Insight là gì? Một câu hỏi luôn khiến bao thế hệ marketer phải đắn đo, trăn trở trong suốt quãng thời gian làm nghề. Những tưởng một từ ngắn gọn sẽ dễ diễn đạt nhưng sự thật nó vô cùng khó hiểu và lại càng khó nắm bắt theo ý muốn của mình. Với sự bùng nổ của dữ liệu cho chúng ta nhiều cơ hội tiếp cận với các loại thông tin thì insight trở thành một vũ khí lợi hại trên hành trình chinh phục khách hàng của mọi thương hiệu. Hãy cùng Tino Group tìm hiểu về Insight ngay bài viết dưới đây nhé!
Đôi nét về Insight
Insight là gì?
Insight hay còn được gọi với cái tên đầy đủ là Customer Insight. Đây là “sự thật ngầm hiểu” của khách hàng giúp doanh nghiệp thấu hiểu các mong muốn và nhu cầu của họ đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Một sự thật ngầm hiểu hay sẽ khiến khách hàng của bạn tăng thêm sự hứng thú về thương hiệu, thôi thúc họ được trải nghiệm các sản phẩm. Việc doanh nghiệp phân tích đúng hành vi của khách hàng sẽ hỗ trợ rất nhiều trong các chiến dịch như: liệt kê được những Insight mong muốn, điều chỉnh các chiến dịch Marketing, bán hàng phù hợp và tối ưu nhất.
Bên cạnh đó, Insight còn là sợi dây vô hình thắt chặt mối quan hệ giữa khách hàng với doanh nghiệp, tạo đà đẩy mạnh sự tương tác và truyền đạt thông điệp giữa doanh nghiệp với khách hàng. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp cải thiện doanh thu mà còn tác động đến hành vi tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của khách hàng tốt nhất.
Những đặc trưng cơ bản của Insight
Insight không là sự thật hiển nhiên
Insight được xem là sự thật ngầm hiểu – những sự thật ẩn chứa dưới lớp vỏ bọc. Hành trình quan sát cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra Insight, nhưng đây chỉ là một điểm dữ liệu ở mức xem xét. Bạn cần theo dõi khách hàng và phát hiện những lý do, động lực đằng sau thúc đẩy hành vi của người tiêu dùng.
Để tìm ra câu trả lời, các marketer cần phải trả lời được câu hỏi “Vì sao? sau những lần quan sát để tìm ra hướng đi phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Insight không chỉ bắt nguồn từ dữ liệu
Marketer có thể sở hữu được số lượng lớn data chi tiết về khách hàng, những sự thật về khách hàng nhưng không có nghĩa khối dữ liệu này sẽ đem lại cho bạn một Insight tốt, phù hợp nhất. Chính vì thế, bạn cần xây dựng các kế hoạch cụ thể, chỉn chu và triển khai chúng thật bài bản để có được một Insight độc đáo, đầy tiềm năng có thể tác động mạnh mẽ tới các mục tiêu chung. Để thực hiện điều này, bạn hãy khai thác các Insight tiềm năng từ kho dữ liệu có vẻ “vô vị” của bạn, suy nghĩ tổng thể và phân tích đa dạng, nhiều chiều các loại dữ liệu đó.
Đưa ra những hành động cụ thể từ Insight
Insight Marketing ít nhiều sẽ tác động đến khách hàng, bởi ngay cả chính khách hàng còn không thể nhìn nhận rõ những yếu tố thôi thúc bản thân họ đưa ra quyết định. Khi doanh nghiệp tìm được các yếu tố động lực từ khách hàng cũng là lúc doanh nghiệp sẽ kích hoạt thông qua các chiến dịch Marketing nhằm hướng đến các mục tiêu, nó giống như việc bạn vừa ấn vào nút kích hoạt trong hệ thống hành vi của khách hàng từ xa.
Insight có thể thay đổi hành vi khách hàng
Khi Insight khám phá được những động cơ cốt lõi thúc đẩy hành vi của con người, đồng nghĩa Insight có thể thay đổi các điều kiện cần thiết để hướng hành vi đó theo một hướng khác.
Đánh giá ưu nhược điểm của Insight
Ưu điểm
- Insight giúp tăng vị thế cạnh tranh và giành quyền ưu tiên đối với các đối thủ cùng phân khúc trên thị trường. Bên cạnh đó, Insight còn hỗ trợ doanh nghiệp nắm rõ những xu hướng phát triển trong tương lai, đề ra và xây dựng những chiến lược, mục tiêu phù hợp.
- Gia tăng thị phần: Khách hàng luôn là yếu tố trọng tâm nhất, do đó các doanh nghiệp luôn đặt lợi ích, nhu cầu của khách hàng lên trên hết, làm trung tâm của mọi hoạt động trong công ty. Hơn nữa, việc nghiên cứu và xây dựng Insight khách hàng còn giúp doanh nghiệp tạo ra những cơ hội mới, đưa ra các chiến lược kinh doanh thu hút khách hàng đầy tiềm năng để chiếm lĩnh thị phần nhanh chóng.
