Tốc độ load web thường là tiêu chí cơ bản nhất để đánh giá hiệu suất của trang cũng như yếu tố trải nghiệm người dùng. Website có tốc độ chậm sẽ gây cảm giác khó chịu cho khách hàng và làm tăng tỷ lệ thoát trang, đồng thời Google cũng sẽ đánh giá thấp, ảnh hưởng tới thứ hạng từ khóa của website. Trong bài viết này, Tino Group sẽ giới thiệu cho 3 trang web kiểm tra tốc độ load web tốt nhất 2024.
Tìm hiểu tổng quan về tốc độ website
Tốc độ website là gì?
Tốc độ website hay tốc độ load web là thuật ngữ được dùng để chỉ khoảng thời gian từ khi website bắt đầu tải nội dung từ máy chủ cho đến lúc nội dung đó được hiển thị hoàn toàn trên trình duyệt web. Những nội dung bao gồm chữ, hình ảnh, video,..
Đối với những người làm SEO, tốc độ load web là yếu tố chính ảnh hưởng đến đánh giá của Google về xếp hạng tìm kiếm của trang web đó.
Còn đối với các kỹ thuật viên, tốc độ của website là khoảng thời gian từ khi người dùng thực hiện truy vấn thông tin đến khi tải hết các tài nguyên từ server đến trình duyệt.
Quy trình tải và hiển thị nội dung trên một trang web
- Người dùng gửi thực hiện các yêu cầu truy cập như: kích vào đường dẫn, nhập đường dẫn trên thanh công cụ, truy vấn thông tin,…
- Trình duyệt web sẽ gửi những yêu cầu trên thông qua mạng internet đến máy chủ của website
- Máy chủ tiến hành xử lý yêu cầu sau đó gửi các dữ liệu phản hồi cho trình duyệt
- Trình duyệt nhận phản hồi, tiến hành phân tích, tải và hiển thị nội dung cho người dùng.
- Ngoại trừ bước đầu tiên, các bước sau đó đều chịu sự ảnh hưởng của tốc độ tải trang.
Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ load web
Vị trí của máy chủ
Đây là yếu tố có liên quan trực tiếp đến tốc độ website của bạn. Nếu người dùng website càng ở gần máy chủ, tốc độ truy cập vào trang web càng nhanh và ngược lại.
Đây cũng là lý do các nhà cung cấp gói hosting nước ngoài mặc dù có chất lượng cao. Nhưng do máy chủ nằm ở xa nên tốc độ vào web vẫn chậm hơn so với các gói hosting của nhà cung cấp Việt Nam.
Khả năng xử lý các yêu cầu truy cập của máy chủ
Máy chủ có kết nối internet mạnh và cấu hình tốt sẽ có khả năng xử lý dữ liệu nhanh, giúp tăng tốc độ web.
Dung lượng của website
Tốc độ của website còn phụ thuộc vào dung lượng của website đó sử dụng. Dù có chất lượng internet tốt nhưng website có dung lượng lớn, có nhiều hình ảnh và nội dung chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian tải hơn so với các website khác.
Dữ liệu đệm trên trình duyệt
Một số trình duyệt có tính năng lưu nội dung của website vào bộ nhớ đệm trên máy tính. Khi người dùng truy cập vào website nhiều lần, máy tính sẽ sử dụng lại nội dung đã lưu. Điều này chính là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy những lần truy cập sau nhanh hơn lần đầu.
Vai trò của tốc độ load web đối với website
Nâng cao trải nghiệm người dùng
Nếu dữ liệu hiển thị quá chậm, bạn sẽ có xu hướng thoát trang và tìm đến các website khác có nội dung tương tự. Vì vậy, tốc độ trang sẽ giúp giữ chân phần đông người dùng ở lại lâu hơn với trang web của bạn.
Bên cạnh đó, tốc độ tải trang nhanh hơn sẽ khiến trải nghiệm của người dùng trên trang không bị gián đoạn, tạo cảm giác thoải mái khi truy cập vào trang.
Tăng tỷ lệ chuyển đổi
Tốc độ tải nhanh sẽ giúp cho các quy trình chuyển đổi diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và giảm thiểu đáng kể tình trạng chờ đợi lâu khiến khách hàng phải “suy nghĩ lại”. Doanh thu của bạn cũng được cải thiện tốt hơn rất nhiều.
Tăng thứ hạng SEO website
Tốc độ web là tiêu chí cơ bản và quan trọng giúp Google có thể đánh giá xếp hạng tìm kiếm của trang web đó. Khi trang của bạn có tốc độ load nhanh sẽ mang đến những trải nghiệm người dùng tốt hơn. Từ đó, Google sẽ xếp trang ở các thứ hạng tìm kiếm cao. Đây được xem là thành công đối với bất kỳ dự án SEO nào.
