Nếu bạn có mong muốn được trở thành thành viên trong phòng ban công nghệ thông tin, IT helpdesk có thể là một trong các gợi ý phù hợp dành cho bạn. Vậy IT helpdesk là gì? IT helpdesk làm những công việc gì?
IT helpdesk là gì?
IT helpdesk là một bộ phận của phòng IT trong các doanh nghiệp. Đây là nơi trung gian để giải quyết hoặc chuyển giao công việc đến các bộ phận chịu trách nhiệm chính trong cả nội bộ lẫn bên ngoài công ty.
IT helpdesk sẽ chịu trách nhiệm chính về các vấn đề liên quan đến IT, kỹ thuật, công nghệ số,…Thông thường, IT helpdesk sẽ giúp người dùng (end user) bằng việc trao đổi qua email, điện thoại, website, fanpage, chatbox,…
Bên cạnh đó, còn có một bộ phận gọi là internal helpdesk với công việc và chức vụ tương tự. Tuy nhiên, bộ phận này chỉ sẽ giải quyết các vấn đề trong nội bộ công ty bằng việc phối hợp với các phòng ban khác.
IT helpdesk làm những công việc gì?
Nhiệm vụ của IT helpdesk vô cùng đa dạng, tùy vào scope of work theo quy định của từng công ty. Đặc biệt, bạn cần xác định rõ bản thân sẽ đảm nhiệm internal helpdesk hay end user helpdesk để nắm rõ công việc.
Nhìn chung, IT helpdesk sẽ giúp cho nội bộ công ty hoặc khách hàng có những trải nghiệm tuyệt vời hơn trong các công việc liên quan đến công nghệ, kỹ thuật số. Đồng thời, họ có thể giải quyết các sự cố khi xảy ra cũng như tư vấn phương pháp cho người tiêu dùng.
Có thể nói, IT helpdesk là cấu nối trung gian để gắn bó và xây dựng quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng với nhiệm vụ tối ưu hóa chất lượng làm việc. Hơn thế nữa, IT helpdesk còn đảm nhận trách nhiệm trình bày các vấn đề về phòng ban IT để có những biện pháp, chiến lược phát triển phù hợp.
Những nhiệm vụ này sẽ được chuyển đổi thành các công việc cụ thể như sau:
- Giúp khách hàng xử lý vấn đề kỹ thuật liên quan đến sản phẩm thông qua việc trao đổi trực tuyến hoặc trực tiếp.
- Trao đổi với bộ phận về các sự cố end user gặp phải và cùng đề ra hướng giải quyết.
- Tìm ra giải pháp hữu hiệu để trình bày cho khách hàng hoặc thuyết phục đồng nghiệp cùng xử lý.
- Thực hiện social listening từ phía khách hàng để tiếp nhận các feedback.
- Hướng dẫn người dùng sử dụng, thiết lập các công cụ, phần mềm, phần cứng mới.
- Backup dữ liệu, cập nhật và duy trì mạng lưới làm việc ổn định thường xuyên.
- Các tác vụ liên quan đến bảo hành, sửa chữa khi cần thiết.
- Cùng với các công việc được giao từ cấp trên.
Tùy vào quy mô doanh nghiệp lớn nhỏ, công việc có thể thay đổi điều chỉnh cho phù hợp. Thực chất, các công ty quy mô nhỏ sẽ thường không có bộ phận IT riêng cũng như IT helpdesk hoặc có thể một người sẽ phải đảm nhận nhiều chức vụ.
Tuy nhiên, đây là một bộ phận vô cùng cần thiết vì tầm quan trọng cũng như những đóng góp nhất định dành cho doanh nghiệp. Đặc biệt, các công ty trong lĩnh vực giải pháp công nghệ, kỹ thuật số, đây là bộ phận không thể thiếu nếu muốn có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Tầm quan trọng của bộ phận IT helpdesk
Bạn sẽ không thể hình dung được tầm quan trọng của bộ phận IT helpdesk sau khi đọc xong bài viết này. Nếu không có những đóng góp của IT helpdesk vào khâu vận hành và hoạt động, doanh nghiệp sẽ gặp không ít khó khăn trong công cuộc chinh phục trái tim khách hàng. IT helpdesk sẽ:
- Giúp doanh nghiệp đến gần hơn với người tiêu dùng.
- San sẻ gánh nặng cho các phòng ban kỹ thuật, IT.
- Tối ưu hóa trải nghiệm phần cứng, phần mềm cho end user, khách hàng.
- Góp phần nâng cao chất lượng, uy tín dịch vụ của doanh nghiệp.
- Gia tăng khả năng cạnh tranh đối với các công ty đối thủ trên thị trường công nghệ.
IT helpdesk cần có những yêu cầu nào?
Để đảm nhận vị trí này trong doanh nghiệp, bạn cần hội tủ đủ các yếu tố sau để có thể trở thành một IT helpdesk chuyên nghiệp.
