Khi dấn thân vào “thế giới design”, chắc hẳn bạn không còn xa lạ với thuật ngữ Infographics. Dạng thiết kế này được các nhà sáng tạo nội dung đặc biệt ưu ái bởi sở hữu hình ảnh trực quan, bố cục thống nhất và rõ ràng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết Infographics là gì cũng như lợi ích mà dạng thiết kế này mang lại.
Giới thiệu tổng quan về Infographics
Infographics là gì?
Infographics là thuật ngữ được ghép từ Information – Graphic (tạm dịch: đồ hoạ thông tin). Thuật ngữ này biểu thị sự kết hợp nhịp nhàng giữa hình ảnh và thông tin. Đồng thời, mỗi Infographics sẽ đi kèm những gam màu sinh động, bắt mắt, dễ dàng kích thích thị giác của người xem. Thông qua các Infographics, bạn có thể truyền tải thông điệp nhanh gọn, trực quan và chân thật hơn.
Với Infographics, những thông tin từ phức tạp có thể hoá đơn giản một cách dễ dàng. Thay vì sử dụng văn bản, Infographics sẽ truyền tải chủ yếu bằng biểu tượng ngắn gọn, súc tích. Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu thường sử dụng Infographics để truyền tải ý tưởng và khái niệm một cách đầy đủ, cụ thể nhất.
Khi thiết kế đồ hoạ bước đến giai đoạn lên ngôi, Infographics ngày càng trở nên thu hút và nhận được sự chú ý của người dùng. Yếu tố này dần trở nên thông dụng hơn tại lớp học, nơi làm việc và các website doanh nghiệp.
Ở thời điểm hiện tại, Infographics được xem là xu hướng mới của lĩnh vực Content Marketing. Đó là do người dùng hiện đại thường ưa chuộng những thông tin ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đảm bảo sự mới mẻ, trẻ trung. Các mẫu tin ngắn kết hợp cùng hình ảnh hoặc video trực quan luôn khiến bài viết của bạn trở nên thu hút hơn.
Trên thực tế, một Infographics đơn thuần có thể chứa đựng rất nhiều thông tin. Thế nên, thay vì đọc phải một bài quảng cáo sản phẩm dài dòng, bạn có thể sử dụng Infographics để truyền tải nội dung tiện lợi hơn.
6 loại Infographics phổ biến nhất hiện nay
#1. Infographics thông tin
So với các loại Infographics khác, Infographics thông tin sử dụng lượng văn bản ở mức trung bình. Loại Infographics này được tăng cường chi tiết đồ hoạ thông qua các hình mẫu, màu sắc, biểu tượng hoặc các yếu tố hình ảnh khác. Tuy nhiên, yếu tố được nhấn mạnh của dạng Infographics thông tin vẫn là ngôn từ.
#2. Timeline Infographics
Dạng Infographics này được sử dụng để mô tả các sự kiện hoặc những hoạt động theo trình tự thời gian. Timeline Infographics biểu thị sự phát triển một sản phẩm, xu hướng lịch sử hoặc ý tưởng nào đó.
Biểu tượng, hình ảnh, các yếu tố đồ hoạ liên quan đến thời gian là những yếu tố chính trong Timeline Infographics. Đây là dạng Infographics được ứng dụng nhiều trong các bài áp phích, bài thuyết trình hoặc không gian ngoài trời.
#3. Charts Infographics
Charts Infographics được xem là trung tâm trực quan hoá thông tin. Dạng Infographics này sử dụng hình ảnh, biểu tượng, màu sắc để nhấn mạnh hoặc giải thích nội dung muốn truyền tải. Charts Infographics phát huy khả năng tốt nhất khi thực hiện so sánh các thuộc tính.
#4. How To Infographics
Loại Infographics này có khả năng mô tả các bước liên quan đến việc đạt được một kết quả nhất định. Ví dụ như quy trình doanh nghiệp được công nhận một giải thưởng hoặc danh hiệu nào đó. Về bản chất, How To Infographics vốn ngụ ý rằng mỗi bước tiếp theo chính là hệ quả của những bước trước.
