Ma trận BCG là một phương thức đặc biệt, hỗ trợ định vị vị trí của doanh nghiệp để đưa ra kế hoạch marketing “đúng sản phẩm – đúng đối tượng – đúng thời điểm”. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về “ma trận BCG là gì” cũng như cách sử dụng ma trận BCG chi tiết nhé!
Tìm hiểu về ma trận BCG
Ma trận BCG là gì?
Ma trận BCG là từ viết tắt của Boston Consulting Group (một công ty tư vấn chiến lược của Mỹ) còn được biết đến với cái tên ma trận chia sẻ tăng trưởng. Đây là một khuôn mẫu tham khảo giúp bạn có thể quản lý các danh mục đầu tư trong công ty, quyết định ưu tiên cho sản phẩm/ lĩnh vực nào của công ty. Ma trận BCG là một bản 2×2 được chia thành 4 góc với mỗi góc phần tư sẽ có một biểu tượng riêng thể hiện một mức độ sinh lời nhất định bao gồm:
- Dấu hỏi: thị trường tăng trưởng thấp nhưng sản phẩm có thể tăng trưởng cao
- Ngôi sao: sản phẩm có khả năng tăng trưởng cao, thị phần rộng
- Vật nuôi (thông thường đại diện là “con chó”): thị phần nhỏ, sản phẩm có tỷ lệ tăng trưởng thấp.
- Con bò: có thị trường tăng trưởng mở rộng và khả năng tăng trưởng của sản phẩm không cao.
Nhờ vào ma trận BCG, các giám đốc điều hành, nhà quản lý có thể tập trung hướng nguồn lực của mình vào sản phẩm/ lĩnh vực kinh doanh tạo ra nhiều giá trị nhất để tránh thất bại một cách đáng kể.
Lịch sử hình thành ma trận BCG
Ma trận chia sẻ tăng trưởng được tạo ra bởi Bruce Henderson, người sáng lập/founder BCG vào năm 1968 và được xuất bản trong những bài tiểu luận ngắn đầy “khiêu khích” được gọi là Perspectives.
Vào thời kỳ đỉnh cao, ma trận BCG được sử dụng bởi hơn phân nửa của top Fortune 500.
Cho đến ngày nay, ma trận BCG vẫn được đưa vào lý thuyết để giảng dạy tại các trường đại học và được sử dụng một cách thường xuyên.
Ma trận BCG đã được vinh danh là 1 trong 20 biểu đồ làm thay đổi thế giới của HBR – Harvard Business Review tháng 12/2011.
Ưu điểm và nhược điểm của ma trận BCG
Hiểu được ma trận BCG là tốt. Nhưng bạn cũng sẽ phải hiểu cả ưu và nhược điểm của ma trận BCG để có thể áp dụng ma trận BCG vào kinh doanh, marketing một cách tốt nhất!
Ưu điểm của ma trận BCG
- Cách thực hiện tương đối đơn giản, giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về kinh doanh và khoanh vùng được những vấn đề đang tồn tại trong doanh nghiệp.
- Giúp doanh nghiệp đưa ra được những chiến lược kinh doanh, đầu tư phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp/ sản phẩm nhằm mang lại nguồn lợi nhuận tốt nhất.
- Doanh nghiệp sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn, khoa học hơn trong việc bỏ tiền vào đầu tư một sản phẩm/ dịch vụ nào đó của mình và đưa ra một nguồn ngân sách phân bổ hợp lý.
Nhược điểm của ma trận BCG
- Cách tiếp cận của ma trận BCG khá đơn giản. Chỉ sử dụng ma trận BCG, doanh nghiệp sẽ khó xác định được vị trí hiện tại của mình.
- Ma trận BCG dường như không định nghĩa được thị trường là gì. Đôi khi, trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp sẽ xếp sản phẩm/ dịch vụ của mình vào “bò sữa” nhưng thực chất đó có thể là “con chó” hoặc “ngôi sao” chưa xác định được.
- Ngoài ra, nếu thị phần rộng, khả năng tăng trưởng của ngành, của sản phẩm vẫn chưa phải là yếu tố lớn nhất để xác định được lợi nhuận có cao hay không.
- Đây không phải là một công cụ dự báo tương lai và không quan tâm đến những yếu tố tác động từ bên ngoài.
Vì thế, ma trận BCG sẽ có những sai sót dựa trên những giả định được phát triển, đề ra dựa trên ma trận BCG.
Khi bạn đã hiểu về ma trận BCG cũng như ưu điểm, nhược điểm và chấp nhận những rủi ro, chúng ta sẽ tiếp tục phần hướng dẫn sử dụng ma trận BCG chi tiết nhé!
Hướng dẫn cách sử dụng ma trận BCG chi tiết
Để có thể sử dụng ma trận BCG, chúng ta sẽ tìm hiểu về những giả định có thể xảy ra trong ma trận BCG nhé!
Thị phần “dấu hỏi”
Khi sản phẩm, dịch vụ của bạn ở trong thị phần “dấu hỏi”, thị trường chung của ngành có những sự tăng trưởng cao nhất định và có khả năng tạo ra lợi ích trong dài hạn. Tuy nhiên, sản phẩm của bạn tăng trưởng ra sao vẫn là một “dấu hỏi” khi thị trường có thể phát triển, nhưng sản phẩm lại chiếm thị phần thấp trong thời điểm hiện tại.
