SEO là yếu tố đặc biệt quan trọng trong chiến lược Digital marketing hiện nay. Để SEO hiệu quả, bạn sẽ không thể bỏ qua Entity. Trong bài viết này, TinoHost sẽ giúp biết Entity là gì cũng như tầm quan trọng của Entity đối với SEO website.
Entity là gì?
Entity được định nghĩa là một thực thể được tạo thành từ 4 yếu tố: độc lập, duy nhất, có thể xác định và phân biệt được. Thực thể này tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào, có thể là cá nhân, sự vật, sự việc, địa điểm, tính từ,…
Entity trong SEO Website giúp mô tả chi tiết dữ liệu và đơn giản hóa thông tin để Google dễ dàng hiểu được website của bạn. Từ đó sẽ giúp bạn xây dựng thương hiệu của mình một cách độc nhất và uy tín trong mắt Google.
Entity đã được ra đời từ năm 2013, tuy nhiên đối với nhiều SEOer thuật ngữ này vẫn còn khá mới mẽ. Công việc của mỗi SEOer khi thực hiện Entity SEO là công việc phải giải thích và làm rõ cho Google hiểu được bạn đang là chuyên gia trong 1 lĩnh vực nào đó.
VD: Khi ta search từ khóa Tino Group, Google cho bạn rất nhiều thực thể liên quan đến Tino Group như:
- Tino Group là công ty gì?
- Tino Groupđược thành lập năm nào?
- Địa chỉ trên Google map
- Sản phẩm, các chương trình khuyến mãi,…
Entity quan trọng với SEO ra sao?
Ưu điểm của Entity
Entity đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong SEO, là yếu tố giúp trang web của bạn được Google đánh giá cao. Những lợi ích mà Entity mang lại như:
- Entity hỗ trợ đưa tổng thể các từ khóa trên toàn bộ website lên Google.
- Chỉ cần một thời gian ngắn để triển khai, Entity mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với phương pháp đi link truyền thống.
- Khả năng dự đoán được ý định của người dùng với độ chính xác cao hơn.
- Khả năng thấu hiểu ngôn ngữ và giọng điệu, cho dù kết quả mang lại là tích cực hay tiêu cực.
- Khi thực hiện Entity SEO, website của bạn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối từ Google và hạn chế tối đa những án phạt
- Entity còn có khả năng khôi phục website nhanh chóng nếu chẳng may nhận phải án phạt từ Google
- Entity hỗ trợ tránh trường hợp website của bạn bị đối thủ chơi xấu.
Google thu thập dữ liệu Entity như thế nào?
Khi thu thập dữ liệu, công việc của Google cần làm là tìm đến những yếu tố, từ ngữ liên quan mật thiết với nhau trong nội dung, sau đó tổng hợp lại, kế tiếp sẽ phân tích, xử lý, và cuối cùng trả kết quả cho người dùng.
Các Entity được Google phân tích dựa trên 4 yếu tố chính:
- ID: để nhận biết Entity. Gần giống như địa chỉ hoặc MREID (Machine Readable Entity ID)
- Data: Hệ thống dữ liệu như Google Corpus và Google Index
- Kho kiến thức: Nổi bật là Freebase và Wikipedia
- Thuộc tính (Attribute): Là mối quan hệ giữa những Entity giúp Google hiểu được ý nghĩa đằng sau chúng.
Trình tự khai thác thông tin:
- Nhận dạng đối tượng được đặt tên NER
- Liên kết đối tượng được đặt tên NEL
- Khai thác quan hệ
Trong đó NER sẽ cho chúng ta biết những từ là thực thể thuộc thể loại nào (con người, sự vật, địa điểm,…), còn NEL có nhiệm vụ liên kết Entity được đề cập trong văn bản với các Entity tương ứng của chúng trong hệ thống tri thức như: Freebase hay WikiPedia.
Entity được Google sử dụng như thế nào?
Knowledge Panel: Được hiển thị bên phải trang Google, phía trên SERP giống như một phần thông tin trích lược về thực thể bạn muốn tìm.
Đề xuất tìm kiếm trên SERP: Bạn có thể tìm kiếm toàn bộ các phân loại của thực thể và xem các gợi ý tìm kiếm được đưa ra trên SERP. Vì Google có thể biết được phân loại của một thực thể, từ đó đưa ra các đề xuất liên quan đến những thực thể khác trong cùng một phân loại đó.
Xếp hạng kết quả tìm kiếm dựa vào số liệu Entity: Theo công bố của Google vào năm 2015, việc xếp hạng tìm kiếm của Entity dựa trên các yếu tố:
- Sự liên quan: Ví dụ khi tìm kiếm Donald Trump, các tổng thống khác của Mỹ cũng được đề xuất
- Sự đóng góp: Đóng góp được xác định bởi các tín hiệu bên ngoài, có thể xem đây là một thước đo của Entity
- Các giải thưởng: Các giải thưởng càng danh giá sẽ gắn liền với thực thể càng cao.