#4. Process Infographics
Với dạng Infographic này, bạn có thể mô tả quy trình ra quyết định của một hành động cụ thể nào đó. Mỗi bước sẽ được liên kết với những bước tiếp theo bằng các mũi tên và đường định hướng. Thông qua đó, người xem sẽ hình dung được quy trình sản xuất, dây chuyền lắp ráp, lập trình phần mềm, kiểm toán quy trình và lập kế hoạch dự án.
#5. Resume Infographics
Đây là Infographics dạng sơ yếu lý lịch dùng để mô tả kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn hoặc thông tin cá nhân trong một định dạng trực quan. Resume Infographics được xây dựng như một bản tóm tắt đi kèm bản sơ yếu lý lịch chuẩn.
Hiện nay, các ứng viên thường sử dụng dạng Infographics này để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Khi sử dụng Resume Infographics, bạn cần đảm bảo độ chuyên nghiệp tương xứng với các công việc được áp dụng.
Hướng dẫn cách thiết kế Infographics đơn giản
Để thiết kế một Infographics ấn tượng, thu hút người xem, bạn nên sử dụng các phần mềm đồ họa chuyên nghiệp như CorelDraw, Inkscape, Illustrator,… Đồng thời, bạn cũng nên trang bị một số bí quyết nhằm tối ưu hoá quy trình thiết kế Infographics của mình.
Xác định chủ đề
Bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất khi thiết kế Infographics là xác định nội dung và chủ đề mình muốn truyền tải. Chỉ khi xác định đúng mục tiêu, bạn mới hình dung được các yếu tố liên quan như màu sắc, hình ảnh, phong cách thiết kế, biểu tượng,…, sẽ sử dụng. Tốt nhất, bạn nên lựa chọn và tập trung vào một lĩnh vực cụ thể để truyền tải thông điệp rõ ràng nhất cho người xem.
Triển khai ý tưởng
Bước tiếp theo sau khi xác định chủ đề là triển khai ý tưởng thực hiện. Trong bước này, bạn sẽ chọn lọc số liệu, ngôn từ, hình ảnh phù hợp để sử dụng cho Infographics của mình. Nếu được, bạn nên phác thảo sơ qua bố cục trình bày. Đối với các Infographics dạng video hoặc website, việc xây dựng một kịch bản chi tiết là điều hết sức cần thiết.
Thu thập, chọn lọc thông tin
Sách báo, Internet hoặc các nguồn từ đơn vị cung cấp thứ 3 chính là nơi bạn có thể tìm kiếm, thu thập và chọn lọc thông tin hiệu quả nhất. Tuỳ vào ý tưởng và nội dung cần truyền đạt, bạn có thể chọn những ngôn từ, chất liệu và các yếu tố cần thiết để tạo ra Infographics. Để sản phẩm thật sự độc đáo và gây ấn tượng, bạn cần dành nhiều thời gian để thu thập, chọn lọc thông tin.
Hình dung và kể lại câu chuyện
Nội dung vẫn là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình thiết kế Infographics. Khi xây dựng nội dung, bạn cần đảm bảo câu chuyện của truyền đạt không quá dài dòng nhưng vẫn chứa đựng đầy đủ ý nghĩa và giá trị cụ thể.
Tương tự như một bài viết đơn thuần, câu chuyện của bạn cũng cần đảm bảo bố cục 3 phần: mở – thân và kết. Để giữ chân người đọc tốt hơn, bạn nên xây dựng một mở bài thật cuốn hút và “chốt hạ” câu chuyện bằng lời kết thật gọn gàng.
Bắt đầu thiết kế Infographics
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết, bước tiếp theo bạn cần làm là tiến hành thiết kế sản phẩm. Đối với một ấn phẩm Infographics, màu sắc đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, bạn cần cân nhắc, chọn lựa kỹ lưỡng nên sử dụng gam màu nào, phối màu ra sao cho phù hợp nhất.
Đối với Infographics dạng video, các yếu tố như bố cục, âm thanh, cảnh quay, hình ảnh cũng rất cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý đến độ phân giải, kích thước hình ảnh trong quá trình thiết kế Infographics.
