Dành phần lớn thời gian tập trung vào chất lượng sản phẩm và thái độ chuyên nghiệp chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao sự uy tín, thương hiệu cho sản phẩm. Để mở rộng tệp khách hàng cũng như giữ chân họ quay trở lại, doanh nghiệp cần phải chú trọng đầu tư Loyalty Marketing. Vậy Loyalty Marketing là gì? Hãy cùng Tino Group tìm hiểu ngay bên dưới đây!
Giới thiệu về Loyalty Marketing
Loyalty Marketing là gì?
Loyalty Marketing còn được hiểu là chiến dịch xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Bởi vì, mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp hướng đến là việc tìm kiếm và giữ chân khách hàng, thúc đẩy lợi nhuận kinh doanh.
Khách hàng có tầm quan trọng nhất định với doanh nghiệp. Sự phát triển của doanh nghiệp không thể thiếu đi sự đồng hành của khách hàng. Chính vì vậy, ngoài những chiến dịch quảng cáo, kinh doanh, sản xuất, doanh nghiệp cần tập trung vào những chương trình khuyến mại, tri ân để giữ chân khách hàng, nâng cao trải nghiệm tích cực cho họ.
Khi nào doanh nghiệp nên triển khai Loyalty Marketing?
Loyalty Marketing là một chiến dịch nhằm giúp doanh nghiệp xây dựng sự tin tưởng cũng như lòng trung thành đối với khách hàng. Bởi vì, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn sở hữu và giữ chân khách hàng tiềm năng.
Do đó, bên cạnh việc đầu tư quảng cáo, kinh doanh, doanh nghiệp cần tập trung thêm các chương trình chăm sóc, tri ân, khuyến mãi,.. dành cho khách hàng. Điều này có thể giúp doanh nghiệp sở hữu tệp khách hàng trung thành, gia tăng nguồn doanh thu ổn định cho doanh nghiệp.
Với những lợi ích nổi bật mà chiến dịch Loyalty Marketing mang lại, doanh nghiệp nên tận dụng và triển khai càng sớm càng tốt. Thực hiện ngay từ ban đầu sẽ giúp doanh nghiệp định hướng rõ được phân khúc thị trường, khách hàng. Đồng thời, Loyalty Marketing giúp doanh nghiệp nhanh chóng khẳng định vị thế trên thị trường.
2 yếu tố quan trọng để xây dựng lòng trung thành của khách hàng
Tạo dựng ấn tượng tốt với các sản phẩm của doanh nghiệp
Khởi đầu của sự trung thành mà khách hàng dành cho thương hiệu nằm ở chất lượng của sản phẩm. Ngay ở lần đầu trải nghiệm mua hàng, người tiêu dùng sẽ tìm kiếm, lựa chọn sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của. Đồng thời, họ có thể xem xét, mở rộng đến nhiều sản phẩm khác mà doanh nghiệp bày bán.
Do đó, việc tạo ấn tượng tốt ngay từ lần mua hàng đầu tiên là bí quyết để doanh nghiệp giữ chân khách hàng quay trở lại mua hàng vào những lần sau.
Yếu tố tâm lý thực
Đây là nhân tố quan trọng khi khách hàng trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu chiến lược quảng cáo của doanh nghiệp tốt, kích thích động lực mua hàng thì sau quá trình trải nghiệm đó, tâm lý thực sẽ tạo nên niềm tin, đưa khách hàng quay trở lại với doanh nghiệp.
Để có được ấn tượng tốt, ngoài yếu tố bắt buộc là chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần triển khai những chương trình khuyến mại, tri ân khách hàng. Điều này sẽ tạo ấn tượng tốt, khách hàng cảm nhận được sự ưu ái, quan tâm của doanh nghiệp dành cho họ. Từ đó, khách hàng sẽ chủ động tìm đến doanh nghiệp khi họ cần mua sản phẩm/ dịch vụ của bạn.
5 thành phần cơ bản cần có trong một chiến dịch Loyalty Marketing
#1. Loyalty Program
Loyalty Program còn được gọi là chương trình Loyalty. Đây là một chương trình đặc biệt dành riêng cho khách hàng thân thiết của doanh nghiệp thông qua các hoạt động như tích điểm (Loyalty ID), phân hạng, ưu đãi theo cấp bạc,… Từ đó, kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng, gia tăng thiện cảm của thương hiệu trong lòng khách hàng, mang đến những trải nghiệm tích cực, hoàn hảo khi mua sắm.
Hiện nay, Loyalty Program được xem là một xu hướng nổi bật của lĩnh vực kinh doanh bán lẻ và dịch vụ. Khi tập trung, chú trọng đầu tư ngay từ đầu, doanh nghiệp càng sớm tìm ra chương trình phù hợp, hiệu quả cho khách hàng của bạn.
