Trước đây, doanh nghiệp nói chung cũng như các nhà kinh doanh nói riêng đều cho rằng tài sản hữu hình là mục tiêu duy nhất mà thế giới kinh doanh luôn hướng đến. Tuy nhiên, quan niệm này đã dần thay đổi khi thứ gọi là “thương hiệu” được mọi người chú ý nhiều hơn. Vậy làm thế nào để có được chiến lược xây dựng thương hiệu hiệu quả trong thời buổi ngày nay?
Chiến lược xây dựng thương hiệu là gì?
Chiến lược xây dựng thương hiệu (brand building) là việc sử dụng các giải pháp, chiến lược marketing để giúp tên tuổi doanh nghiệp đến gần hơn với người tiêu dùng. Đôi khi, mục đích của các chiến lược này không nhằm đến việc kinh doanh, giúp khách hàng nhận dạng ra thương hiệu, củng cố danh tiếng của thương hiệu mới là kết quả cuối cùng cần đạt được.
Điều này sẽ tạo cho doanh nghiệp một bản sắc riêng trên thị trường để gia tăng sức cạnh tranh với các tên tuổi khác cũng như giúp người dùng dễ dàng nhận ra thương hiệu.
Trong thời buổi chuyển đổi số như hiện nay, doanh nghiệp có thể áp dụng các điều sau để gia tăng thương hiệu cho mình:
- Tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng thông qua thiết kế UX/ UI.
- Chiến lược marketing mix.
- SEO và content marketing.
- Phát triển social media marketing, platform, website.
- Đẩy mạnh email marketing.
- SEM (PPC).
- Đưa ra value proposition.
- Sử dụng KOLs uy tín, trong sạch.
- Gia tăng brand awareness ở khách hàng.
Tầm quan trọng của chiến lược xây dựng thương hiệu trong doanh nghiệp
Một doanh nghiệp vẫn có thể hoạt động trên thị trường kể cả khi không chú trọng nhiều vào việc phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, đó chỉ là cách hoạt động và tầm nhìn ngắn hạn. Doanh nghiệp đó sẽ không có những bước tiến mới nếu như chỉ nhìn vào lợi ích nhất thời. Điều này càng làm doanh nghiệp trở nên mờ nhạt, không đồng bộ, không nhất quán và dần dần khách hàng sẽ quên đi sự có mặt của tên tuổi này trên thị trường.
Nếu doanh nghiệp muốn “sống sót” và vươn lên trên thương trường nhiều cạnh tranh như hiện nay, việc lập ra một chiến lược xây dựng thương hiệu là điều vô cùng cần thiết. Một chiến lược thành công sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích lâu dài..
- Giúp doanh nghiệp hoạt động theo định hướng, mục tiêu, kế hoạch phát triển lâu dài.
- Gia tăng sức cạnh tranh với các đối thủ khác và dần làm chủ, điều tiết thị trường.
- Nâng cao danh tiếng, địa vị của doanh nghiệp trong lòng khách hàng.
- Xây dựng được niềm tin, mối quan hệ vững chắc với khách hàng.
Xây dựng chiến lược xây dựng thương hiệu hiệu quả chỉ với 6 bước
Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng, thị trường mục tiêu hướng đến
Doanh nghiệp muốn có một chiến lược thành công, điều đầu tiên cần làm là xác định được đối tượng, thị trường chiến lược muốn hướng đến. Các thông tin này càng chi tiết sẽ càng tốt. Ví dụ như nhóm tuổi, giới tính, sở thích, địa điểm sống và làm việc, mức thu nhập trung bình, thói quen, trình độ học vấn, mục tiêu sống, thương hiệu họ đang dùng,…Những yếu tố này sẽ giúp bạn sàng lọc được đối tượng phù hợp với thương hiệu bạn.
Khái quát hơn khách hàng mục tiêu đó là thị trường mục tiêu. Bạn muốn hướng đến thị trường trong hay ngoài nước? Khách hàng của bạn đến từ đâu? Khu vực nào? Khi bạn xác định rõ các yếu tố này, các bước thiết kế và triển khai kế tiếp sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Bước 2: Sứ mệnh, giá trị của chiến lược
Các chiến lược xây dựng thương hiệu thường sẽ đi kèm với một sứ mệnh nhất định, thể hiện qua slogan, logo hay câu chủ đề của chiến lược. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có một định hướng rõ ràng hơn trong việc truyền tải thông điệp đến người dùng. Slogan nổi tiếng của thương hiệu Nike “Just Do It” đã gửi gắm thông điệp vô cùng nhân văn và ý nghĩa đến với khách hàng của mình nói chung cũng như các vận động viên thể thao nói riêng rằng mọi sự vận động và sáng tạo đều là tiền đề cho những bước nhảy vọt sau này.
