Trong thời đại 4.0, hầu hết các hoạt động của con người đều liên quan đến công nghệ. Điều này dẫn đến các ngành nghề liên quan đến IT rất được ưa chuộng. Những người làm trong lĩnh vực này được gọi chung là Developer. Vậy Developer là nghề gì? Mức lương bao nhiêu? Các bạn hãy cùng Tino Group tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Định nghĩa Developer
Developer là nghề gì?
Developer (Dev) là tên gọi chung cho các lập trình viên, nhà phát triển hay kỹ sư phần mềm – những người sử dụng ngôn ngữ lập trình để tạo ra các chương trình, phần mềm hay ứng dụng cho laptop, điện thoại,… Có thể nói, Dev đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo ra phần mềm. Không có Dev, các phần mềm hay ứng dụng bạn đang dùng sẽ không tồn tại.
Thời đại công nghệ xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống, nhu cầu về nguồn nhân lực trong ngành IT cũng tăng lên nhanh chóng. Các vị trí công việc liên quan đến lập trình đang ngày càng “hot” và thu hút đông đảo giới trẻ đi theo con đường này.
Nhà phát triển thành thạo kỹ năng lập trình có thể trở nên rất nổi tiếng với mức thu nhập khủng. Tuy nhiên, vẫn có không ít những trường hợp họ bị gắn mác hacker.
Mô tả nghề nghiệp của Developer
Để làm ra một phần mềm, công việc của Developer trước hết là xây dựng một bản thiết kế, mỗi người lập trình sẽ đảm nhiệm một phần việc khác nhau, sau đó sẽ được kết nối lại và tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
Dưới đây là một số công việc cơ bản của một Developer:
- Phân tích nhu cầu, vấn đề và nỗi trăn trở của người dùng
- Dùng ngôn ngữ lập trình để xây dựng, thiết kế một phần mềm/ứng dụng mới dựa trên yêu cầu của khách hàng.
- Tiến hành gỡ lỗi bằng cách kiểm thử phần mềm và cộng tác với các chuyên gia máy tính để đảm bảo phần mềm đạt chất lượng cao nhất
- Thực hiện bảo trì, sửa chữa hệ thống để đảm bảo phần mềm/ứng dụng được hoạt động trơn tru hơn
- Nâng cấp, cải tiến những phần mềm/ứng dụng có sẵn
- Xây dựng hệ thống các chức năng xử lý ứng dụng
- Nghiên cứu và phát triển thêm những công nghệ, tính năng mới.
Tuy nhiên, không phải Dev nào cũng thực hiện tất cả các công việc trên. Mỗi cấp bậc khác nhau, họ có thể sẽ đảm nhiệm một số nhiệm vụ riêng.
Phân loại Developer
Front-end Developer
Các lập trình viên Front-end (client-side) là những người chịu trách nhiệm trong việc xây dựng giao diện của một trang web hoặc ứng dụng để đảm bảo cho trải nghiệm của người dùng.
Để thực hiện những công việc đó, Front-end Developer cần phải nắm rõ 3 ngôn ngữ lập trình chính là: HTML, CSS và JavaScript. Các ngôn ngữ này được sử dụng để xác định giao diện và chức năng của một ứng dụng/phần mềm
Hiện nay, công việc của Front-end Developer càng trở nên phức tạp hơn khi họ phải tự cân bằng rất nhiều yếu tố như chức năng, cấu trúc và tính thẩm mỹ. Không chỉ thế, họ còn phải tạo nên giao diện tối ưu nhất cho nhiều thiết bị khác nhau như: Smartphone, máy tính bảng, máy tính,…
Back-end Developer
Vai trò của của Back-end Developer thường có liên quan đến máy chủ và cơ sở dữ liệu (CSDL). Back-end Developer sẽ làm việc trực tiếp với dữ liệu, các ứng dụng tích hợp, API và nhiều quy trình Back End khác.
Những công việc chính là một Back-end Developer gồm:
- Xác thực người dùng: Đảo bảo cho những thông tin, dữ liệu liên quan đến tài khoản của người dùng là hoàn toàn chính xác
- Kiểm soát trình tự: Đảm bảo cho trình tự được thực hiện trên trang web hoặc ứng dụng logic và không có sai sót.
- Tối ưu hóa: Đảm bảo các phần chức năng của trang web hoặc ứng dụng hoạt động nhanh và mượt mà nhất.
Nhìn chung, vị trí này đòi hỏi kiến thức kỹ thuật sâu rộng cũng như am hiểu một số ngôn ngữ lập trình back-end.
Full Stack Developer
Full-stack Developer là vị trí thực hiện công việc của cả Front-end và Back-end. Họ sẽ thay đổi vai trò tùy theo yêu cầu của công việc hoặc có thể thực hiện cả hai khi cần thiết.
Khi đảm nhiệm cả hai đầu công việc, Full-stack phải đảm bảo hai yếu tố Front-end và Back-end được liên kết chặt chẽ trong một hệ thống chức năng. Đồng nghĩa, khi người dùng tương tác với một tính năng trên giao diện, giao diện ấy sẽ ngay lập tức đáp ứng mọi yêu cầu mà họ cần.