3 trang web dùng để kiểm tra tốc độ load web hiệu quả
Google PageSpeed Insights
PageSpeed Insights là công cụ đánh giá và kiểm tra chi tiết tốc độ của web do Google cung cấp. Công cụ này sẽ thực hiện kiểm tra sau đó đưa ra một báo cáo toàn diện về tốc độ tải của website trên cả máy tính và các thiết bị khác như smartphone hay máy tính bảng, đi kèm với đó là một số gợi ý để bạn cải thiện tốc độ website.
Tốc độ website của bạn trên Google Pagespeed Insight sẽ được đánh giá trên thang điểm là 100. Cách thức để để đánh giá dựa trên dữ liệu nghiên cứu và phân tích của Lighthouse về các website. Nếu mức điểm số từ 80 đến 100, website sẽ được được đánh giá là hoạt động tốt, đạt chỉ tiêu về tốc độ truy cập
Theo các chuyên gia hàng đầu về web, công cụ này đóng một vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm của Google, đo lường hiệu suất và nâng cao trải nghiệm của người dùng.
Pingdom Tool
Pingdom Tool là công cụ kiểm tra tốc độ website cho kết quả gần như chính xác nhất. Công cụ này tiến hành phân tích những yếu tố gây ảnh hưởng đến website của bạn như thời gian tải trang đầy đủ, số MB trung bình. Quá trình phân tích này sẽ cung cấp cho bạn các số liệu về tốc độ truy cập cho từng nội dung riêng của web như hình ảnh, CSS, RSS, Flash, Video, Audio,…
Bên cạnh đó, Pingdom Tool còn có công cụ giúp bạn kiểm tra tốc độ truy cập trang web từ những khu vực khác nhau trên thế giới, phù hợp với những trang đặt hosting ở nước ngoài. Pingdom Tool còn sử dụng trình duyệt web thực để mô phỏng hành vi của người dùng.
Gtmetrix
GTmetrix là một trong những công cụ kiểm tra tốc độ website rất đáng để sử dụng. Công cụ này giúp phân tích chuyên sâu về các website và đưa ra các gợi ý để bạn tối ưu tốc độ website.
GTMetrix cung cấp cho bạn phiên bản nâng cấp cấp Pro cho phép truy cập vào cài đặt trang, giám sát và cảnh báo, cùng với nhiều lợi ích khác. Mục kiểm tra tốc độ là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể dễ dàng kiểm tra website của mình. GTmetrix cũng rất thân thiện với người sử dụng và từng là một trong những công cụ kiểm tra tốc độ trang tốt nhất năm 2019.
Kiểm tra tốc độ website là một cách rất tốt giúp bạn biết website của mình hoạt động có hiệu quả hay không. Trên đây là những thông tin cơ bản về tốc độ load web và cách để kiểm tra tốc độ trên trang web của bạn. Hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công.
FAQs về kiểm tra tốc độ load web
Có phải các trang web kiểm tra đều miễn phí?
Các trang web trên đều cho phép bạn sử dụng miễn phí. Chỉ cần nhập địa chỉ website của bạn vào, bạn có thể phân tích chi tiết tốc độ của trang. Đồng thời, độ chính xác của các trang web này đều rất cao, không thua kém các phần mềm chuyên nghiệp.
Làm sao để tăng tốc website?
Có rất nhiều cách giúp tăng tốc website hiệu quả mà bạn nên thử như:
- Sử dụng hệ thống CDN
- Nâng cấp hosting
- Nén và tối ưu hình ảnh
- Hạn chế sử dụng nhiều font chữ
- Giảm số Plugin được cài trong trang
- Kích hoạt bộ nhớ đệm trên trình duyệt
Tốc độ tải trang lý tưởng là như thế nào?
Các nhà nghiên cứu của Google đề xuất các website muốn lên các vị trí đầu trên trang tìm kiếm phải được tối ưu hóa tốt nhất và có thời gian tải trang dưới 0,1 giây. Tuy nhiên khi tiến hành kiểm tra, thời gian tải trung bình hiện nay của tất cả các trang thường rơi vào tầm từ 3-5 giây.
Băng thông có ảnh hưởng đến tốc độ tải trang không?
Băng thông là thông số chỉ mức dung lượng truyền tải dữ liệu giữa website với thiết bị cá nhân của bạn trong một thời gian nhất định. Giới hạn của băng thông sẽ phụ thuộc vào gói dịch vụ mà bạn mua từ nhà cung cấp. Theo đó, giới hạn băng thông càng cao, mức dữ liệu cho phép truyền tải (download/upload ngược) sẽ càng lớn, tốc độ tải trang cũng sẽ diễn ra nhanh hơn. Trong trường hợp hết băng thông, các yêu cầu truy cập trang sẽ bị từ chối.
Chính vì vậy, bạn còn cần chuẩn bị một gói hosting chất lượng với băng thông rộng, đảm bảo cho đường truyền dữ liệu của người dùng không bị ngắt quãng, đặc biệt là trong những giờ cao điểm.