Trong thế giới hiện nay, việc mở rộng mối quan hệ để tìm kiếm cơ hội phát triển là điều vô cùng cần thiết. Và việc tìm được một người mentor phù hợp để định hướng bản thân cũng là một chiếc chìa khóa dẫn đến thành công. Vậy mentor là gì? Tại sao mentor lại quan trọng như vậy?
Mentor là gì?
- Mentor là người cố vấn, hướng dẫn và giúp đỡ người khác phát triển, tiến bộ trong một lĩnh vực nào đó.
- Mentee là người được cố vấn, giám sát để giúp bản thân phát triển.
- Mentoring là cả quá trình mentor và mentee nuôi dưỡng sự phát triển, gắn kết đó để tạo nên một mối quan hệ bền vững, tăng trưởng trong sự nghiệp hoặc đời sống cá nhân.
- Mentorship là mối quan hệ giữa mentor và mentee có được trong và sau quá trình mentoring.
Hầu hết, ai trong chúng ta cũng sẽ đều có một hoặc một số mentor nhất định trong đời. Ví dụ như Steve Jobs, một trong các mentor của ông là vị thiền sư Kobun Chino Otogawa – người đã có đóng góp rất lớn đến với sự phát triển của “cha đẻ” Apple. Mối liên kết mentoring này kéo dài trong suốt 20 năm, mãi cho đến khi vị thiền sư này không còn nữa.
Làm thế nào để trở thành một người mentor thực thụ?
Xem trọng mối quan hệ
Mentorship không đơn thuần chỉ là mối quan hệ cố vấn, nếu bạn muốn trở thành một người mentor tốt, bạn phải nhìn xa hơn thế. Bạn cần tạo dựng một mối quan hệ khăng khít, gần gũi giữa “thầy” và “trò”. Quan hệ này cũng sẽ phụ thuộc vào giá trị người dẫn dắt mang lại cũng như trình độ chuyên môn của họ. Quá trình mentoring này phải có ý nghĩa thiết thực đến sự phát triển của mentee.
Đây được xem là điều kiện nền tảng cho sự vun đắp và bồi dưỡng mối quan hệ giữa hai bên. Cả hai sẽ ngày một gắn kết khi có cùng một hệ giá trị, tư tưởng và quan điểm cũng giống nhau. Và ngược lại, nếu hệ tư tưởng là hoàn toàn trái ngược, mối quan hệ này sẽ không mang lại hiệu quả. Đặc biệt, mentorship là dựa trên tinh thần tự nguyện đôi bên cùng có lợi, không có sự bắt ép, miễn cưỡng nào cả.
“Thuận mua – vừa bán” sẽ giúp mối quan hệ phát triển tự nhiên, lâu dài và bền vững.
Chú trọng vào sự đồng điệu trong tính cách
Mentoring là hành trình một người mentor đi tìm sự phù hợp ở người mentee. Không nhất thiết một mentee có triển vọng mới cần một mentor. Người mentor tốt cần đặt chữ “tâm” lên trên chữ “tài”, thấu hiểu và cảm thông để có thể khai thác tiềm năng ở một người mentee. Có khả năng định hướng, đưa một người từ vạch số 0 trở thành một người thành công – đó mới thực sự là một người mentor giỏi.
Mentor cần hội tụ nhiều yếu tố, không chỉ dừng lại ở kỹ năng, trình độ, hơn hết đó còn là tầm nhìn xa trông rộng cùng một trái tim ấm áp sẵn lòng giúp đỡ và sẽ không từ chối bạn. Nếu đạt được điều này, những giá trị đôi bên mang lại mới thực sự có ý nghĩa và vững bền.
Nói “có” với lòng tin và nói “không” với ngờ vực
“Dùng người không nghi, nghi người không dùng”, nếu đã quyết định gắn bó với nhau để cùng tạo nên một mối quan hệ mentorship, niềm tin là yếu tố nền tảng để xây dựng điều đó. Một mentee luôn hoài nghi khả năng mentor của mình hay một người mentor luôn đánh giá thấp năng lực của người mentee sẽ không bao giờ giúp mối quan hệ đó đi lên được.
Thay vào đó, người mentor tốt phải là người có thể đem đến một nguồn năng lượng tích cực đến với mentee của mình. Cả hai cùng phấn khởi, lạc quan mới có thể đem đến kết quả tốt nhất cho sự phát triển. Tránh những tiêu cực, nghi ngờ hay hiềm khích lẫn nhau, vì điều này sẽ nhanh chóng phá vỡ đi mối quan hệ mentorship đôi bên vun trồng bấy lâu.
Trân trọng giá trị của đôi bên
Một người mentor tốt sẽ phải biết ghi nhận và trân trọng những sự nỗ lực của mentee, luôn hướng đến việc tạo ra giá trị tốt đẹp cho mentee của mình. Một người mentee tốt là người luôn biết ơn về những bài học mà mentor để lại và vì thấy được sự trân trọng ấy từ đối phương mà ngày một phát triển không ngừng.
Nói cách khác, mentor thực sự là người sẽ nghĩ đến lợi ích của bạn nhiều hơn lợi nhuận của công ty. Họ muốn tốt cho bạn ngay và chấp nhận để bạn tìm một nơi tốt hơn thay vì gò bó và giữ bạn lại nơi không thể tiếp tục cho bạn sự phát triển.