Có rất nhiều trường hợp dù thiết kế rất công phu, chỉn chu nhưng chất lượng ảnh khi xuất ra lại quá thấp. Điều này khiến người xem cảm thấy khó chịu vì không đọc được hết nội dung mà hình ảnh hoặc video đã truyền tải.
Bố trí dữ liệu trực quan
Trên thực tế, người đọc thường được chú ý vào phần graphic (đồ hoạ) nhưng lại bỏ qua phần info (thông tin). Tuy nhiên, đây lại là yếu tố quan trọng không kém. Thế nên, bạn cần tìm hiểu thông tin trước khi bắt đầu thiết kế phần đồ hoạ.
Trình bày dữ liệu thiếu chính xác có thể ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Vì vậy, bạn cần đảm bảo việc trình bày dữ liệu chuẩn xác, trực quan nhằm tăng khả năng hiểu biết của người dùng.
Tham khảo ý kiến của người xung quanh
Để Infographics trông hoàn thiện nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của những người xung quanh. Đó có thể là chuyên gia, bạn bè hoặc đồng nghiệp có sự am hiểu nhất định về Infographics. Bên cạnh đó, việc này còn giúp bạn đánh giá khách quan hơn về ấn phẩm của mình.
Tuy nhiên, bạn cũng nên tránh bị tác động bởi quá nhiều luồng ý kiến bởi tư duy hình ảnh và khiếu thẩm mỹ của mỗi người là khác nhau. Chính vì thế, bạn chỉ nên tiếp nhận ý kiến tham khảo thay vì sửa đổi theo ý kiến của mọi người.
Tung ấn phẩm ra thị trường
Sau khi hoàn thành xong Infographics, điều bạn cần làm ngay lúc này là đưa ấn phẩm của mình ra thị trường. Thay vì sử dụng các công cụ tìm kiếm để thu hút người dùng, bạn có thể tận dụng những trào lưu thịnh hành. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian cũng như công sức hơn.
Bên cạnh những nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, Zalo,…, bạn có thể tham gia Pinterest – nền tảng chuyên chia sẻ hình ảnh. Pinterest có giao diện cực kỳ thu hút, là công cụ tìm kiếm cho hơn 250 triệu người dùng mỗi tháng. Vậy nên, bạn có thể chia sẻ Infographics của mình lên Pinterest và đặt kèm hashtag để tiếp cận với nhiều người dùng hơn.
Kết luận
Có thể nói, Infographics chính là phương thức truyền tải hữu ích được các chuyên gia Content Marketing áp dụng phổ biến. Qua bài viết, Tino Group hy vọng bạn đã hiểu rõ Infographics là gì cũng như cách thiết kế Infographics hiệu quả. Đừng quên theo dõi Tino Group để không bỏ lỡ những bài viết hay và bổ ích nhất nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Có phần mềm thiết kế Infographics miễn phí không?
Câu trả lời là “Có!”. Hiện tại, có rất nhiều công cụ hỗ trợ người dùng thiết kế Infographics miễn phí. Trong đó, nổi bật là: Canvan.com, Venngage, Piktochart, easel.ly, Visme,…
Mục đích của thiết kế Infographics là gì?
Infographics được thiết kế nhằm cô đọng thông tin, thu hút sự chú ý và quan tâm của người đọc. Vì vậy, các Infographics thường được sử dụng để báo cáo, công bố công dụng, đặc tính của sản phẩm, làm poster quảng cáo,…
Vì sao Infographics được ưa chuộng?
Infographics là một dạng thiết kế được cấu thành từ tư duy sáng tạo, hình ảnh minh hoạ, màu sắc sinh động, trực quan, có khả năng truyền đạt thông tin hữu ích. Vì vậy, phương thức thiết kế này rất được các Marketers ưa chuộng.
Có nên sử dụng hình ảnh 3D khi thiết kế Infographics không?
Tất nhiên là có! Với hình ảnh 3D, người đọc sẽ được cung cấp thêm những thông tin cần thiết và trực quan nhất.