Full-stack Developer phải những chuyên gia công nghệ có thể am hiểu nhiều ngôn ngữ lập trình, thành thạo đa dạng kỹ năng và phát huy tối đa những kỹ năng ấy để hoàn thành dự án một cách tốt nhất.
Mobile Developer
Các Mobile Developer là người tạo ra ứng dụng dành riêng cho các thiết bị di động. Họ sẽ xây dựng các ứng dụng phù hợp với đặc điểm riêng biệt của hai nền tảng phổ biến hiện nay là Android và iOS.
Khi các thiết bị di động trở nên phổ biến với tất cả mọi người, vị trí Mobile Developer ngày càng có chỗ đứng vững chắc trong ngành,
Để trở thành một Mobile Developer, bạn phải thành thạo một số ngôn ngữ lập trình dành cho các thiết bị di động như: Swift, C# và Java.
Những yêu cầu đối với nhân viên Developer
Yêu cầu về kỹ năng chuyên môn
Là một Developer, bạn phải đảm nắm vững các kiến thức về:
- Các ngôn ngữ lập trình phổ biến như JavaScript, HTML, CSS, Python, R, C++, Java,…
- Cấu trúc dữ liệu và các thuật toán
- Am hiểu về cơ sở dữ liệu. Bạn phải biết cách tìm kiếm thông tin, nhập dữ liệu mới cũng như cập nhật hệ thống với tài liệu mới. Đặc biệt, Developer phải biết một mã nguồn được chuẩn hóa nổi tiếng mang tên SQL.
- Có kiến thức về gỡ lỗi (debugging)
- Khả năng kiểm soát mã nguồn
- Am hiểu về hệ điều hành
Yêu cầu về trình độ, bằng cấp
Mặc dù không bắt buộc nhưng các Developer thường được yêu cầu phải tốt nghiệp chuyên ngành IT tại các trường đại học, cao đẳng. Bên cạnh đó, Developer cũng cần trang bị một số chứng chỉ IT liên quan đến công việc để chứng tỏ năng lực của bản thân với nhà tuyển dụng và cấp trên.
Yêu cầu về kinh nghiệm
Tùy vào cấp bậc và tính chất của công việc mà yêu cầu kinh nghiệm đối với Developer sẽ khác nhau. Vị trí càng cao, kinh nghiệm trong nghề phải càng nhiều. Nếu bạn là sinh viên mới tốt nghiệp ra trường và đang ở vị trí thực tập, các công ty sẽ không yêu cầu về kinh nghiệm.
Yêu cầu về kỹ năng mềm
- Khả năng tự học: Thế giới không ngừng phát triển nên kiến thức về công nghệ luôn được cập nhật mỗi ngày. Các Developer cần rèn luyện kỹ năng tự học, tự cập nhật kiến thức mới để đảm bảo nâng cao trình độ chuyên môn.
- Khả năng làm việc nhóm: Trong một dự án, mỗi người sẽ đảm nhận các nhiệm vụ khác nhau theo chuyên môn của mình. Do đó, để dự án kết thúc nhanh chóng, bạn phải biết phối hợp với những đồng nghiệp khác để thống nhất các ý kiến với nhau.
- Tư duy sáng tạo: Đối với phát triển phần mềm, kỹ năng tư duy sáng tạo rất quan trọng. Nếu giỏi kỹ năng này, bạn sẽ luôn có ý tưởng mới, biết cách xây dựng hệ thống một cách rõ ràng, logic. Nhờ đó, bạn có thể tạo ra những sản phẩm độc đáo và hữu dụng nhất.
- Kỹ năng quản lý thời gian: Các Developer thường gặp vấn đề về thời gian khi sắp đến hạn hoàn thành sản phẩm hoặc phải cùng các vị trí khác sửa lỗi cho sản phẩm. Nếu không có kỹ năng quản lý thời gian tốt, sức khỏe và các mối quan hệ của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
- Kỹ năng giao tiếp: Tuy không cần quá hoạt ngôn một số ngành khác nhưng nếu có kỹ năng giao tiếp tốt, công việc của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nhất là đối với các dự án yêu cầu phải trao đổi, bàn bạc với nhiều người liên quan.
Yêu cầu về thái độ làm việc
- Developer phải có tính cẩn thận, tỉ mỉ. Bởi chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể khiến sản phẩm bị lỗi và mất rất nhiều thời gian để sửa lại.
- Vì tính chất công việc luôn phải làm việc với các đoạn mã khá rắc rối, mất nhiều thời gian nên bạn phải kiên trì, không bỏ cuộc mới cho ra các sản phẩm chất lượng.
- Bạn phải có trách nhiệm hoàn thành công việc được giao đúng theo yêu cầu về chất lượng và thời gian
Cơ hội nghề nghiệp của Developer
Lộ trình phát triển của Developer
- Junior Developer: Vị trí này cần có 1 – 3 năm kinh nghiệm làm lập trình. Yêu cầu Developer hiểu biết tổng quát về cơ sở dữ liệu, viết được ứng dụng hoặc phần mềm cơ bản.