- Thay đổi chiến lược kinh doanh hiệu quả: Thế giới vận hành không ngừng, nếu bạn không đổi mới thì rất khó để phát triển và theo thời gian sẽ nhanh chóng bị “đào thải”. Việc phân tích Insight, doanh nghiệp sẽ nhìn nhận lại và có sự thay đổi, xây dựng chiến dịch phù hợp hơn để giữ chân khách hàng.
Nhược điểm
- Tìm kiếm khách hàng vô cùng khó khăn đã khiến các doanh nghiệp “ngốn” khá nhiều thời gian, nhân lực và tài chính.
- Khi loại bỏ những sản phẩm, dịch vụ cũ để tập trung quảng bá sản phẩm mới sẽ tốn kém về mọi mặt, mất khá nhiều thời gian để sản phẩm mới đi vào thị trường.
- Khó để áp dụng cho nhiều kiểu khách hàng
Khám phá hành trình xây dựng Insight “chuẩn không cần chỉnh”
Bước 1: Thu thập dữ liệu khách hàng
Dữ liệu sẽ đến từ nhiều nguồn khác nhau như: ứng dụng điện thoại, mạng xã hội, website, SMS, email, khảo sát trực tuyến,…
Bên cạnh đó, các dữ liệu còn đến từ bên trong chính doanh nghiệp như: hệ thống CRM, các social media của doanh nghiệp, POS – thông tin từ các điểm bán hàng, chăm sóc khách hàng (tổng đài, web chat, thông tin từ call center), nghiên cứu thị trường, nhận định và đánh giá từ khách hàng
Bước 2: Phân tích Insight khách hàng
Khi doanh nghiệp đã sở hữu data từ khách hàng, bộ phận chuyên trách của doanh nghiệp sẽ tiến phân hành tích chúng dựa trên các mối liên hệ, liên kết với các mục tiêu của bạn. Mức độ hài lòng của khách hàng sẽ mỗi lần sử dụng dịch vụ, sản phẩm sẽ mang đến nguồn thu gián tiếp cho doanh nghiệp. Không phải bất kỳ Insight nào của khách hàng cũng đều tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn giúp cải thiện trải nghiệm cho người tiêu dùng.
Bước 3: Hành động dựa vào Insight khách hàng
Sau khi phân tích dữ liệu để tạo ra Insight khách hàng, doanh nghiệp sẽ thực thi hành động cụ thể, thu hút khách hàng, hướng đến mục tiêu kinh doanh. Đây là thời điểm doanh nghiệp cần phân tích, diễn giải các chi tiết và đối chiếu với Insight. Những hành động được tạo ra từ các Insight sẽ khác biệt tùy theo mục tiêu mà bạn mong muốn như đặc trưng của từng ngành nghề, công ty, tình hình thị trường cũng như xu hướng ở mỗi thời điểm thực thi.
Như vậy, Insight có thể hiểu là thứ mà mỗi cá nhân nào trong ngành quảng cáo, tiếp thị đều “khát khao” có được. Hiểu đúng về Insight sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm và định hình, vận dùng vào những chiến lược Marketing. Hy vọng bài viết trên đây phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về Insight cũng như giải quyết những “bế tắc” trong hành trình tìm kiếm khách hàng của bạn.
Chúc các bạn thành công!
FAQs về Insight
Insight và Market Research có gì khác nhau?
Market là việc thu thập các thông tin về khách hàng và thị trường. Nó sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về nhu cầu thị trường, quy mô đối thủ cạnh tranh cùng đối tượng khách hàng trong thị trường
Còn Insight sẽ bao gồm những hoạt động tương tự nhưng mang tính là gửi ý để thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Hiểu một cách khác thì Insight vừa cung cấp các số liệu cần thiết, vừa giải thích doanh nghiệp thực hiện những chiến lược từ dữ liệu mà doanh nghiệp đã thu thập được.
Những công cụ hỗ trợ nghiên cứu Insight khách hàng phổ biến
Có rất nhiều công cụ nghiên cứu Insight khách hàng trên Digital nhưng phổ biến nhất là các công cụ sau: Google Analytics, Google Trends, Youtube Analytics, Social Mention, thông tin trên Facebook,…
Những cách tìm kiếm Insight khách hàng hiệu quả?
- Phỏng vấn
- Quan sát khách hàng ở môi trường của họ
- Tham dự các sự kiện – hội chợ
- Đo lường đối thủ
Các loại nhu cầu của khách hàng hiện nay là gì?
- Đối với các nhu cầu về sản phẩm: chức năng, giá cả, tiện lợi, thiết kế, sự trải nghiệm, sự tin cậy, hiệu năng, sự hiệu quả, Compatibility (nhu cầu về sự tương thích giữa sản phẩm của doanh nghiệp bạn với sản phẩm mà họ sử dụng)
- Đối với các nhu cầu về dịch vụ: Sự thấu hiểu, sự rõ ràng, sự minh bạch, kiểm soát, nhiều lựa chọn