#2. Loyalty ID
Loyalty ID là một mã số định danh mà doanh nghiệp xây dựng cho mỗi khách hàng thân thiết tham gia vào các hoạt động Loyalty Program của công ty. Đồng thời, Loyalty ID sẽ được tích hợp trên nhiều loại hình Loyalty Card khác nhau như: thẻ cứng, thẻ giấy, thẻ điện tử,…
Thuật ngữ này có thể hiểu: “Loyalty” là những khách hàng trung thành trong chương trình Loyalty của một doanh nghiệp. Còn “ID” là viết tắt của cụm từ “Identification”, tạm dịch: sự nhận dạng.
Như vậy, Loyalty ID được các doanh nghiệp tích hợp trên Loyalty App của doanh nghiệp tương tự như một tài khoản ngân hàng hoặc số chứng minh nhân dân của khách hàng vậy. Đây là yếu tố quan trọng trong Loyalty Marketing mà doanh nghiệp nên ưu tiên trong quá trình thu thập dữ liệu khách hàng.
#3. Loyalty Card
Loyalty Card là chương trình thẻ khách hàng thân thiết được doanh nghiệp áp dụng nhằm mang đến quyền lợi, thu hút khách hàng đến và ở lại với thương hiệu.
Thông thường, chương trình thẻ khách hàng thân thiết được đánh giá tốt là những chương trình gần gũi, dễ hiểu với khách hàng. Dù doanh nghiệp sở hữu quy mô lớn hay nhỏ thì khi đề ra Loyalty Card đều cần xác định mục tiêu ràng. Trong suốt thời gian tiến hành, doanh nghiệp cần đảm bảo quảng bá thông điệp rõ ràng, thu hút tại các điểm bán và kênh online.
#4. Loyalty Customer
Đây là thuật ngữ sử dụng để nói về những khách hàng thường xuyên mua sắm hoặc sử dụng sản phẩm của thương hiệu nào đó. Họ luôn có một niềm tin vững chắc vào những sản phẩm và giá trị mà doanh nghiệp đó gửi gắm đến khách hàng.
Doanh nghiệp cần thấu hiểu khách hàng để xây dựng những chương trình khuyến mại, dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả nhất có thể, kiến tạo một cộng đồng chất lượng.
#5. Loyalty App
Loyalty App là một Mobile App được thiết kế để phục vụ riêng cho những hoạt động chăm sóc khách hàng, xây dựng Loyalty Marketing của doanh nghiệp. Đồng thời, Loyalty App còn là yếu tố tiên quyết đưa doanh nghiệp tiến gần đến “bức tranh” chuyển đổi số toàn diện trong tương lai, thúc đẩy lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Một số tính năng quan trọng của Loyalty App
- Thiết lập chương trình tích điểm và thăng hạng thành viên cho khách hàng.
- Đổi điểm tích lũy sang ưu đãi, kích thích hành vi mua sắm.
- Tracking (phân tích, phân loại khách hàng) dựa vào lịch sử mua sắm, hành vi trên App, thói quen, sở thích và nhân khẩu học.
- Chế độ chăm sóc khách hàng tự động. Ví dụ như tự động chúc mừng sinh nhật, chúc mừng ngày lễ, tết,…
- Tự động hóa việc phân phối mã sản phẩm, chương trình ưu đãi, chăm sóc khách hàng.
- Xây dựng các kịch bản Remarketing chuẩn xác.
- Phân loại khách hàng để cá nhân hóa thông điệp cho từng người dùng.
- Xây dựng chương trình Affiliate mở rộng tệp khách hàng bằng mã giới thiệu.
- Tạo không gian giới hạn Minigame, kích thích hành vi sử dụng và mua sắm.
- Đồng bộ dữ liệu, sẵn sàng API với mọi nền tảng từ POS/ CRM đến việc thanh toán và vận chuyển.
Lợi ích của việc triển khai Loyalty Marketing trong doanh nghiệp
Thúc đẩy hành vi quay trở lại mua hàng
Chiến dịch Loyalty Marketing của doanh nghiệp cần được xây dựng chính sách riêng, phù hợp với quy mô và phân khúc khách hàng thân thiết của doanh nghiệp đó. Thông qua những chương trình ưu đãi, tri ân, hoạt động Membership,… sẽ giúp doanh nghiệp nuôi dưỡng, tạo chuyển đổi từ khách hàng mới thành khách hàng thân thiết để chiếm trọn lòng tin, giữ chân khách hàng quay trở lại với doanh nghiệp.