Trong góc phần tư này, doanh nghiệp có thể quyết định rút để bảo toàn vốn hoặc tiếp tục nuôi dưỡng với hy vọng “dấu hỏi” sẽ biến thành “ngôi sao”.
Thị phần “ngôi sao”
Nếu sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp đạt được góc phần tư này, xin chúc mừng. Doanh nghiệp của bạn đã có một sản phẩm/ dịch vụ vừa chiếm thị phần cao vừa có thị phần kinh tế tương đối lớn so với những đơn vị khác.
Thông thường, doanh nghiệp đang có lợi thế cạnh tranh và nhiều cơ hội phát triển dài hạn. Khi có một “ngôi sao”, doanh nghiệp có thể chọn cách đầu tư nguồn lực nhiều hơn để nắm giữ vị trí dẫn đầu, cũng như chiến lược để giữ ổn định cho giai đoạn tiếp theo là “con bò”.
Thị phần “con bò“
Đại đa số doanh nghiệp mong muốn có sản phẩm dịch vụ của mình thuộc góc phần tư này. Doanh nghiệp sẽ nắm giữ thị phần lớn, có vị thế cạnh tranh nhưng sản phẩm có tốc độ tăng trưởng thấp nhưng ổn định.
Để đạt được góc phần tư này, doanh nghiệp phải đảm bảo được rằng mình đã chiếm một lượng thị phần lớn trên thị trường.
Trong giai đoạn bò/ “bò sữa”/ “bò tiền” này, doanh nghiệp nên đầu tư để giữ thị phần của mình và đem một phần lợi nhuận để đầu tư vào những “ngôi sao” đang phát triển của doanh nghiệp.
Thị phần “con chó”
Thị phần “con chó” là góc phần tư không một doanh nghiệp nào mong muốn khi sản phẩm/ dịch vụ có tình trạng: thị phần nhỏ, khả năng cạnh tranh thấp và ngành có tốc độ tăng trưởng chậm.
Những sản phẩm/ dịch vụ này sẽ “đốt” rất nhiều tiền của doanh nghiệp để duy trì. Trong khi đó, với lượng tiền bỏ vào “con chó”, doanh nghiệp có thể đem đi đầu tư cho sản phẩm, dịch vụ khác của mình có khả năng tăng trưởng cao hơn.
Trong giai đoạn này, doanh nghiệp có nhiều phương án để lựa chọn như:
- Quyết định thoái vốn và đầu tư vào một sản phẩm/ dịch vụ khác
- Thay thế hoặc cải tiến sản phẩm/ dịch vụ đó và tái bán ra thị trường một lần nữa.
- Hoặc bằng mọi giá chiếm nhiều thị phần nhất có thể và khai thác được thị phần đó.
Tuy nhiên, doanh nghiệp nên tham khảo những ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực chuyên môn cùng lúc để có những nhận định chính xác nhất có thể.
Đến đây, Tino Group hi vọng rằng bạn/ quý doanh nghiệp đã có cái nhìn tổng quan về “ma trận BCG là gì” và cách để sử dụng ma trận BCG. Việc đánh giá tổng quan vẫn chưa phải là phương án đầy đủ để doanh nghiệp dồn toàn lực để phát triển sản phẩm. Tham khảo ý kiến chuyên gia và phân tích số liệu sẽ giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tốt hơn về thị phần mình đang thực sự nắm giữ đấy! Chúc bạn/ quý doanh nghiệp sẽ có thật nhiều sản phẩm dịch vụ nằm trong “con bò” và “ngôi sao”!
Bài viết có tham khảo từ nhiều nguồn: BCG, cafekinhdoanh, managementstudyguide, smartinsights,..
Những câu hỏi thường gặp về ma trận BCG
Có nên nhóm các sản phẩm, dịch vụ tương tự nhau làm một trên ma trận BCG hay không?
Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào doanh nghiệp vì người thấu hiểu sản phẩm, dịch vụ của mình chính là quý doanh nghiệp. Tuy nhiên, vòng đời của mỗi sản phẩm sẽ khác nhau, khách hàng mua sản phẩm cũng sẽ khác nhau. Vì thế, việc quy về một chuẩn đôi sẽ là con dao 2 lưỡi.
Tìm hiểu thêm về ma trận BCG ở đâu?
Quy doanh nghiệp có thể tham khảo thêm những tài liệu chính thức về ma trận BCG của chính công ty tư vấn chiến lược Boston Consulting Group.
Cách để tính ma trận BCG nhanh chóng và đơn giản ra sao?
Theo nhận định của người viết bài, cách tính và xác định ma trận BCG không phải là dễ. Để có kết quả tốt nhất và chính xác hơn, qúy doanh nghiệp nên tham khảo cách tính ma trận BCG từ giảng viên của trường Đại học Mở. Xem Video về phương pháp tính ma trận BCG tại đây.
Vì sao thị phần lại quan trọng?
Câu trả lời rất đơn giản: nếu doanh nghiệp chiếm phần lớn thị phần lớn trên thị trường, lượng lợi nhuận doanh nghiệp thu lại sẽ rất khổng lồ.
Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp đều cố gắng chiếm nhiều thị phần nhất có thể. Tìm cách xác định thị phần tương đối cũng là một cách hay để định vị vị trí của doanh nghiệp so với thị trường và đưa ra được những chiến lược phù hợp đấy!