FnB là một trong những lĩnh vực hot nhất trên thị trường. Vì nhu cầu tiêu thụ thực phẩm và đồ uống chính là “dòng chảy” không bao giờ ngừng. Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ, ngành FnB đã trở thành “mảnh đất màu mỡ” để kinh doanh, khởi nghiệp. Vậy kinh doanh ngành FnB cần những yếu tố gì? Làm thế nào kinh doanh FnB mang lại hiệu quả cao? Câu trả lời sẽ được Tino Group giải đáp ngay qua bài viết dưới đây!
Giới thiệu đôi nét về ngành FnB
Ngành FnB là gì?
FnB là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Food and Beverage”, tạm dịch: thức ăn và đồ uống. Thuật ngữ này được sử dụng trong ngành dịch vụ ẩm thực và đồ uống. Ngành FnB bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến sản xuất, chế biến, phục vụ và tiêu thụ thực phẩm, đồ uống.
Cụ thể, ngành FnB bao gồm những doanh nghiệp liên quan đến cung cấp thực phẩm, đồ uống, như nhà hàng, quán cà phê, quán bar, quầy thức ăn nhanh, khách sạn, nhà nghỉ, dịch vụ tiệc cưới và sự kiện, công ty sản xuất và chế biến thực phẩm,…
Ngành FnB rất đa dạng, có đóng góp to lớn vào ngành du lịch và dịch vụ. Sự phát triển và lớn mạnh của FnB đã mở ra nhiều cơ hội việc làm, thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển. Bởi tính chất đa dạng và sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng, FnB đã trở thành một ngành nổi bật với tính sáng tạo, chất lượng cũng như trải nghiệm khách hàng.
Vì sao nên kinh doanh ngành FnB?
Tính ổn định và bền vững
Một trong những yếu tố thu hút các doanh nghiệp tham gia ngành FnB là tính ổn định và bền vững.
Thực phẩm, đồ uống chính được xem là nhu cầu thiết yếu và không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Dù kinh tế có khó khăn hay thị trường biến đổi, ngành FnB vẫn hoạt động ổn định và phát triển bền vững.
Tiềm năng tăng trưởng
Dân số trên thế giới ngày càng lớn mạnh đã tạo tiền đề thúc đẩy ngành FnB phát triển. Đồng thời, sự tăng trưởng của ngành du lịch và xu hướng trải nghiệm ẩm thực tăng cao cũng góp phần mở rộng thị trường của ngành FnB. Hiện nay, khách hàng ngày càng quan tâm đến việc thưởng thức các món ăn đa dạng, chất lượng cao. Điều này đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp FnB thu hút người tiêu dùng tiềm năng.
Tệp khách hàng đa dạng
Một lợi thế lớn của ngành FnB là hướng đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Từ cá nhân, gia đình, nhóm bạn, doanh nghiệp cho đến khách du lịch đều có nhu cầu tiêu thụ thực phẩm, đồ uống. Việc này đã tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận thị trường một cách đa dạng, mở rộng tệp khách hàng tiềm năng.
Sáng tạo và thú vị
FnB là một trong những lĩnh vực có tính sáng tạo và thú vị nhất. Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đề cao tư duy sáng tạo, hiện thực hóa các ý tưởng. Từ việc thiết kế món ăn độc đáo, xây dựng menu đa dạng, sáng tạo đến cách phục vụ khách hàng, bố trí không gian quán,…, đòi hỏi sự hấp dẫn, mới mẻ cho doanh nghiệp FnB.
Cơ hội tiếp cận công nghệ cao
Công nghệ đã và đang trở thành yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống, và ngành FnB cũng không ngoại lệ. Các tính năng mạnh mẽ của công nghệ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động, nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Việc áp dụng hệ thống đặt hàng trực tuyến, giao hàng thông minh, thanh toán di động, quản lý kho và cơ sở khách hàng đang trở nên phổ biến. Đây là cách giúp các doanh nghiệp FnB tối ưu hoá quy trình kinh doanh, cung cấp dịch vụ thuận tiện hơn cho khách hàng.
Xây dựng cộng đồng và tạo sự gắn kết
Ngành FnB cũng mang đến cơ hội xây dựng cộng đồng ẩm thực và đồ uống. Những quán ăn, nhà hàng, quán cà phê thường trở thành điểm đến phổ biến cho cả cộng đồng địa phương lẫn du khách. Doanh nghiệp có thể xây dựng thương hiệu dựa trên sự gắn kết của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ của mình. Từ đó, doanh nghiệp có thể tạo ra những mối quan hệ lâu dài và giữ chân khách hàng hiệu quả.
