Hiện nay, marketing là một ngành cực kỳ phát triển và thu hút nhiều nguồn nhân lực. Để một doanh nghiệp tăng trưởng nhanh chóng, không thể không nhắc sự đóng góp của bộ phận marketing, đặc biệt là CMO – giám đốc tiếp thị. CMO là một trong những vị trí trái bắt buộc phải có trong một doanh nghiệp. Vậy CMO là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về nghề CMO về nghề trong bài viết dưới đây nhé.
Giới thiệu về CMO
CMO là gì?
CMO được viết tắt cừ cụm từ “Chief Marketing Officer”, tạm dịch sang tiếng Việt là “giám đốc tiếp thị” hay còn được gọi là giám đốc marketing. Đây là một trong những vị trí điều hành cấp cao, đảm nhận tất cả công việc liên quan đến marketing và phải báo cáo các hoạt động marketing cho CEO của một doanh nghiệp. Vị trí này quyết định phần lớn độ nhận điện của thương hiệu cũng như tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp.
Để doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng cũng như có được lòng tin của công chúng, ngoài việc cải tiến chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cũng phải đầu tư các vấn đề liên quan đến marketing như cải thiện hình ảnh bao bì, tăng độ nhận diện thương hiệu, chiến dịch tiếp thị, chăm sóc khách hàng và quan hệ công chúng. Tất cả các công việc này đều do CMO phụ trách triển khai.
Nhiệm vụ của CMO
Xây dựng và định vị thương hiệu
Để thương hiệu của doanh nghiệp có một chỗ đứng trên thị trường cũng như vị thế trong lòng khách hàng, doanh nghiệp cần có kế hoạch xây dựng thương hiệu cụ thể chi tiết. CMO chính là người phải gánh vác trọng trách cao cả này.
CMO cần phải tạo nên sự khác biệt ở thương hiệu của họ so với các thương hiệu khác để gây ấn tượng với khách hàng. Sự khác biệt đó được thể hiện ở các nội dung, thiết kế, chiến dịch thương hiệu trên các kênh thông tin khác nhau.
Đưa ra chiến dịch marketing hiệu quả
CMO sẽ là người trực tiếp đưa ra các chiến dịch marketing và đề xuất các chiến dịch này lên cho CEO (giám đốc điều hành). Sau khi chiến dịch được phê duyệt, CMO sẽ thúc đẩy phòng marketing thực hiện bản kế hoạch.
Cuối cùng, CMO sẽ theo dõi, rà soát và đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo đồng thời báo cáo với CEO.
Đánh giá và thay đổi các vấn đề liên quan đến marketing
CMO sẽ là người trực tiếp rà soát, đánh giá và phát hiện những lỗ hổng trong lĩnh vực marketing của một doanh nghiệp. Từ đó, CMO đưa ra những thay đổi cần thiết để có thể xây dựng bộ phận marketing tốt hơn.
Khi có những vấn đề khẩn cấp, CMO cần phải nhanh chóng đưa ra hướng giải quyết để xử lý các vấn đề phát sinh kịp thời.
Marketing trong một doanh nghiệp có rất nhiều bộ phận khác nhau như:
- SEO
- Facebook Ads,
- Content marketing
- PR
- Truyền thông nội bộ
CMO chịu trách nhiệm cho việc kế hoạch marketing được diễn ra suôn sẻ và đảm bảo từng bộ phận làm việc với năng suất cao.
CMO sẽ có trách nhiệm theo sát quá trình thực hiện chiến lược. Từ đó, họ đưa những thay đổi cần thiết với mục tiêu chiến lược mang lại kết quả cho công ty
Liên kết với các bộ phận khác
Để có thể tạo ra một chiến dịch có sức ảnh hưởng, đồng thời phù hợp với ngân sách công ty, CMO phải làm việc trực tiếp với các phòng ban khác như bộ phận tài chính, sản xuất, kinh doanh, chăm sóc khách hàng.
Tạo dựng mối quan hệ
Để có thể tạo ra một chiến dịch thành công, độ tiếp cận cao thì doanh nghiệp cần phải hợp tác với nhiều kênh phân phối quảng cáo khác nhau. Với vai trò chủ đạo của một người CMO, họ phải kết nối với các đơn vị quảng cáo như đài truyền hình, báo mạng, người nổi tiếng… để thương lượng chi phí quảng cáo tốt nhất.
Nắm bắt xu hướng marketing mới
Lĩnh vực marketing biến đổi không ngừng. Một ngày không biết có bao nhiêu xu hướng, nền tảng quảng cáo mới, được ra đời. Vì vậy, CMO cần nắm bắt các xu hướng mới và cân nhắc doanh nghiệp có phù hợp với xu hướng đó hay không. Một xu hướng mới có thể mang lại cho doanh nghiệp một tệp khách hàng tiềm năng.
