Một trong những mô hình kinh doanh đón đầu xu thế và được nhiều người ưa chuộng hiện nay là homestay. Sau khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát, nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng của người dân tăng cao. Đây chính là tiền đề khiến mô hình kinh doanh này trở thành “con gà đẻ trứng vàng” cho những nhà đầu tư. Vậy thực chất homestay là gì? Có nên đầu tư kinh doanh homestay trong giai đoạn này không? Mời bạn tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu đôi nét về mô hình homestay
Homestay là gì?
Homestay là một trong những loại hình lưu trú phổ biến nhất hiện nay đối với người đam mê xê dịch. Thay vì nghỉ dưỡng trong khách sạn hay resort, nhiều du khách sẽ lựa chọn homestay làm nơi dừng chân. Điểm cộng của các homestay là có chi phí vừa túi tiền, thuận tiện di chuyển và dễ dàng trải nghiệm các nền văn hoá địa phương.
Khi ở homestay, bạn sẽ được sinh hoạt, ăn uống cũng như tham gia các hoạt động thường ngày cùng người dân bản địa. Tuy nhiên, mô hình homestay ngày nay đã có sự phát triển và thay đổi so với khái niệm gốc. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cho thuê homestay, quản lý hàng chục homestay khác nhau. Vì vậy, yếu tố sinh sống cùng gia đình người bản địa ngày càng khan hiếm.
Homestay đề cao sự trải nghiệm văn hoá địa phương, tự do sinh hoạt với mức phí thấp. Chính vì thế, loại hình lưu trú này nhận được rất nhiều sự hưởng ứng tích cực từ các bạn trẻ. Bên cạnh đó, để thu hút khách hàng, chủ homestay còn đặc biệt chú trọng phương diện thiết kế, tạo ra những không gian sinh hoạt, nghỉ dưỡng vô cùng đặc biệt và thú vị.
Có nên kinh doanh homestay không? Vì sao?
Như đã chia sẻ ở trên, homestay hiện là một trong những mô hình kinh doanh rất được ưa chuộng. Đã có không ít bạn trẻ khởi nghiệp từ mô hình này và gặt hái được nhiều thành công. Đặc biệt, đối với những người có nhà tại các địa điểm du lịch, việc đầu tư homestay để kinh doanh chính là cách kiếm tiền tối ưu nhất.
Doanh thu, lợi nhuận hấp dẫn
Một trong những yếu tố đầu tiên bạn nên kinh doanh homestay là lợi nhuận thu lại rất lớn. Trên thực tế, kinh doanh gắn liền với lợi nhuận – yếu tố được quan tâm hàng đầu. Trong khi đó, mở homestay là mô hình kinh doanh có tỷ suất sinh lời khá cao, nhất là vào những mùa du lịch cao điểm. Hiện tại, có không ít nhà đầu tư có thể kiếm thu nhập khủng mỗi tháng nhờ vào mô hình kinh doanh này.
Sở hữu tiềm năng lớn trên thị trường
Không giống như resort hoặc các khách sạn cao cấp, homestay mang “hơi thở” bình dị, nhẹ nhàng và gần gũi như chính ngôi nhà của bạn. Và đây chính là điểm thu hút đặc biệt của mô hình lưu trú này. Homestay được tạo ra nhằm mang đến những trải nghiệm du lịch “có 1 không 2” cho du khách.
Thay vì sử dụng các tiện ích xa hoa, sang trọng như resort hay khách sạn, du khách sẽ được khám phá nét đẹp văn hoá của người dân địa phương, tìm hiểu về các phong tục tập quán thú vị. Thế nên, homestay chính là một thị trường ngách trong ngành du lịch của nước ta. Sau mùa COVID-19, mọi người có xu hướng du lịch theo kiểu khám phá, trải nghiệm. Vì vậy, homestay đã trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho những ai có ý định kinh doanh.