Trình độ học vấn, chuyên môn
Thuộc lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật số, IT helpdesk không dành cho các tay ngang lấn sân. Muốn tồn tại và phát triển trong lĩnh vực này, bạn đòi hỏi phải có kiến thức, hiểu biết nhất định cũng như sự đào tạo bài bản qua trường lớp, khóa học.
Hiện nay, các ngành về khoa học công nghệ thông tin có rất nhiều cơ sở giáo dục đào tạo hệ cử nhân và sau đại học. Nếu bạn đã xác định được hướng đi cho mình, hãy đầu quân vào các trường danh tiếng để đạt được chất lượng tốt nhất. Có thế, khả năng chuyên môn của bạn mới thực sự vững chắc.
Kinh nghiệm làm việc trong môi trường công nghệ, kỹ thuật số
Nếu bạn đã có bước đầu là nền tảng vững chắc, bạn chỉ cần cố gắng tích lũy thêm kinh nghiệm để có thể tiến xa hơn trong ngành. Hãy nhớ rằng vì tính chất đặc thù của công việc, bạn chỉ có thể đảm nhận nếu như từng ở các vị trí tương ứng hoặc liên quan đến IT helpdesk.
Kỹ năng thiết yếu
Khi bạn đã đạt được điều kiện cần và đủ, nếu như có thêm các kỹ năng phù hợp, cơ hội trong ngành sẽ lại càng rộng mở thênh thang. Đây sẽ là các điểm cộng dành cho bạn nếu như bạn là người có những kỹ năng liên quan đến IT.
Các kỹ năng cần thiết có thể là cài đặt, nâng cấp, duy trì và sửa chữa các thiết bị, máy móc, phần mềm, phần cứng, website, hosting,…cũng như các trang thiết bị công nghệ khác của doanh nghiệp hay người dùng.
Bên cạnh đó, các kỹ năng bổ trợ cũng là một điều vô cùng cần thiết cho con đường phát triển, thăng tiến sự nghiệp sau này của bạn như: kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý sự cố; kỹ năng giao tiếp, thuyết trình; kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập; kỹ năng lắng nghe, chăm sóc khách hàng,…
Thái độ, tác phong làm việc chuyên nghiệp
Sau khi bạn đã có đủ kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng, điều cuối cùng bạn cần trang bị cho bản thân là một tác phong làm việc chuyên nghiệp. IT helpdesk gồm các công việc cần sự giao tiếp với cả người lẫn máy móc. Thế nên, bạn cần có sự khéo léo khi nói chuyện cùng khách hàng. Đồng thời, bạn cũng phải thực sự tập trung, kiên nhẫn khi xử lý các sự cố máy móc.
Nếu bạn đã có đủ bốn yếu tố trên, bạn đã có thể tin tưởng vào năng lực của bản thân để đảm nhận vị trí IT helpdesk tại các doanh nghiệp, cơ quan.
Trên đây là các chia sẻ về IT helpdesk cũng như các vấn đề xoay quanh. Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể hiểu rõ hơn về ngành nghề cũng như tìm thấy niềm đam mê để chọn lựa cho mình một công việc phù hợp với bản thân.
Những câu hỏi thường gặp
Triển vọng nghề nghiệp của IT helpdesk như thế nào?
Nếu sau khi đảm nhận vị trí này tại doanh nghiệp, bạn có nguyện vọng thăng tiến và công ty cũng cần đào tạo cao để bổ sung vào các vị trí còn trống, con đường sự nghiệp của bạn từ IT helpdesk có thể trở thành:
- IT helpdesk leader/ manager.
- Network and systems administrator (Quản trị mạng và hệ thống)
- Server administrator (Quản trị máy chủ)
- Application administrator (Quản trị ứng dụng)
- Security expert (Chuyên gia an ninh)
- Database analyst (Chuyên viên phân tích cơ sở dữ liệu)
- IT manager,…
Mức lương của một nhân viên IT helpdesk dao động khoản bao nhiêu?
Mức lương tại vị trí này có thể dao động từ 8 – 15 triệu tùy vào quy mô công ty cũng như năng lực của bạn. Tuy nhiên, các công ty nước ngoài sẽ chịu chi mạnh tay vào các vị trí thiên về công nghệ. Thế nên, mức lương của ngành này có thể lên đến hơn 20 triệu cũng là chuyện bình thường.
Có những khóa học về It helpdesk nào?
Bạn có thể nâng cao khả năng của mình khi đăng ký các khóa học:
- Khóa học và thực hành của LinkedIn.
- IT helpdesk professional của Udemy.
- IT helpdesk and training tutorials của Lynda.
- Google IT Automation with Python Professional Certificate.
- Helpdesk Certificate của Microsoft (EdX).
Một vài quyển sách gối đầu giường nào dành cho nhân viên helpdesk?
Bạn có thể tìm đọc hai cuốn sách: Getting an IT HelpDesk job for Dummies“ và How to Manage the IT Helpdesk để có thể trở nên giỏi hơn ở lĩnh vực này.