Full Stack Developer được xem là những “vị vua ngôn ngữ máy tính” với kiến thức thâm sâu, một cái đầu lạnh và khả năng ứng biến linh hoạt trong mọi dự án công nghệ. Hòa nhịp cùng làn sóng công nghệ thời đại 4.0, Full Stack Developer được đánh giá là một trong những vị trí công việc đầy tiềm năng được rất nhiều doanh nghiệp mong muốn sở hữu. Vậy Full Stack Developer là gì? Cùng khám phá ngay bên dưới nhé!
Tổng quan về Full Stack Developer
Full Stack Developer là gì?
Full Stack Developer được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là lập trình viên toàn diện, thành thạo cả Front-end lẫn Back-end.. Họ là những người có sự hiểu biết trực quan và sâu sắc cả Front-end (thiết kế UI/UX, Flow) lẫn Back – end (Database, API), cũng như nắm vững các thao tác thực hành và khái niệm liên quan về lập trình.
Bên cạnh đó, các Full Stack Developer đều có khả năng hiểu và viết code cho mọi thành phần của hệ thống. Để trở thành một Full Stack Developer, đòi hỏi ở bạn một khối lượng lớn các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm.
Những công việc cơ bản của Full Stack Developer
Full Stack Developer là những người có thể làm việc linh hoạt ở cả Front-end lẫn Back-end hiệu của một ứng dụng hiệu quả.
Về cơ bản, Front-end là phần mà người dùng có thể thấy và tương tác được. Còn Back-end là ứng dụng xử lý logic, tương tác cơ sở dữ liệu, chứng thực người dùng và cấu hình máy chủ nên sẽ khá phức tạp. Họ cần tập hợp kiến thức sâu rộng về nhiều thành phần khác nhau, cách tương tác trong quá trình phát triển và kết hợp kiến thức thật phù hợp để tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh, giá trị.
Tuy nhiên. một Full Stack Developer không bắt buộc bạn phải làm tốt mọi công việc ở cá Front-end lẫn Back-end, nhưng bạn phải đảm bảo mình có thể hiểu và thực hiện cơ bản trên hai nền tảng này khi xây dựng ứng dụng.
Nhìn chung, Full Stack Developer sẽ chịu trách nhiệm từ thiết kế giao diện đến Database phía sau để đảm bảo đến cuối cùng sản phẩm trao tay khách hàng sẽ vẫn hành hiệu quả, mượt mà. Tuỳ vào quy mô, lĩnh vực và chiến lược kinh doanh của mỗi công ty mà Full Stack Developer sẽ có những công việc cụ thể riêng.
Ngoài ra, người làm Full Stack có thể giải quyết những dự án liên quan đến cơ sở dữ liệu, xây dựng website thân thiện với người dùng. Thậm chí, họ còn đại diện công ty trao đổi với khách hàng trong giai đoạn lập kế hoạch dự án.
Mô tả cụ thể công việc của một Full Stack Developer
- Về máy chủ, mạng, Hosting: Họ am hiểu các yêu cầu về phần cứng, hệ điều hành cũng như thiết lập môi trường hệ thống để triển khai ứng dụng.
- Cơ sở dữ liệu: Về CSDL, họ cần phân tích và thiết kế, sử dụng các hệ quản trị CSDL (MySQL, SQL Server, NoSQL,…) và viết được các câu truy vấn.
- Về API/ Back-end code: Full Stack Developer sẽ sử dụng một hoặc nhiều ngôn ngữ Server – side như: Ruby, Python, PHP, Java,… hỗ trợ viết ứng dụng, Web Service.
- Về Front-end code: Họ sẽ triển khai, sử dụng HTML5, CSS3, Javascript cùng các Frameworks (Bootstraps, Jquery, AngularJS,..) để hỗ trợ công việc.
- Các vấn đề liên quan UI/UX.
