Influencer Marketing đã tạo nên sự đột phá lớn trong lĩnh vực Marketing. Ở thời điểm hiện tại, Influencer Marketing có khả năng tạo dựng niềm tin và đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Tuy nhiên, không phải nhà tiếp thị nào cũng biết Influencer Marketing là gì cũng như các thực hiện chiến lược này sao cho hiệu quả. Hãy cùng Tino Group tìm hiểu chi tiết về Influencer Marketing qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu tổng quan về Influencer Marketing
Influencer Marketing là gì?
Influencer Marketing hiểu đơn giản là một chiến lược Marketing sử dụng những người có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ trên mạng xã hội. Với chiến lược này, các Influencers sẽ đảm nhiệm vai trò “sứ giả” truyền tải thông điệp của nhãn hàng đến thị trường.
Thay vì quảng cáo trực tiếp đến nhóm khách hàng tiềm năng, Influencers sẽ đại diện cho doanh nghiệp để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ. Vì có sức ảnh hưởng và độ uy tín cao, các Influencers thường dễ dàng chinh phục người dùng, nhất là cộng đồng người hâm mộ của họ.
Ở thời điểm hiện tại, niềm tin của người tiêu dùng chính là “chiếc chìa khoá” mở ra “cánh cửa” thành công cho thương hiệu. Chính vì thế, việc tự giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của mình đến người tiêu dùng là chưa đủ. Vậy nên, chiến lược Influencer Marketing đã ra đời, trở thành xu hướng tiếp thị nổi bật của ngành truyền thông, quảng cáo.
Những “con số biết nói” về Influencer Marketing
Có thể nói, Influencer Marketing đã trở thành chiến lược tiếp thị hiệu quả. Dựa trên thống kê của trang Influencer MarketingHub:
- Trong năm 2021, Influencer Marketing đã tăng lên 13,8 tỷ USD.
- Các doanh nghiệp kiếm được 5,78 USD ROI cho mỗi 1 USD chi cho chiến lược Influencer Marketing.
- Tính riêng năm 2016, cụm từ “Influencer Marketing” được tìm kiếm trên Google đã tăng 465%.
- 90% người dùng tin rằng Influencer Marketing là hình thức tiếp thị hiệu quả.
- 67% thương hiệu ứng dụng chiến lược Influencer Marketing trên Instagram.
- 1360 nền tảng và đại lý tập trung vào Influencer Marketing trên thị trường trong 5 năm vừa qua.
Tầm quan trọng của Influencer Marketing đối với doanh nghiệp
Influencer Marketing là một giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp cải thiện chiến lược tiếp thị, chinh phục mục tiêu kinh doanh và cắt giảm chi phí. Để hiểu rõ hơn Influencer Marketing là gì, Tino Group sẽ chia sẻ đến bạn một số lợi ích mà chiến lược tiếp thị này mang lại.
Tăng nhận thức thương hiệu
Có hơn 40% nhà tiếp thị ứng dụng chiến lược Influencer Marketing để nâng cao nhận thức về thương hiệu. Phần lớn doanh nghiệp đều nhận thấy chiến lược tiếp thị này mang lại hiệu quả rất lớn.
Thông qua các Influencers, doanh nghiệp có thể truyền tải câu chuyện, sức mệnh và giá trị thương hiệu của mình đến người dùng một cách trọn vẹn nhất. Vì sở hữu lượng người theo dõi nhất định, việc tiếp cận người dùng của các Influencers dễ dàng hơn rất nhiều. Nhờ đó, thương hiệu có thể mở rộng phạm vi tiếp cận và định vị vị thế trên thị trường.
Đa dạng hoá nội dung tiếp thị
Influencer Marketing là “chiếc đũa thần kỳ” khiến các bài đăng trên mạng xã hội của doanh nghiệp trở nên phong phú, đa dạng hơn. Doanh nghiệp có thể đăng hoặc chia sẻ lại nội dung của các Influencers.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp còn sử dụng hình ảnh của các Blogger để tiếp thị cho các kênh khác. Trong trường hợp này, bạn nên trao đổi, thảo luận trước với Influencers và ký kết rõ ràng vào hợp đồng để tránh các vấn đề về bản quyền.