- Senior Developer: Vị trí này cần có 4 – 10 năm kinh nghiệm. Developer cần có kiến thức chuyên sâu và lập trình được các phần mềm phức tạp. Ngoài ra, bạn đã có thể đảm nhận vai trò điều hành và quản lý một nhóm nhỏ.
- Leader Developer: Vị trí này cần có 7 – 10 năm kinh nghiệm. Để trở thành Leader Developer, bạn phải có đầy đủ kiến thức, kỹ năng về lập trình. Đồng thời, bạn cũng có thể làm các công việc độc lập hoặc theo nhóm cũng như nắm được công việc của các thành viên trong nhóm để quản lý một cách tốt nhất.
- Mid-level Manager: Đây là vị trí quản lý cấp trung. Thực tế, bạn không cần quá giỏi về lập trình nhưng phải có kỹ năng quản lý thật tốt, biết đưa ra quyết định quan trọng để giúp các nhóm Developer tạo ra sản phẩm tốt nhất. Một số tên gọi khác cho vị trí này là Technical Product Manager hay Product Owner.
- Senior Manager: Đây là vị trí lãnh đạo cấp cao cho lập trình viên. Ở vị trí này, bạn phải điều phối tất cả các hoạt động lập trình, phát triển sản phẩm, chịu trách nhiệm giám sát hiệu suất cũng như kiểm soát ngân sách hợp lý.
Mức lương nhân viên Developer là bao nhiêu?
Developer là một trong những ngành nghề có mức thu nhập rất hấp dẫn. Lý do là vì tính chất công việc yêu cầu chuyên môn cao, cả chất xám và thể lực. Tuy nhiên, cũng tùy vào trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm và quy mô công ty, bạn và một Developer sẽ có mức lương chênh lệch nhau.
Đối với sinh viên mới ra trường và chưa nhiều kinh nghiệm, mức lương trung bình là khoảng 6 – 8 triệu đồng/tháng. Đối với những Developer ở cấp độ Senior trở lên và kinh nghiệm làm việc trên 5 năm, mức lương rơi sẽ rất cao, có thể lên đến khoảng 40 – 50 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, mức lương của Developer còn dựa trên nhu cầu trong một lĩnh vực cụ thể và mức độ cạnh tranh trong ngành.
Developer không chỉ hấp dẫn giới trẻ bởi mức lương hấp dẫn mà còn do thời gian làm việc và môi trường linh hoạt cũng như hình tượng một lập trình viên thường rất “ngầu” trong mắt người khác. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về Developer và có sự chuẩn bị tốt nhất nếu muốn theo đuổi nghề này. Chúc bạn thành công!
Những câu hỏi thường gặp
Làm sao để trở thành một Full-stack Developer chuyên nghiệp?
Để trở thành một Full-stack Developer, bạn cần sở hữu một khối lượng lớn các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Để biết thêm chi tiết, bạn có thể tham khảo bài viết: Lộ trình trở thành lập trình viên Full Stack.
Để trở thành Developer nên học ngành nào?
Để trở thành Developer, bạn sẽ học những ngành sau tại các trường cao đẳng, đại học:
- Khoa học máy tính
- Công nghệ phần mềm/Kỹ thuật Phần mềm
- Kỹ thuật máy tính
- Hệ thống thông tin
- Truyền thông và mạng máy tính
Làm Developer có cần nhớ hết các cú pháp, câu lệnh?
Bạn không cần lo lắng về việc nhớ tất cả các cú pháp, câu lệnh hoặc một đoạn code đó hàng trước khi có thể tạo ra một framework của riêng mình.
Hiện nay, các IDE được thiết kế đặc biệt nhằm giúp bạn lập trình nhanh hơn. Khi viết code trên IDE, các cú pháp sẽ được đề xuất hoặc bạn có thể tra cứu Google khi gặp phải một vấn đề nan giải.
Có những IDE & Editor nào dành cho Developer?
Một số IDE & Editor phổ biến được các Developer sử dụng gồm: Visual Studio, Visual Studio Code, Xcode, Android Studio, Eclipse, Sublime Text,…
Có phải nữ giới làm Developer không giỏi bằng nam giới?
Thực tế đã chứng minh, nữ giới đã và luôn ở trong top đầu trên danh sách những lập trình viên có ảnh hưởng nhất hiện nay. Tuy nhiên, chỉ có một tỉ lệ nhỏ phụ nữ so với nam giới làm nghề này. Nguyên nhân có thể là do các yếu tố tác động như áp lực xã hội, kinh tế, sự đam mê, …
Có phải giỏi toán mới có thể học lập trình?
Nhiều người đã nhầm lẫn về mối liên hệ giữa toán học và lập trình. Thực tế, các Developer sẽ đầu tư thời gian nhiều hơn để viết code và rèn luyện tư duy logic chứ không phải tập trung vào các công thức toán học.
Mặc dù vẫn phải dùng đến toán, những tất cả chỉ dừng lại ở kiến thức cơ bản của môn đại số.