng giàu giá trị.
Theo Google, Micro-moments là những khoảnh khắc mà người tiêu dùng phát sinh nhu cầu tìm kiếm các giải pháp để giải quyết các vấn đề họ đang gặp phải. Những Micro-moments thường xảy ra trong chớp nhoáng mà không có sự suy tính kỹ lưỡng.
Hiểu đơn giản, Micro-moments là những quyết định mang tính nhanh chóng, có phản xạ và mục đích mà người tiêu dùng thực hiện trên smartphone hoặc máy tính bảng. Về bản chất, Micro-moments Marketing là chiến lược tiếp thị thu hút người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng trong những khoảnh khắc ngắn nhưng quan trọng.
Nếu chọn đúng thời điểm Micro-moments của người tiêu dùng, các chiến lược tiếp thị của bạn sẽ chinh phục được nhiều mục tiêu và tỷ lệ ROI cũng tốt hơn. Tuy nhiên, để chiến lược này thành công, nội dung của bạn phải đủ sức giữ chân người tiêu dùng trong thời gian đủ lâu.
Vì sao Micro-moments Marketing lại quan trọng đối với doanh nghiệp?
Những khoảnh khắc nhỏ chính là “cầu nối” tự phát giữa khách hàng tiềm năng với doanh nghiệp. Các Micro-moments tạo ra cơ hội để doanh nghiệp cải thiện mức độ tương tác với khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng.
Với sự phát triển của smartphone và Internet, khách hàng có thể tìm kiếm bất kỳ sản phẩm hoặc thương hiệu nào ở mọi thời điểm. Theo nghiên cứu của Google vào năm 2015, có đến 82% người dùng sử dụng smartphone để mua sản phẩm trực tuyến. Ở những thời điểm này, các quyết định của khách hàng thường bị thay đổi đột ngột.
Chính vì thế, điều quan trọng bạn cần làm là đảm bảo chiến lược tiếp thị “chớp” đúng “micro-moments” của khách hàng. Thông thường, các chiến lược tiếp thị này xảy ra thông qua các kênh tiếp thị kỹ thuật số, đòi hỏi bạn phải kịp thời nắm bắt xu hướng và thành thạo những chiến thuật Marketing hiện đại.
Phân loại các Micro-moments
Như đã đề cập, smartphone đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong hành trình mua sắm và giải quyết mọi vấn đề của khách hàng. Dựa theo xu hướng ấy, Micro-moments được phân thành 4 nhóm:
- Want to know.
- Want to go.
- Want to buy.
- Want to do.
Want-to-know
Đây là thời điểm khách hàng phát sinh nhu cầu tìm hiểu hoặc nghiên cứu về sản phẩm/dịch vụ trước khi mua hàng. Một số thông tin khách hàng có thể tìm hiểu như: giá thành sản phẩm/dịch vụ, công dụng/tính năng/hiệu quả của sản phẩm/dịch vụ, lịch sử hình thành thương hiệu,…
Want-to-go
Trong giai đoạn tiếp theo, khách hàng đang hình thành ý định mua sắm và tích cực tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ. Thông thường, khách hàng sẽ tự đặt ra một số câu hỏi như:
- Sản phẩm/dịch vụ có sẵn hay không?
- Cơ sở hoạt động của thương hiệu ở đâu?
Đối với thời điểm này, doanh nghiệp cần tăng sự hiện diện của mình trên các nền tảng Internet như Google Business, mạng xã hội hoặc bất kỳ công cụ tìm kiếm trực tuyến nào.
Want-to-buy
Người tiêu dùng đã sẵn sàng mua hàng và đang tìm hiểu về phương thức mua cũng như vị trí của doanh nghiệp. Trong khoảnh khắc này, khách hàng sẽ tiếp tục tìm kiếm và đặt ra những câu hỏi về sản phẩm. Đồng thời, họ cũng có thể so sánh sản phẩm/dịch vụ giữa các thương hiệu khác nhau.
Want-to-do
Cuối cùng, khách hàng cần sự hỗ trợ từ một thương hiệu để trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ. Đối với khoảnh khắc want-to-do, doanh nghiệp có thể cung cấp thông tin hướng dẫn hoặc thúc đẩy quyết định mua sắm cho khách hàng.
Các yếu tố thúc đẩy chiến lược Micro-moments Marketing
Để có thể tiếp thị qua những khoảnh khắc nhỏ, bạn cần tập trung vào 5 yếu tố W, bao gồm:
- Who?
- What?
- Where?
- When?
- Why?
Who
Tất nhiên, để tiếp thị hiệu quả, bạn cần hiểu khách hàng của mình là ai (who). Cũng như câu nói “hiểu mình hiểu người, trăm trận trăm thắng”. Khi đã biết rõ tệp khách hàng của mình, bạn sẽ dễ dàng chinh phục họ và xây dựng chiến lược Marketing phù hợp hơn.
Bạn có thể xác định khách hàng mục tiêu của mình dựa trên nhân khẩu học, thị hiếu, mong muốn và các vấn đề khách hàng gặp phải. Khi phân vùng các đối tượng mình muốn hướng đến, bạn chỉ cần tinh chỉnh thị trường mục tiêu thành những phân đoạn cụ thể và chuyển sang bước tiếp theo để tạo chiến lược Micro-moments Marketing.