Nâng cao lượng khách hàng tiềm năng
Theo thống kế, có đến 36% thương hiệu ứng dụng chiến lược Influencer Marketing để tạo ra khách hàng tiềm năng. Đồng thời, 72% trong số các thương hiệu tin rằng Influencer Marketing mang lại lượng khách hàng chất lượng cao hơn các kênh khác.
Theo tâm lý chung của người tiêu dùng, họ thường có cái nhìn thiện cảm hơn về sản phẩm/dịch vụ mà các Blogger mình yêu thích quảng cáo. Chính vì thế, Influencers đã trở thành “cầu nối” vững chắc giúp thương hiệu kết nối tốt hơn với khách hàng tiềm năng.
Tối ưu hoá chi phí
Phần lớn các kênh tiếp thị hiện nay đều đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư ngân sách lâu dài. Nghĩa là doanh nghiệp phải thường xuyên “rót” tiền vào các kênh tiếp thị để nếu muốn tiếp cận khách hàng hiệu quả. Trong khi đó, một chiến lược Influencer Marketing hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp tạo ra nguồn doanh thu khổng lồ chỉ với mức phí thấp hơn.
Trên thực tế, tuỳ vào mức độ ảnh hưởng của Influencer, mức chi chi trả cho chiến lược này sẽ khác nhau. Vì vậy, bạn có thể cân nhắc mục tiêu, mức độ tiếp cận khách hàng của mình để chọn Influencer phù hợp. Theo đó, trung bình một thương hiệu có thể kiếm được 5,20 USD cho mỗi USD đầu tư vào kênh Influencer Marketing.
6 bước xây dựng chiến lược Influencer Marketing
#1. Xác định đối tượng mục tiêu
Tương tự như các chiến dịch khuyến mại khác, xác định đối tượng mục tiêu chính là nhiệm vụ cốt lõi mà các nhà tiếp thị cần thực hiện. Có rất nhiều phương thức khác nhau để bạn xác định nhóm khách hàng tiềm năng của mình. Nếu mục tiêu là thu hút khách hàng mới, bạn nên tìm hiểu nhân khẩu học của họ ngay từ đầu bằng cách đặt ra những câu hỏi sau:
- Khách hàng tiềm năng của mình là ai? Xác định tuổi, chức vụ, thu nhập, các vấn đề khách hàng gặp phải,…
- Sở thích của khách hàng là gì? Bạn có thể nghiên cứu sở thích của khách hàng trên các nền tảng mà họ ưa thích.
- Hành vi mua sắm của khách hàng là gì?
Theo thống kê, có đến 43% người dùng sử dụng mạng xã hội để nghiên cứu sản phẩm trước khi mua. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn mạng xã hội mà khách hàng tiềm năng mình ưa chuộng và thực hiện chiến lược Influencer Marketing.
#2. Đặt KPI cụ thể
Để chiến lược Influencer Marketing của mình được thực hiện hiệu quả, bạn cần đặt ra những mục tiêu, KPI cụ thể. Xây dựng mục tiêu rõ ràng, cụ thể sẽ giúp bạn tạo ra động lực để hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn. Ngoài ra, bạn đừng quên đặt ra các chỉ số KPI chính để có thể đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Một số ví dụ về KPI cho các chiến dịch nâng cao độ nhận diện thương hiệu:
- Tổng lượt tiếp cận;
- Tổng lượt tương tác;
- Lưu lượng truy cập vào website như lượt xem, click chuột, uniques,…
- Search Interest;
- Media Mention;
Nếu chiến dịch Influencer Marketing hướng đến doanh số bán hàng hoặc khả năng tiếp cận người dùng, hãy đặt những mục tiêu này thành chỉ số KPI của mình như số lượng mua hàng, lượt tải ứng dụng, lượt đăng ký Email,…
#3. Chọn đúng kênh tiếp thị
Để chọn đúng kênh tiếp thị, bạn phải xác định đúng sở thích của người tiêu dùng tiềm năng, mục tiêu kinh doanh và cơ hội mà mỗi kênh mang lại. Trên thực tế, mỗi nền tảng mạng xã hội đều sở hữu một lượng người dùng nhất định.
Tuy nhiên, bạn cần điều tra xem lượng người tiêu dùng mình muốn hướng đến tập trung ở nền tảng nào nhiều nhất. Nếu kinh phí cho phép, bạn có thể ứng dụng chiến lược Influencer Marketing đa kênh. Vì trên thực tế, mỗi Influencers hiện nay đều sở hữu một lượng fan nhất định trên nhiều nền tảng khác nhau.