Khách hàng trở thành “gương mặt đại diện” truyền thông cho doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp sở hữu khách hàng trung thành, chính họ sẽ là những gương mặt đại diện để doanh nghiệp Marketing. Họ sẽ chủ động chia sẻ thông tin, đánh giá cũng như đưa ra lời khuyên chất lượng đến những người xung quanh cùng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ. Đồng thời, những khách hàng này không chỉ quay lại mua hàng mà có thể trở thành đại lý bán hàng chuyên nghiệp cho doanh nghiệp, mang khách hàng đến cho công ty.
Tiết kiệm chi phí, thúc đẩy doanh thu
Việc đầu tư cho chiến dịch Loyalty Marketing là một trong những cách tối ưu chi phí quảng cáo. Nếu yêu thích thương hiệu của doanh nghiệp, khách hàng sẽ tự động lựa chọn sử dụng, trải nghiệm và chia sẻ với nhiều người khác. Đồng thời, doanh nghiệp có thể triển khai các chương trình Referral Marketing (Tiếp thị giới thiệu) để người dùng chủ động hơn trong việc giới thiệu khách hàng mới đến với thương hiệu.
Từ đó, vô tình khách hàng trung thành này mang đến cho doanh nghiệp nhiều khách hàng mới. Doanh nghiệp không cần phải tốn thêm bất kỳ chi phí đầu tư, nhân sự hoặc thời gian cho việc tìm kiếm khách hàng mới. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng tiết kiệm được kha khá ngân sách, thúc đẩy lợi nhuận tốt hơn.
Thấu hiểu khách hàng thông qua những phản hồi
Nếu là khách hàng lâu dài, thân thiết với doanh nghiệp, họ không ngại phản hồi lại những vấn đề, sai sót của sản phẩm/ dịch vụ nhằm giúp doanh nghiệp biết được những lổ hổng cần cải thiện.
Triển khai một chiến dịch Loyalty Marketing, doanh nghiệp sẽ có cơ hội khảo sát và lắng nghe sâu sắc hơn nhu cầu cũng như trải nghiệm của khách hàng với sản phẩm. Phản hồi từ người dùng sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn trong việc nhận định phân khúc thị trường phù hợp.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể dựa vào các đánh giá này để đưa ra kế hoạch R&D (Research & Development – Nghiên cứu và phát triển) để cải tiến sản phẩm/ dịch vụ liên tục, tối ưu trải nghiệm khách hàng tốt hơn.
Qua bài viết, chắc hẳn bạn đã có cho mình câu trả lời về “Loyalty Marketing là gì?” cũng như hiểu được tầm quan trọng của chiến dịch này trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Sự thành công trong kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào người tiêu dùng. Đừng nhìn nhận khách hàng chỉ đơn thuần là “người mua”. Hãy mở lòng xem họ như “người thân thiết trong nhà” phục vụ tận tâm, doanh nghiệp sẽ có cơ hội đi xa, nâng tầm thương hiệu.
FAQs về Loyalty Marketing
Lưu ý điều gì khi xây dựng Loyalty Marketing?
- Không nên lạm dụng các chính sách khuyến mại, giảm giá.
- Tạo cho khách hàng những giá trị, cảm nhận thật chân thực, đặc biệt.
- Thấu hiểu và cá nhân hóa khách hàng.
- Nhận ra khách hàng VIP nhanh chóng.
Doanh nghiệp nào cần triển khai Loyalty Marketing?
Loyalty Marketing là hướng phát triển không phân biệt bất kỳ doanh nghiệp nào. Dù hoạt động ở lĩnh vực nào, quy mô lớn hay nhỏ, doanh nghiệp cũng cần triển khai Loyalty Marketing nhằm giữ chân khách hàng, nâng cao trải nghiệm tích cực cho họ.
Brand Loyalty có mấy cấp độ?
Brand Loyalty gồm 5 cấp độ như sau:
- Cấp độ 1: Khách hàng thay đổi thương hiệu mà không cần lý do.
- Cấp độ 2: Khách hàng thỏa mãn, không có lý do để thay đổi thương hiệu.
- Cấp độ 3: Tiếp tục thỏa mãn về thương hiệu nhưng chịu các chi phối bởi sự thay đổi của thương hiệu.
- Cấp độ 4: Xem trọng thương hiệu.
- Cấp độ 5: Trở thành khách hàng trung thành với thương hiệu.
Brand Loyalty và Customer Loyalty có gì khác nhau?
Brand Loyalty (lòng trung thành thương hiệu) liên quan đến sự cảm nhận của khách hàng dành cho thương hiệu. Điều này có thể thông qua các hoạt động quảng bá, danh tiếng hoặc những trải nghiệm trước đây của khách hàng với doanh nghiệp.
Còn Customer Loyalty (lòng trung thành của khách hàng) liên quan đến việc người tiêu dùng có tiếp tục quay trở lại sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp đó hay không. Điều này phụ thuộc phần lớn ở sản phẩm, chất lượng, chiết khấu của doanh nghiệp dành cho khách hàng.