Cơ hội xoay vòng vốn nhanh
Trên thực tế, khi triển khai các mô hình homestay, bạn sẽ không tốn quá nhiều thời gian. Chỉ với một số vốn nhỏ, bạn đã có thể thuê và tân trang phòng ốc, nhà cửa. Không những thế, tỷ suất sinh lời của homestay rất cao. Vì vậy, bạn có thể nhanh chóng thu hồi lại vốn hoặc tiếp tục mở rộng quy mô đầu tư.
Đóng vai trò như nguồn thu nhập thụ động
Phần lớn các nhà kinh doanh đều lựa chọn mở homestay như một công việc “tay trái” để kiếm thêm thu nhập. Song song với công việc chính, kinh doanh homestay sẽ giúp bạn kiếm lợi nhuận mỗi tháng. Xây dựng thu nhập thụ động chính là giải pháp quản lý tài chính hiệu quả nhất mà mọi người đang hướng đến.
Một số rủi ro khi kinh doanh homestay
Tương tự như các mô hình kinh doanh khác, mở homestay, bạn vẫn phải đối diện với nhiều rủi ro nhất định, cụ thể như sau:
- Thị trường homestay đang từng bước có dấu hiệu bão hoà, khi ngày càng nhiều người “lấn sân” sang lĩnh vực này, mức độ cạnh tranh sẽ tăng lên.
- Hiện nay, không gian homestay rất đa dạng, thu hút. Vì vậy, du khách luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn. Thế nên, nếu không nắm bắt thị hiếu và xu hướng thị trường, homestay của bạn có thể sẽ không đủ sức giữ chân khách hàng.
- Đối với những người thuê lại nhà của người dân địa phương để kinh doanh homestay có thể sẽ gặp nhiều thất thoát khi quản lý, vận hành từ xa và cũng rất tốn kém chi phí.
Bí quyết kinh doanh homestay thành công
#1. Chuẩn bị tài chính vững vàng
Trước khi kinh doanh homestay, việc đầu tiên bạn cần làm là chuẩn bị một số vốn đầu tư nhất định. Các khoản chi phí bạn cần chuẩn bị khi đầu tư homestay bao gồm:
- Chi phí thuê mặt bằng.
- Chi phí thiết kế và tân trang lại không gian.
- Phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Chi phí tiếp thị, quảng cáo, truyền thông.
- Chi phí khảo sát nhu cầu của du khách.
- Các khoản dự trù phát sinh.
Tuỳ vào tình hình thực tế và nguồn lực sẵn có, bạn cần phân bổ ngân sách của mình sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
#2. Nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh
Một trong những bí quyết giúp bạn kinh doanh homestay thành công là nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh. Trước khi “dấn thân” vào lĩnh vực này, bạn cần có cái nhìn tổng quan về thị trường. Từ những thông tin thu thập được, bạn có thể xây dựng một chiến lược vận hành đúng đắn.
Bên cạnh đó, khi hiểu rõ đối thủ, bạn sẽ nhận định được ưu điểm cũng như hạn chế của họ. Thông qua đó, bạn có thể học hỏi và rút kinh nghiệm từ chính đối thủ của mình. Ngoài ra, việc nghiên cứu thị trường cũng giúp bạn định giá dịch vụ phù hợp hơn. Tuỳ vào từng khu vực và phân khúc khách hàng, mức giá cho thuê homestay sẽ khác nhau. Thế nên, bạn cần biết mức giá bao nhiêu là hợp lý nhất.
#3. Đăng ký giấy phép kinh doanh
Để hoạt động kinh doanh thuận lợi, suôn sẻ, bạn cần phải đăng ký đầy đủ giấy phép cũng như tuân thủ nghiêm mọi quy định của pháp luật. Để được cấp phép vận hành homestay, bạn phải đáp ứng đủ những yêu cầu, điều kiện đã được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung vào hồ sơ các giấy phép như giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, giấy chứng nhận an ninh trật tự,…, để đảm bảo uy tín.