#4. Xác định ngân sách thực hiện chiến lược
Đây cũng là bước quan trọng khi thiết lập chiến lược Influencer Marketing. Các Influencers thường đưa ra mức giá dựa trên số lượng người theo dõi của họ, tỷ lệ thị trường, độ phức tạp của bài quảng cáo,… Một bài đăng trên tài khoản sở hữu 1 triệu follower có thể “ngốn” của bạn hàng nghìn USD.
Vì vậy, nếu nguồn ngân sách eo hẹp, bạn nên cân nhắc lựa chọn một Influencer có lượt người theo dõi vừa đủ. Họ vẫn có thể giúp bạn chinh phục được mục tiêu của mình với chi phí hợp lý hơn.
#5. Chọn Influencers phù hợp
Như đã đề cập, bạn không cần lựa chọn một Influencers nhiều lượt follow mà hãy lựa chọn Influencers phù hợp. Đối với chiến lược tiếp thị này, nếu chọn sai Influencers, mọi kế hoạch của bạn xem như “đổ sông đổ biển”.
Tốt nhất, bạn nên chọn những Influencers có trình độ chuyên môn hoặc sự am hiểu nhất định về sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp. Trên thực tế, lựa chọn đúng Influencers là điều không hề đơn giản. Vì vậy, bạn cần thận trọng trong việc tìm hiểu các Influencers để tránh gặp phải các vấn đề không mong muốn.
#6. Thiết lập chiến dịch
Sáng tạo nội dung là nhiệm vụ của các Influencers. Nghĩa là họ có thể tự do sáng tạo bất kỳ nội dung nào để truyền tải thông điệp về sản phẩm/dịch vụ của bạn. Dù vậy, bạn vẫn nên chia sẻ kỳ vọng, mục tiêu chiến dịch một cách rõ ràng khi hợp tác với Influencer để đạt kết quả tốt nhất.
Lời khuyên dành cho các nhà tiếp thị là cần xây dựng một bản hợp đồng chính thức với Influencers trước khi quyết định hợp tác. Hợp đồng cần nêu rõ chi tiết về chiến dịch, nhiệm vụ của những người tham gia, các điều khoản về quyền sở hữu nội dung, thời hạn, kết quả mong muốn,… Đồng thời, bạn cũng phải đảm bảo các Influencers làm việc theo các nguyên tắc của FTC – các quy tắc liên bang nghiêm cấm quảng cáo không chính xác hoặc lừa đảo.
Kết luận
Tóm lại, Influencer Marketing là một chiến lược tiếp thị hiệu quả, giúp thương hiệu chinh phục khách hàng dựa trên niềm tin – “chìa khóa” thành công trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Qua bài viết trên, Tino Group tin rằng bạn đã hiểu rõ hơn về Influencer Marketing cũng như cách xây dựng chiến lược tiếp thị này. Hãy theo dõi Tino Group để không bỏ lỡ những bài viết hay và hữu ích về lĩnh vực Marketing nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Các xu hướng Influencer Marketing mới nhất là gì?
Một số xu hướng Influencer Marketing mới nhất hiện nay là:
- Video Content.
- Nói không với filter.
- Nano và Micro Influencer.
- Affiliate.
- Unbox.
- …
Influencers trong ngành làm đẹp nổi tiếng tại Việt Nam là ai?
Trong ngành làm đẹp:
- Trinh phạm.
- Hà Linh Official.
- Changmakeup.
- An Phương.
- Mai Vân Trang.
- Hannah Olala.
- …
Tiêu chí nào dùng để đánh giá Influencer Marketing?
Có 4 tiêu chí quan trọng được dùng để đánh giá Influencer Marketing là:
- Reach: độ phủ sóng.
- Relevance: mức độ liên quan.
- Resonance: khả năng điều hướng người dùng.
- Sentiment: chỉ số cảm xúc.
Influencer Marketing khác với Advocate Marketing ở điểm nào?
Điểm khác biệt lớn nhất giữa Influencer Marketing và Advocate Marketing nằm ở bản chất của việc truyền thông cho thương hiệu. Advocate tập trung vào việc tạo ra giá trị lâu dài cho khách hàng, truyền cảm hứng để người dùng ti tưởng, hài lòng và chia sẻ nhiều hơn đến người dùng khác.