- Client work: Họ trao đổi và tiếp nhận các yêu cầu từ khách hàng để thực hiện sản phẩm. Full Stack Developer viết ra những tài liệu kỹ thuật như: Technical Specs, Architecture, Documents và Documentation.
Trở thành một Full Stack Developer, nên hay không?
Ưu điểm
- Hầu hết các Full Stack Developer đều tham gia vào yêu cầu kỹ thuật theo chiều ngang. Do đó, họ sẽ thiết kế nguyên mẫu cho một sản phẩm nhanh chóng bằng những kỹ thuật của mình.
- Với góc nhìn sâu rộng, tổng thể và tư duy đa chiều, các Full Stack Developer sở hữu khả năng nhạy cảm cực kỳ cao độ với các kỹ thuật cũng như những sản phẩm kỹ thuật.
- Full Stack Developer là người có khả năng giảm đáng kể thời gian và chi phí kỹ thuật trong lập trình. Nhờ khả năng làm việc độc lập, chủ động, các doanh nghiệp đều mong muốn tìm kiếm và sở hữu các Full Stack Developer tài năng.
Hạn chế
Xuất phát từ sự phát triển công nghệ theo chiều ngang, một số Full Stack Developer còn thiếu sót và chưa thành thạo hết các kỹ năng. Họ có thể biết nhiều kỹ năng, thao tác đa dạng nhưng không thật sự hiểu chuyên sâu, nâng cao về chúng.
5 bí kíp để trở thành một Full Stack Developer chuyên nghiệp
#1. Đầu tư một website/ fanpage cá nhân
Bạn yêu thích công việc Full Stack nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm. Bạn không biết phải chứng minh như thế nào cho nhà tuyển dụng thấy được tài năng của bản thân?
Nếu không có bất kỳ bản demo nào, bạn đừng ngần ngại xây dựng cho mình một trang web cá nhân thật khác biệt. Trong đó, bạn sẽ thể hiện thật tinh tế và chuyên nghiệp những khả năng, các sản phẩm bạn đã từng xây dựng để thể hiện kỹ năng của chính mình. Đây là cách tốt nhất để nhà tuyển dụng nhận thấy khả năng của bạn tới đâu, cách bạn viết code như thế nào?
#2. Tích lũy và nâng cao các kiến thức, nguyên tắc về lập trình
Đây là một trong những yếu tố cốt lõi mà một Full Stack Developer nên am hiểu. Kiến thức, nguyên tắc về lập trình là muôn hình vạn trạng, bạn nên chọn lọc và tìm hiểu sâu vào những điều phổ biến, thường sử dụng. Có thể là những cấu trúc dữ liệu, phân tích Big-O, sử dụng Object với Array, bảng băm, cấu trúc cây,…
Bạn có thể dành thời gian học thêm về cơ sở dữ liệu để lưu trữ các nội dung cho website của mình. Mở rộng tầm hiểu biết về Web Server, Web Service, Hosting, Domain, hay các Source code,…Bạn có thể tìm đến những website, diễn đàn, blog hoặc sách báo liên quan để có thể hiểu rõ hơn về lập trình.
#5. Tìm hiểu về các công cụ quản lý code
Trong quá trình phát triển, bạn cần am hiểu rõ về một số công cụ để quản lý code của mình và chương trình để kiểm tra xem có lỗi hay không. Dù chương trình “ngốn” của bạn một lượng lớn thời gian, tỉ mỉ trong từng giao diện, chi tiết nhưng không có nghĩa khi triển khai nó sẽ chạy trơn tru từ đầu tới cuối. Sẽ có những trường hợp, các web đã tối ưu hết mức nhưng lỗi Bug vẫn làm phiền người dùng. Đó là lý do các công cụ quản lý code sẽ giúp bạn hạn chế và ngăn chặn kịp thời những điều này.
Một số công cụ quản lý code bạn có thể tham khảo như: Git, Gitlab, Mercury,… Nếu những người mới bắt đầu làm quen, bạn có thể tìm hiểu công cụ Git sẽ dễ dàng hơn.