5 phương pháp mentoring phổ biến nhất trên thế giới
Mô hình mentoring 1:1
Đây là mô hình phổ biến nhất hiện nay: một mentor sẽ hướng dẫn cho một và chỉ một mentee. Chính vì số lượng đôi bên ít như vậy, thời gian và tâm sức họ dành cho nhau là rất nhiều. Mối quan hệ mentorship này cũng sẽ phát triển rất nhanh nếu đôi bên cảm thấy phù hợp và đáp ứng được những mong đợi, kỳ vọng của mình.
Và dĩ nhiên, 1:1 vẫn sẽ giúp đôi bên (đặc biệt là mentee) dễ dàng chia sẻ những khó khăn vướng mắc của mình. Vậy nên, đây cũng là mô hình được nhiều người thích nhất.
Mô hình mentoring dựa trên nguồn tiềm lực
Cũng có nhiều nét tương đồng với mô hình trên, tuy nhiên ở mô hình này, các mentee sẽ là người có quyền lựa chọn một mentor mình yêu thích trong số các mentor có ở danh sách. Họ cũng sẽ là người tự đưa ra đề xuất, mong muốn, lộ trình của quá trình mentoring. Đó sẽ là mục tiêu để cả hai làm việc với nhau.
Mô hình mentoring theo nhóm
Đây là mô hình một mentor và nhiều mentee. Mentor sẽ phụ trách hướng dẫn, giúp đỡ cho cả một nhóm người trong một khoảng thời gian dài. Khó khăn hàng đầu trong mô hình này là tính thống nhất và đồng bộ. Thật khó để chọn được thời điểm chung cho tất cả mentee cùng được gặp mentor. Hơn nữa, mỗi người sẽ có khả năng tiếp thu khác nhau nên rất dễ dẫn đến sự chênh lệch giữa các mentee.
Bên cạnh đó, vì mentor phải hướng dẫn nhiều mentee cùng lúc nên thời gian và tâm sức cho một mentee sẽ có thể bị giảm. Thế nhưng, nếu đủ tâm huyết và thời gian, mô hình này sẽ tạo ra các lớp mentee có cùng chất lượng với số lượng nhiều, tiết kiệm được thời gian.
Mô hình mentoring dựa trên sự huấn luyện
Mô hình này sẽ gắn bó với một chương trình huấn luyện, training cụ thể. Thông qua chương trình mentoring, mentor sẽ khám phá và khai thác tiềm năng ở một mentee, từ đó, tạo điều kiện cho mentee ngày một phát triển, thành thạo kỹ năng, công việc trong một lĩnh vực nào đó.
Thông thường, mô hình này sẽ tập trung vào một khía cạnh nhất định. Thế nên, việc phát triển toàn diện của mô hình này là không thể đảm bảo. Nói cách khác, mô hình này sẽ tập trung vào phát triển chuyên môn cụ thể.
Mô hình mentoring cấp quản lý, điều hành
Đây là mô hình gán “sự áp đặt” theo quy mô hệ thống từ bộ máy quản lý, điều hành xuống. Có thể mô hình này sẽ mang tính đồng bộ cao và phát triển nhanh nếu thực hiện tốt. Ưu điểm của mô hình này sẽ giúp hạn chế chảy máu chất xám ra bên ngoài, các mentee được học hỏi đa dạng từ nhiều mentor ở các lĩnh vực khác nhau.
Trên đây là các chia sẻ về mentor cũng như các khía cạnh liên quan do bài viết tổng hợp được. Hy vọng bạn sẽ thấy bài viết này hữu ích và hãy ủng hộ Tino Group bằng cách nhấn like cũng như đánh giá năm sao ở cuối bài. Đó sẽ là nguồn động lực quý báu để đội ngũ nhân viên tiếp tục chia sẻ những giá trị đẹp đến quý bạn đọc. Chúc bạn sớm tìm được một người mentor tốt!
Bạn có thể tìm thêm các bài đọc khác có những chủ liên quan như “business model là gì?”, “kỹ thuật chốt sale hiệu quả”, “giải pháp xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp”,…
Những câu hỏi thường gặp
Mentoring khác gì với couching?
Mentoring thiên về xây dựng mối quan hệ phát triển lâu dài. Trong khi đó, couching mang tính đào tạo, hướng dẫn tạm thời và yếu tố tình cảm, cảm xúc cũng tương đối ít.
Khi nào bạn cần một mentor?
Khi bạn sắp đối mặt với những sự kiện quan trọng trong đời, rất cần một người góp ý, giúp đỡ. Đó có thể là khoảng thời gian khởi nghiệp, tham gia các chương trình tuyển dụng, các cuộc thi thực tế,…
Có thể thực hiện mentorship ở những lĩnh vực nào?
Bất kỳ lĩnh vực nào cũng có thể cố vấn từ việc tình cảm, sự nghiệp, học vấn, kỹ năng sống, cuộc thi truyền hình, năng khiếu, sở trường,…
Mentorship có thời hạn hay không?
Không có giới hạn cho sự phát triển. Do đó, dù bạn đã thành công vẫn sẽ có lúc cần được tư vấn. Mentorship sẽ không có hạn định cụ thể. Đánh dấu sự thành công của mentorship đó là việc người mentee có thể trở thành một mentor cho người khác.