Quy trình tạo Entity SEO
Các bước tạo Entity SEO
Hệ thống xây dựng Entity cơ bản sẽ bao gồm 6 bước dưới đây:
Bước 1: Sử dụng các hệ thống Social Property Linking: Bằng cách dùng trang mạng xã hội nổi tiếng như Facebook, Youtube,.. để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp hoặc các sản phẩm mà bạn muốn SEO với mục đích xác thực cho Google biết mình là doanh nghiệp uy tín.
Bước 2: Sử dụng các hệ thống của Google Interlink: kết nối những tài nguyên của Google và các web 2.0 thành mô hình liên kết thống nhất toàn vẹn giúp xác thực Entity.
Bước 3: Sử dụng các dịch vụ Google Maps: Nhằm tối ưu và cải thiện thứ hạng doanh nghiệp của bạn trên Google Maps
Bước 4: Sử dụng các kĩ thuật Content Writing (Semantic & Thematic): Sáng tạo nội dung thu hút theo đúng chiến lược phát triển thương hiệu của khách hàng. Kèm theo đó là tối ưu lại nội dung bài viết theo tiêu chuẩn riêng
Bước 5: Social Entity Review: Sử dụng các sản phẩm review về sản phẩm, dịch vụ đã được tối ưu SEO. Từ đó đảm bảo tăng uy tín cho thương hiệu của mình trong mắt Google và người dùng.
Bước 6: Social Guide: Dùng các công cụ review uy tín xác thực thương hiệu theo phương diện địa lý. Nhằm tăng độ độ tin cậy với Google, đồng thời cải thiện thứ hạng từ khóa nhanh chóng.
Entity là xu hướng SEO ở hiện tại và tương lai. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ hiểu một cách tổng quát nhất về Entity và có thể tự mình áp dụng và triển khai kỹ thuật này thật hiệu quả.
Những gợi ý giúp bạn triển khai Entity SEO cho website
- Xây dựng thương hiệu song song với xây dựng website: Bên cạnh phát triển website, bạn cũng phải cho Google thấy thương hiệu của bạn có đầy đủ tiêu chí để trở thành thương hiệu lớn.
- Tạo content có cấu trúc chuẩn và nội dung sâu sắc: Cấu trúc content càng chuẩn thì Google càng hiểu rõ content của bạn. Sau đó dựa trên kết quả của Google trên SERP để thay đổi content phù hợp
- Sử dụng Google natural language API: Là một nền tảng hỗ trợ bạn tìm kiếm và nghiên cứu các Entity trong nội dung của bạn, bạn có thể biết được Google hiểu các Entity của mình như thế nào.
- Sử dụng schema: Là đoạn code được sử dụng để khai báo các thông số liên quan đến doanh nghiệp của bạn như địa chỉ, chuyên mục, ngành nghề, các connection trên kênh xã hội,…nhờ đó mà các Entity được Google hiểu nhanh hơn.
- Tối ưu theo hành trình tìm kiếm: là phương pháp dựa trên tâm lý khi người dùng tìm kiếm một cái gì đó để chiến lược nghiên cứu hành vi người dùng bài bản.
- Thỏa mãn mục đích tìm kiếm: Có nghĩa là những nội dung mà người dùng tìm kiếm bạn phải cung cấp được. Trong đó bao gồm: cung cấp thông tin, điều hướng, mua hàng, review.
- Tham khảo và nghiên cứu đối thủ trong top 5 tìm kiếm của google: Nghiên cứu xem đối thủ đang làm những gì để biết mình cần cần bổ sung thông tin gì để từ đó tối ưu hóa nội dung cho website của mình.
- Tránh để tỷ lệ nhấp chuột (CTR) kém: Hãy thường xuyên kiểm tra lại tỷ lệ nhấp chuột vào từng truy vấn từ khóa, các nội dung trên website, update lại những nội dung đã cũ hoặc còn thiếu sót.
FAQs về Entity
Cách kiểm tra một đối tượng có phải thực thể hay không?
Cách đơn giản nhất chính là thử tìm kiếm thực thể của bạn trên Google xem trang kết quả đó có hiển thị Knowledge Panel cho thực thể này hay không.
Cách thứ hai là sử dụng một công cụ “đào thực thể” (entity mining tool)
Triển khai Entity SEO cho website cần nhiều thời gian không?
Không. Để triển khai Entity SEO chỉ cần 15 – 45 ngày, nhanh hơn rất nhiều so với phương pháp đi link thông thường.
Content có quan trọng khi triển khai Entity SEO không?
Chắc chắn có. Content là 1 trong 3 yếu tố chính để xếp hạng kết quả tìm kiếm bên cạnh Link và Thuật toán RankBrain
Bạn cần đầu tư nội dung thật chi tiết và bài bản, rõ ràng. Tuy nhiên, không nên viết quá lan man hoặc nhiều bài cho nhiều chủ đề khác nhau trong một thời gian ngắn. Một phần sẽ khiến người đọc bị xao nhãng thông tin và phần lớn là làm cho Google khó nắm bắt được ý nghĩa đằng sau những nội dung của bạn để thể hiện cho người dùng thấy.
Khi triển khai Entity SEO có cần chạy quảng cáo google không?
Bạn nên chạy quảng cáo song song. Vì quảng cáo giúp bài viết hoặc sản phẩm của bạn lên top tìm kiếm, điều này hỗ trợ rất nhiều khi triển khai Entity.