Kinh doanh ngành FnB cần những yếu tố gì?
Chất lượng sản phẩm/dịch vụ
Chất lượng sản phẩm/dịch vụ là yếu tố đặc biệt quan trọng trong ngành FnB. Đảm bảo nguyên liệu thực phẩm chất lượng cao, sạch sẽ là cách giúp bạn tạo ra những món ăn ngon, an toàn cho khách hàng. Bên cạnh đó, đội ngũ đầu bếp và nhân viên phục vụ cần được đào tạo chuyên nghiệp để mang đến chất lượng phục vụ tốt nhất. Sự chỉn chu trong phục vụ, chất lượng trong món ăn sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh và thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Ý tưởng và thị trường mục tiêu
Ý tưởng kinh doanh chính là nền tảng để bạn xây dựng mô hình kinh doanh bền vững trong ngành FnB. Để thành công trong lĩnh vực, ý tưởng kinh doanh của bạn phải phù hợp với xu hướng và nhu cầu thị trường, hướng đến một nhóm khách hàng cụ thể. Việc nghiên cứu thị trường thận trọng giúp bạn xác định xu hướng ẩm thực, phong cách ăn uống, độ tuổi và sở thích của khách hàng tiềm năng. Đồng thời, yếu tố này còn góp phần trong việc tạo menu hoặc danh mục sản phẩm hấp dẫn và phù hợp.
Khả năng đổi mới
Khả năng đổi mới là yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp tồn tại và thành công trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, biến đổi nhanh chóng của ngành FnB. Sự đổi mới không chỉ liên quan đến việc tạo ra các sản phẩm/dịch vụ mới mẻ mà còn là cách doanh nghiệp kinh doanh và tiếp cận thị trường.
Khả năng thích ứng nhanh
Trong ngành FnB, khả năng thích ứng nhanh là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đối phó và vượt qua những thay đổi nhanh chóng trong thị trường, xu hướng ẩm thực cũng như tình hình kinh doanh. Các yếu tố như môi trường kinh doanh biến đổi, thị hiếu của khách hàng, sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp FnB phải linh hoạt, thích ứng nhanh để tồn tại và phát triển.
Có mối quan hệ đối tác chặt chẽ
Trong ngành FnB, việc xây dựng và duy trì mối quan hệ đối tác chặt chẽ là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp FnB tăng khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững. Mối quan hệ này bao gồm cả quan hệ với các nhà cung cấp, đối tác chiến lược, khách hàng quen và cộng đồng địa phương.
Vị trí và không gian
Vị trí của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến lượng khách hàng và doanh thu. Lựa chọn một vị trí thuận lợi, nằm trong khu vực có lưu lượng người qua lại đông đúc và có sự gần gũi với thị trường mục tiêu rất quan trọng khi kinh doanh. Bên cạnh đó, không gian quán cũng cần được thiết kế có “gu” để mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho khách hàng. Tuỳ vào phong cách muốn hướng đến, bạn có thể bài trí không gian sao cho phù hợp.
Ví dụ: Bún Bò 1994 là một trong những nhà hàng sở hữu các vị trí đắc địa tại trung tâm TP.HCM, bao gồm:
- 17C Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1.
- 31 Lê Quý Đôn, Quận 3.
- 183 Lê Văn Sỹ, Quận Phú Nhuận.
- 202 Trương Công Định, Quận Tân Bình.
- Foodcourt Léman, 117 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3.
Ngoài vị trí thuận tiện cho “dân văn phòng, gần cơ quan hành chính, toà nhà văn phòng, điểm nút giao thông, …, Bún Bò 1994 còn bài trí không gian quán độc đáo, mang đậm phong cách cổ điển nhưng không kém phần sang trọng. Đây chính là những yếu tố mang đến sự thành công cho Bún Bò 1994.
Đội ngũ nhân viên
Đội ngũ nhân viên đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và mang lại dịch vụ tốt cho khách hàng. Vì vậy, bạn cần tuyển nhân viên có kỹ năng, nhiệt tình và đáp ứng tốt các yêu cầu công việc. Đào tạo và phát triển nhân viên để nâng cao năng lực là cách giúp bạn “sản xuất” ra một đội ngũ hoàn thiện và chuyên nghiệp.
Tiếp thị và quảng bá
Tiếp thị và quảng bá là cách quan trọng để giới thiệu doanh nghiệp cũng như sản phẩm của bạn đến với khách hàng tiềm năng. Xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả, sử dụng các kênh truyền thông và mạng xã hội để quảng bá thương hiệu, tạo dựng lòng tin cho khách hàng. Bên cạnh đó, bạn có thể tổ chức các chương trình khuyến mại, khách hàng thân thiết cũng để giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới.