#4. Chọn vị trí mở homestay
Vị trí địa lý là một trong những yếu tố quan trọng nhất có khả năng quyết định sự thành bại của homestay. Vì vậy, khi mở homestay, bạn cần chọn những nơi có vị thế đắc địa. Tiêu chí hàng đầu khi chọn homestay của nhiều du khách là có khả năng kết nối, thuận tiện đến tham quan những địa điểm du lịch khác. Tất nhiên, chẳng ai muốn ở một nơi quá hẻo lánh, tốn nhiều thời gian di chuyển. Thế nên, nếu có thể, bạn nên chọn mặt bằng ở gần những điểm du lịch nổi tiếng nhưng vẫn đảm bảo được không gian xanh.
#5. Tạo dấu ấn riêng, tăng độ thu hút
Trên thực tế, dù là thị trường ngách nhưng homestay vẫn là một lĩnh vực kinh doanh khá sôi nổi. Vì vậy, để kinh doanh thành công, bạn phải tạo nên những dấu ấn riêng biệt cho “ngôi nhà” của mình. Mỗi ngôi nhà sẽ phù hợp với các ý tưởng thiết kế khác nhau. Chính vì thế, bạn phải xác định được hướng phát triển, tầm nhìn và sứ mệnh để trang trí homestay cho phù hợp.
Bạn không cần đầu tư quá nhiều kinh phí để biến homestay thành một “cung điện” nguy nga. Vì về bản chất, homestay thường gắn liền với những điều bình dị, giản đơn. Theo xu hướng hiện nay, những căn homestay có phong cách tối giản hoặc vintage đang được nhiều người ưa chuộng.
#6. Chú trọng dịch vụ chăm sóc khách hàng
Một tiêu chí bạn cũng cần quan tâm khi đầu tư kinh doanh homestay là dịch vụ chăm sóc khách hàng. So với trước đây, khách hàng ngày nay khó tính hơn rất nhiều. Vì vậy, bên cạnh chất lượng sản phẩm, thái độ và dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng quan trọng không kém. Nếu muốn tồn tại lâu dài trong lĩnh vực này, bạn cần phải giữ thái độ thân thiện, lịch sự và khéo léo trong cách giải quyết các vấn đề.
Kết luận
Nhìn chung, mở homestay là một trong những mô hình kinh doanh giúp bạn “hái ra tiền” nếu biết vận hành hợp lý. Qua bài viết trên, Tino Group tin rằng bạn đã hiểu homestay là gì cũng như bí quyết kinh doanh homestay hợp lý. Đừng quên theo dõi Tino Group để không bỏ lỡ những bài viết hay và hữu ích bạn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Tiêu chuẩn thiết kế homestay là gì?
Khi thiết kế homestay, bạn cần xem xét các tiêu chuẩn sau:
- Dễ tiếp cận.
- Đảm bảo an toàn, an ninh.
- Có biển hiệu rõ ràng, bảng hướng dẫn du khách.
- Vị thế thoáng đãng, khung cảnh đẹp.
Hạn chế của homestay so với khách sạn, resort là gì?
So với khách sạn, nhà hàng, homestay có một số điểm hạn chế như:
- Ít tiện nghi và dịch vụ hơn.
- Du khách cần tuân thủ quy tắc do chủ nhà đặt ra, hạn chế quyền tự do.
- Thường không có những tiện ích xung quanh hoặc các điểm du lịch gần kề.
Một homestay có thể ở được bao nhiêu người?
Thông thường, một homestay có thể ở được từ 10 – 30 người tuỳ vào quy mô hoạt động.
Yếu tố nào sẽ tạo nên một homestay thu hút?
Có 3 yếu tố tạo nên một homestay thu hút là:
- Phong cách thiết kế, kiến trúc xây dựng.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng, thái độ phục vụ.
- Phương thức quản lý và vận hành.