Bước 3: Thực hiện các khảo sát, nghiên cứu đối thủ trên thị trường
Bạn có thể tạo các mẫu khảo sát và tiến hành thực hiện trên các trang mạng xã hội. Điều này sẽ giúp bạn hiểu hơn về insight của khách hàng cũng như thăm dò được tình hình các đối thủ trên thị trường. Hoặc bạn có thể tự đưa ra các tiêu chí nhất định và so sánh với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực. Từ đó, doanh nghiệp có thể rút ra được SWOT hay pros and cons cho riêng mình để điều chỉnh chiến lược.
Bước 4: Tiến hành thiết kế logo, slogan cho thương hiệu
Ngoài việc khách hàng sẽ nhớ đến bạn thông qua sản phẩm, dịch vụ, họ còn để tâm đến các ấn phẩm truyền thông của bạn xuất hiện trên các kênh thông tin đại chúng. Một trong số đó không thể không kể đến là slogan, logo của thương hiệu. Slogan dùng để truyền tải thông điệp “call to action” đến với khách hàng. Logo dùng để khách hàng định vị được thương hiệu.
Không những vậy, doanh nghiệp còn nên tạo cho mình một “màu sắc” riêng trên thị trường cùng một typography ấn tượng, lạ mắt. Ngay từ những ngày mới thành lập, việc chọn lựa bảng màu là điều không thể thiếu. Ví dụ các màu sắc chủ đạo hay logo của các tên tuổi F&B lớn ở Việt Nam như The Coffee House, Highlands Coffee, Phúc Long, Starbucks,…
Bước 5: Thiết lập các điểm chạm (touching points)
Thương hiệu là một tài sản vô hình nhưng được thể hiện dưới những yếu tố hữu hình qua các điểm chạm giữa người dùng và doanh nghiệp. Đó có thể là các dấu hiệu sau: bảng hiệu ở văn phòng đại diện, con tem trên các bìa hồ sơ, logo trên các tệp tài liệu, đồng phục riêng của công ty, túi nilon,…Tất cả những thứ người dùng có thể thấy sự hiện diện của thương hiệu tồn tại ở xung quanh.
Bước 6: Chân thành và nhất quán giữa phát ngôn và hành động
Lời nói và việc làm của một doanh nghiệp luôn cần sự nhất quán với nhau. Bạn không thể kêu gọi các chiến dịch bảo vệ môi trường tại các buổi họp báo nhưng rồi sau lưng lại hành động ngược lại. Đây là điều cấm kỵ trong quá trình xây dựng thương hiệu. Bởi đã có rất nhiều doanh nghiệp lời nói và hành động đã không đi đôi với nhau khiến khách hàng phẫn nộ và tẩy chai.
Xây dựng thương hiệu là cả một quá trình nghiêm túc tích lũy lâu dài. Các doanh nghiệp nên thực hiện từng bước một, tránh việc đốt cháy giai đoạn sẽ dẫn đến mức độ hiệu quả của chiến lược. Hành trình một nghìn bước vẫn phải bắt đầu từ bước đầu tiên. Có thể quá trình xây dựng thương hiệu sẽ gặp nhiều khó khăn, trắc trở, nhưng một khi doanh nghiệp đã có chỗ đứng trên thị trường, trong lòng của người tiêu dùng, thành công chỉ còn là vấn đề của thời gian.
Trên đây là các chia sẻ về chiến lược xây dựng thương hiệu cũng như các cách có thể giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu này. Hy vọng bạn sẽ thấy bài viết có giá trị và hãy ủng hộ Tino Group bằng cách nhấn like cũng như đánh giá năm sao ở cuối bài. Đây sẽ là nguồn động lực giúp đội ngũ nhân viên không ngừng chia sẻ những kiến thức hữu ích đến quý bạn đọc. Chúc bạn thành công!
Những câu hỏi thường gặp
Thương hiệu và nhãn hiệu khác nhau ở điểm nào?
Nhãn hiệu được xem là một phần của thương hiệu. Nhãn hiệu có thể hiểu đơn giản như bảng tên của doanh nghiệp. Thương hiệu là những gì khách hàng nhớ đến doanh nghiệp khi được nhắc đến. Nhãn hiệu được xem là một tài sản hữu hình, còn thương hiệu là một tài sản vô hình vô giá.
Quan niệm của khách như thế nào về việc lựa chọn thương hiệu?
Theo nghiên cứu của Nielson, có đến 59% khách hàng có xu hướng tin dùng và chọn lựa những thương hiệu gợi cho họ cảm giác thân quen, an tâm và tin tưởng. Thế nên, nếu bạn có thể tăng tính nhận dạng thương hiệu, cơ hội tiếp cận người dùng của bạn sẽ càng cao.
Có thể định vị thương hiệu bằng những chiến lược nào?
Bạn có thể áp dụng một trong các tiêu chí định vị thương hiệu sau: chất lượng, giá trị, tính năng, mối quan hệ, mong ước, vấn đề/ giải pháp, đối thủ, cảm xúc,…
Làm thế nào để xác định rõ chiến lược xây dựng thương hiệu?
Để xác định được chiến lược xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi: Giá trị cốt lõi của mình là gì? Tại sao mình có mặt trên thị trường? Điều gì khiến bản thân mình trở nên khác biệt? Người dùng cần gì ở mình?