Quản lý tài chính
Quản lý tài chính là một khía cạnh quan trọng trong kinh doanh FnB. Thế nên, bạn cần thiết lập một hệ thống theo dõi chi tiêu, thu nhập và lợi nhuận để kiểm soát hiệu quả tình hình tài chính. Điều này giúp bạn tối ưu hóa các khoản chi tiêu, dự trù nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, đảm bảo mức giá hợp lý cho sản phẩm/dịch vụ.
5 thách thức thường gặp khi kinh doanh ngành FnB
Cạnh tranh gay gắt
FnB là một trong những ngành có sự cạnh tranh cực kỳ gay gắt. Chính vì thế, việc thu hút và giữ chân khách hàng trở nên khó khăn khi có quá nhiều lựa chọn khác nhau.
Thay đổi khẩu vị và xu hướng thị trường
Xu hướng ẩm thực và đồ uống liên tục thay đổi. Việc này đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành FnB phải luôn linh hoạt và đáp ứng nhanh xu hướng thị trường. Có thể nói, đây cũng là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp khi kinh doanh trong lĩnh vực này.
Quản lý lợi nhuận và chi phí
Ngành FnB có mức lợi nhuận thấp và một số yếu tố chi phí cao như chi phí thuê mặt bằng, nguyên liệu, nhân công và quảng cáo. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tối ưu hóa quản lý lợi nhuận và chi phí để duy trì hoạt động hiệu quả.
Quản lý nhân viên
Sở hữu được đội ngũ nhân viên chất lượng, đảm bảo sự đồng thuận trong việc duy trì chất lượng dịch vụ là một thách thức khó khăn. Ngành FnB thường phải đối mặt với vấn đề thu hút và giữ chân nhân viên tài năng trong bối cảnh động lực công việc không cao, thường xuyên thay đổi công việc.
Chất lượng và an toàn thực phẩm
Trong ngành FnB, chất lượng và an toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng. Bất kỳ vi phạm nào liên quan đến chất lượng hoặc an toàn thực phẩm có thể gây tổn hại đáng kể cho danh tiếng của doanh nghiệp, dễ dẫn đến sụt giảm đáng kể trong doanh số bán hàng.
Nhìn chung, khi kinh doanh ngành FnB, bạn cần chú ý đến nhiều yếu tố quan trọng khác nhau. Mỗi yếu tố sẽ góp phần vào sự thành công trong quá trình kinh doanh và phát triển. Qua bài viết trên, Tino Group hy vọng bạn đã giải đáp được câu hỏi: “Kinh doanh ngành FnB cần những yếu tố gì?”. Hãy tiếp tục theo dõi Tino Group để không bỏ lỡ những bài viết hay và hữu ích khác bạn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Vì sao phải ưu tiên quản lý an toàn thực phẩm khi kinh doanh FnB?
Quản lý an toàn thực phẩm là ưu tiên hàng đầu trong kinh doanh FnB để đảm bảo chất lượng và sự tin cậy của sản phẩm. Tuân thủ quy định an toàn thực phẩm và vệ sinh giúp tránh các vấn đề về sức khỏe, bảo vệ danh tiếng của doanh nghiệp.
Làm thế nào tạo ra sự đột phá và sáng tạo trong ngành FnB?
Để tạo ra sự đột phá và sáng tạo, doanh nghiệp FnB cần thiết kế menu độc đáo, sử dụng nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo tính chuyên nghiệp trong cách phục vụ. Nâng cao trải nghiệm của khách hàng, đầu tư vào nghệ thuật trang trí và sử dụng công nghệ tiên tiến cũng là cách thu hút sự chú ý, tạo sự khác biệt.
Kinh doanh ngành FnB nên sử dụng phần mềm nào?
Một số phần mềm hữu ích trong ngành FnB là:
- Phần mềm quản lý hàng tồn kho.
- Hệ thống quản lý nhà hàng.
- Phần mềm quản lý đặt và giao hàng.
- Phần mềm quản lý hoá đơn và thanh toán.
- Phần mềm quản lý khách hàng và truyền thông xã hội.
- …
Nên thuê người quản lý hay tự quản lý khi kinh doanh ngành FnB?
Tuỳ vào quy mô và kinh nghiệm quản lý, bạn có thể thuê nhân viên quản lý hoặc tự mình quản lý cửa hàng. Tuy nhiên, để tối ưu hoá hoạt động, giảm khối lượng công việc và tập trung vào phát triển kinh doanh, bạn nên thuê người quản lý chuyên nghiệp.