Nghiên cứu thị trường
Kỹ năng phân tích thị trường là một kỹ năng cực kỳ quan trọng mà chắc hẳn các CMO đều phải có. Thu nhập dữ liệu báo cáo bán hàng cũng như phân tích hành vi người tiêu dùng, đánh giá thị trường tiềm năng những điều này sẽ giúp CMO đưa ra những quyết định đúng đắn để có thể tạo ra những chiến dịch thành công.
Những tố chất cần thiết để trở thành một CMO
Có khả năng giao tiếp tốt
Một chiến lược quảng cáo kỹ thuật số thành công, CMO cần tới sự hỗ trợ của các đồng nghiệp khác như:
- Giám đốc công nghệ thông tin (CIO)
- Giám đốc tài chính (CFO)
- Giám đốc bảo mật (CSO)
CMO cũng cần phải có cả khả năng giao tiếp tốt để duy trì mối quan hệ tốt để có thể kết hợp làm việc với những chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đam mê với ngành hàng
CMO phải là người đam mê với ngành mà công ty đang theo đuổi từ đó mới có thể thuyết phục ban lãnh đạo rằng chiến lược marketing của mình khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Để làm được điều này, CMO không ngừng truyền tải năng lực tích cực đến với đồng nghiệp. Từ đó, đồng nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng, dịch vụ của công ty.
Nhạy bén với cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu là cơ sở để CMO dựa vào để phân tích, đánh giá, thực hiện và ước lượng mức độ thành công của chiến lược marketing. CMO cần phải hiểu được dữ liệu đang nói lên vấn đề gì, từ đó họ có thể đưa ra hướng đi hợp lý và làm sao để số tiền đổ vào các chiến dịch marketing là không vô ích. Qua đó, thúc đẩy sự thành công của việc kinh doanh.
Kỹ năng phát triển đội nhóm
Với vị trí là người đứng đầu trong phòng marketing, CMO phải có khả năng lãnh đạo. Họ phải tìm kiếm các ứng viên tài năng và đào tạo để họ phát huy hết khả năng của mình. Bên cạnh đó, việc tạo dựng văn môi trường làm việc chuyên nghiệp, nơi mà tất cả thành viên đều được đối xử công bằng như nhau. Điều này được xem là yếu tố quan trọng.
Tóm lại, CMO là một vị trí đáng mơ ước dành cho những người trẻ đang theo đuổi sự nghiệp marketing. Tuy nhiên, để trở thành CMO bạn cần có một quá trình làm việc cũng như tích lũy, học hỏi kinh nghiệm đầy gian nan.
FAQs về CMO
CMO (giám đốc marketing) và CIO (giám đốc công nghệ) có mối liên quan với nhau không?
Câu trả lời tất nhiên là có rồi. Đã qua cái thời tiếp thị truyền thống bằng những bảng quảng cáo, bảng hiệu…. Hiện tại, việc áp dụng công nghệ trong lĩnh vực marketing đang được áp dụng rộng rãi. Công nghệ chính là chiếc thuyền mang nội dung tiếp thị đến gần với khách hàng trong thời đại số.
Mức lương của CMO là bao nhiêu?
Theo thống kê, mức lương CMO dao động từ 28 đến 40 triệu đồng tùy thuộc vào quy mô công ty. Có thể ở một công ty vừa bạn giữ vị trí CMO nhưng sang một công ty lớn bạn chỉ có thể ở mức trưởng phòng marketing.
Tương lai nghề nghiệp của CMO sẽ như thế nào?
Như bài viết đã chia sẻ, marketing hiện là một ngành “hot” trên thị trường lao động với mức lương thường cao hơn so với các ngành nghề khác. CMO là một vị trí cực kỳ tiềm năng cho các bạn trẻ đang theo đuổi con đường chinh phục đỉnh cao trong nghề marketing.
Vị trí CMO có thực sự quan trọng không?
Nếu bạn đọc hết bài viết, bạn có thể thấy rằng CMO là một vị trí không thể thiếu trong một doanh nghiệp bởi vì không có một doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường mà không phải thực hiện các công việc định vị thương hiệu dù cho sản phẩm hay dịch vụ của họ có tốt đến đâu đi chăng nữa.
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay TinoHost để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Với bề dày kinh nghiệm hơn 5 năm cung cấp hosting, dịch vụ cho thuê máy chủ, các dịch vụ liên quan đến tên miền và bảo mật website, hãy để TinoHost đồng hành cùng bạn trên con đường khẳng định thương hiệu trên bản đồ công nghệ toàn cầu!