#4. Theo dõi và kết nối với các Developer
Những kiến thức bạn học được trong sách vở đôi khi không hữu ích bằng việc học hỏi từ những người đã có kinh nghiệm, từng trải trong nghề. Khi quen biết và kết nối với các lập trình viên khác không chỉ giúp bạn có thêm nhiều cơ hội việc làm mà còn mở mang tầm hiểu biết, nhận thức về lĩnh vực IT nói chung và công việc Full Stack nói riêng.
Bạn có thể theo dõi trên các nền tảng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube, blog riêng của họ. Hoặc bạn tham gia vào các nhóm, đối thoại trực tuyến để gặp gỡ và trao đổi với những người có liên quan đến lập trình.
Ngoài ra, bạn có thể tìm thấy cộng đồng trực tuyến về các nhà phát triển và lập trình viên tại các trang web nổi tiếng như: Stack Overflow, Reddit, SitePoint, Google+ Cộng đồng,… Cách học hỏi này tuy không giúp bạn giỏi lên ngay lập tức nhưng có thể hỗ trợ thêm nhiều mẹo, kinh nghiệm chân thật, sâu sắc nhất mà bạn khó có thể tìm thấy ở sách vở.
#5. Rèn luyện tiếng Anh thật vững vàng
Nếu bạn muốn học tập nhiều về công nghệ thì tiếng Việt thôi chưa đủ, bạn cần phải đọc thêm các tài liệu nước ngoài. Vì thế, bạn nên trau dồi thêm về tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành. Ngôn ngữ tốt sẽ cho bạn thêm nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Chắc hẳn những kiến thức trên đây đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về “Full Stack Developer là gì?” cũng như bí kíp để trở thành một nhà phát triển chuyên nghiệp rồi đúng không? Công việc nào cũng có những tiềm năng và hạn chế riêng, bạn không nên để một vài khó khăn nhỏ cản trở mình chạm đến ước mơ nhé. Chúc các bạn thành công!
FAQs về Full Stack Developer
Công việc Full Stack có áp lực không?
Full Stack là một công việc tiềm năng và rất thú vị nhưng cũng đi kèm không ít những thách thức, áp lực và trách nhiệm cao. Bạn không chỉ áp lực về nguồn tri thức rộng lớn cần phải học hỏi mà còn áp lực về sản phẩm thực hiện có đáp ứng yêu cầu của cấp trên, khách hàng hay không và rất nhiều vấn đề khác xảy đến. Do đó, bạn nên xác định rõ đam mê và phải hết mình theo đuổi.
Để trở thành Full Stack Developer, bạn nên bắt đầu từ đâu?
Ở bất kỳ vị trí nào, bạn cũng có cơ hội để trở thành một Full Stack Developer. Để thực hiện được điều này, không chỉ có đam mê mà bạn phải có kiến thức, kỹ năng về IT nói chung và nghiên cứu về Back-end, cơ sở hạ tầng, UI/UX nói riêng.
Những trang web nào cho phép chạy chương trình và triển khai code?
Trong quá trình rèn luyện, nâng cao trình độ của bản thân về lập trình, bạn có thể tìm đến các trang web để chạy chương trình và triển khai code do mình viết như: CSSDesk, Jsfiddle, Codepen,..
Có thể học nhiều ngôn ngữ lập trình tại một thời điểm không?
Câu trả lời: Không nên. Mặc dù để trở thành lập trình viên, bạn cần phải am hiểu nhiều loại ngôn ngữ và phần mềm khác nhau, nhưng việc nhồi nhét kiến thức cùng một lúc sẽ khiến bạn “bội thực”, phản tác dụng. Thay vào đó, bạn có thể phân chia thời gian vừa học và thực hành để thành thạo lần lượt từng ngôn ngữ sẽ tốt hơn rất nhiều.