What
Trên thực tế, cùng một sản phẩm, người dùng có thể tìm kiếm chúng bằng nhiều cụm từ khác nhau khi tra trên smartphone. Vì vậy, để tạo một chiến lược Micro-moments Marketing hiệu quả, bạn cần nghiên cứu những gì khách hàng mục tiêu có thể tìm kiếm trong một khoảnh khắc ngắn ngủi.
Trong bước này, bạn hãy dành thời gian tìm hiểu những cách tìm kiếm của thị trường mục tiêu và kết hợp các từ hoặc cụm từ đó vào chiến lược Digital Marketing của mình. Ví dụ “Tên miền là gì?”, “Hosting là gì?”, “VPS là gì?”,… Cách này có thể giúp sản phẩm của bạn xuất hiện ở top đầu trên công cụ tìm kiếm, tăng khả năng cạnh tranh.
Where
Một giải pháp tối ưu giúp bạn xây dựng chiến lược Micro-moments Marketing hiệu quả đó là nghiên cứu nơi mọi người tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ hay nơi người dùng có thể truy cập trang web của bạn. Trong bối cảnh công nghệ số như hiện nay, các công cụ hỗ trợ như Google Business, Google Analytics sẽ hữu ích cho chiến lược tiếp thị mà bạn thực hiện.
When
Thời điểm xảy ra “micro-moments” cũng có thể giúp doanh nghiệp bạn xây dựng một chiến dịch tiếp thị thông minh với hiệu suất vượt trội. “When” có thể bao gồm các khoảng thời gian trong ngày, trong tuần hoặc trong năm. Chẳng hạn như vào những dịp lễ lớn, các doanh nghiệp thường tổ chức những chương trình khuyến mại. Lúc này, hoạt động tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ của khách hàng sẽ tăng lên. Tận dụng cơ hội, doanh nghiệp bạn có thể “khởi động” các chiến lược Micro-moments Marketing phù hợp để “câu” khách hàng tốt hơn.
Why
Cuối cùng, để chiến lược Micro-moments Marketing thật sự hoàn hảo hơn, bạn cần giải đáp được những câu hỏi “Why?” (Tại sao?) của người dùng. Người tiêu dùng có thể sẽ thắc mắc vì sao họ nên mua sản phẩm/dịch vụ của bạn mà không phải thương hiệu khác. Khi trả lời được những thắc mắc giải định, bạn có thể cá nhân hoá nội dung câu trả lời để giải quyết các mối quan tâm hoặc câu hỏi cụ thể của khách hàng. Việc này giúp doanh nghiệp bạn có thể kết nối chặt chẽ với khách hàng hơn.
Kết luận
Sự phát triển của công nghệ đã thay đổi hành vi và kỳ vọng mua sắm của người tiêu dùng. Những khoảnh khắc nhỏ – “micro-moments” đã dần chiếm ưu thế trong quy trình mua sắm. Chính vì thế, mỗi thương hiệu cần thích nghi với xu hướng mới để thu hút khách hàng, cải thiện doanh thu. Qua bài viết trên, Tino Group tin rằng bạn đã hiểu rõ Micro-moment Marketing là gì cũng như cách thức hiện chiến lược Marketing này hiệu quả. Nếu cảm thấy bài viết hữu ích, hãy để lại bình luận và đánh giá 5 sao cho chúng tôi ở phần bên dưới nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Micro-moments Marketing do ai phát triển?
Thuật ngữ Micro-moments Marketing do chính các nhà phát triển Google nghĩ ra và áp dụng rộng rãi.
Điểm đặc trưng của Micro-moments Marketing là gì?
Micro-moments Marketing có 3 điểm đặc trưng sau:
- Gắn liền với hành vi sử dụng smartphone của người tiêu dùng.
- Có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi và không tuân theo một hành trình mua sắm nào cụ thể.
- Chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn, mang tính “real-time”.
Có nên ứng dụng chiến lược Micro-moments Marketing không?
Câu trả lời là “Có!”. Micro-moments Marketing là giải pháp hữu hiệu giúp bạn cải thiện hành trình mua sắm của người tiêu dùng cũng như nhận thức của người tiêu dùng đối với thương hiệu. Ngoài ra, chiến lược này còn giúp bạn thúc đẩy doanh thu, cải thiện tốc độ phát triển.
Tìm các “micro-moments” bằng cách nào?
Bạn có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ như:
- Semrush để phân tích trang web của đối thủ cạnh tranh.
- SimilarWeb để khám phá những kênh tạo ra lưu lượng truy cập cao nhất.
- Nghiên cứu hồ sơ người tiêu dùng trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok,…
- Tham khảo những video có lượt tương tác cao trên Youtube và các nền tảng video khác.
- Khám phá các group hoặc diễn đàn trên các nền tảng mạng xã hội mà đối thủ cạnh tranh đang sử dụng để thu hút khách hàng mục tiêu.