Nếu đầu tư xây dựng một kế hoạch Marketing cụ thể, doanh nghiệp sẽ xác định được các hướng đi đúng đắn nhất. Có thể nói, đây chính là “kim chỉ nam” giúp doanh nghiệp nhanh chóng chinh phục người tiêu dùng, “đốt cháy” giai đoạn thành công. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, Tino Group sẽ bật mí đến bạn cách lập kế hoạch Marketing tổng thể giúp tăng trưởng doanh thu.
Giới thiệu tổng quan về cách lập kế hoạch Marketing tổng thể
Thế nào là Marketing tổng thể?
Marketing tổng thể đóng vai trò như một giải pháp tiếp thị toàn diện của doanh nghiệp. Hiểu chính xác hơn, Marketing tổng thể là quá trình hình thành kế hoạch phát triển doanh nghiệp từ các thông tin tiếp thị cần thiết.
Thông thường, Marketing tổng thể có hai hướng phát triển chính là: truyền thống và trực tuyến. Trong thời đại công nghệ số, Marketing tổng thể theo hướng trực tuyến chiếm ưu thế hơn hẳn. Song, bản chất của Marketing tổng thể vẫn cần đảm bảo các tiêu chí quan trọng như:
- Nắm rõ thị trường cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp hướng đến.
- Sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp cung cấp.
- Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Yếu tố thúc đẩy nhu cầu mua sắm tại doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Marketing tổng thể còn xác định những vấn đề tồn đọng hay hạn chế cần cải thiện trong các hoạt động chính, bao gồm:
- Sản phẩm/dịch vụ.
- Giá thành.
- Quy trình vận hành.
- Kênh phân phối.
- …
Chiến lược Marketing tổng hợp được thực hiện và xây dựng trong một khoảng thời gian dài. Từ đó, Marketing tổng thể sẽ mang đến lợi ích tối đa cho các bên tham gia.
Kế hoạch Marketing là gì?
Kế hoạch Marketing là một bản kế hoạch cụ thể bao gồm những nội dung và phạm vi hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp. Nội dung trong bản kế hoạch có những thông tin sau:
- Mục tiêu của chiến lược tiếp thị.
- Nhiệm vụ chính của chiến lược tiếp thị.
- Phân tích các tình huống, cơ hội và thách thức.
- Ngân sách.
- Thị trường mục tiêu.
- Thời gian thực hiện các chiến lược tiếp thị.
Nhìn chung, bản kế hoạch Marketing chính là tiền đề giúp doanh nghiệp phát triển các sản phẩm/dịch vụ trong doanh nghiệp. Vai trò của kế hoạch Marketing là đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu, thu hút nhiều khách hàng hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Vì sao doanh nghiệp cần lập kế hoạch Marketing tổng thể?
Hiểu rõ thị hiếu của khách hàng
Một trong những lý do doanh nghiệp nên xây dựng các kế hoạch Marketing tổng thể là tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn. Để tạo nên một bản kế hoạch Marketing hoàn chỉnh, nhà tiếp thị cần:
- Phân tích nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.
- Tìm cách giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải.
- Xác định được insight của khách hàng.
Từ những thông tin thu nhận được, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về khách hàng của mình. Khi đã thấu hiểu được hành vi hoặc nhu cầu của khách hàng, bạn sẽ tạo ra những sản phẩm/dịch vụ chất lượng hơn.
Xác định mục tiêu Marketing rõ ràng
Dù hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào, bạn cũng cần xác định rõ ràng, chính xác mục tiêu mình muốn hướng đến. Đối với Marketing cũng thế. Khi có kế hoạch tổng thể, bạn sẽ xác định rõ nét hơn về mục tiêu của mình và thực hiện đúng các định hướng đã đề ra.
Lợi ích khác
Ngoài 2 lợi ích trên, kế hoạch Marketing cụ thể còn giúp doanh nghiệp:
- Nắm bắt tốt các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng.
- Dễ dàng đưa ra các bước truyền thông phù hợp để thu hút khách hàng.
- Tối ưu chi phí tiếp thị.
- Cải thiện doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Lan toả mức độ phủ sóng của các ấn phẩm truyền thông, tạo dựng hình ảnh thương hiệu tốt hơn.
- …
Cách lập kế hoạch Marketing tổng thể
Kế hoạch Marketing tổng thể được xem là “kim chỉ nam” giúp doanh nghiệp xác định đúng hướng đi và lộ trình. Vì vậy, tìm hiểu cách lập kế hoạch Marketing tổng thể chính là nhiệm vụ cốt lõi của mọi doanh nghiệp. Để xây dựng kế hoạch Marketing tổng thể hiệu quả, bạn cần trải qua quy trình 7 bước.
#1. Xác định đúng mục tiêu
Về cơ bản, mỗi chiến dịch Marketing đều có những mục tiêu cụ thể. Vì vậy, khi xây dựng kế hoạch Marketing tổng thể, bước đầu bạn cần làm là xác định những nhóm khách hàng tiềm năng mình muốn hướng đến. Tiếp cận đúng người, chiến lược tiếp thị của bạn mới thật sự đạt hiệu quả cao.
Ngoài ra, bạn cũng cần hoạch định ra những mục tiêu mình muốn đạt được như mục tiêu dài hạn, mục tiêu thường niên và mục tiêu ngắn hạn. Thông thường, những mục tiêu cơ bản mà các doanh nghiệp sẽ hướng đến là:
- Tăng độ nhận diện thương hiệu cho sản phẩm/dịch vụ mới.
- Cải thiện doanh số bán hàng.
- Thu hút lượt traffic vào website.
- …
Để xác định mục tiêu chuẩn xác, bạn có thể áp dụng mô hình SMART với các yếu tố cụ thể như sau:
- Specific: cụ thể.
- Measurable: có thể đo lường.
- Actionable: tính khả thi.
- Relevant: mức độ liên quan.
- Time-bound: thời hạn chinh phục được mục tiêu.
#2. Dự trù ngân sách hợp lý
Để chiến dịch Marketing phát triển dài lâu, bạn cần dự trù ngân sách tiếp thị phù hợp. Trên thực tế, chi phí thực hiện các chiến dịch Marketing online không quá lớn. Tuy nhiên, để tối đa lợi nhuận, bạn phải có chiến lược kiểm soát ngân sách sao cho hợp lý nhất.
Dù có thể tận dụng nhiều kênh và nền tảng tiếp thị miễn phí, nhưng bạn vẫn phải dự trù kinh phí đối với các vấn đề phát sinh. Ngoài ra, bạn cũng cần phác thảo từng khoản chi phí cụ thể đối với nguồn ngân sách của mình.
#3. Nghiên cứu thị trường
Để lập một bản kế hoạch Marketing chuẩn xác, bạn cần phải hiểu rõ tình hình hiện tại của doanh nghiệp. Tốt nhất, bạn nên sử dụng ma trận SWOT để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp đang đối mặt.
Không những thế, sử dụng SWOT còn giúp bạn nắm được tình hình thị trường ở thời điểm hiện tại. Dựa trên những thông tin thu thập được, bạn có thể theo dõi và phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả hơn. Đồng thời, thông qua mô hình SWOT, bạn có thể phát huy các điểm mạnh và khắc phục những hạn chế đang tồn đọng.
#4. Tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh
Trong bước tiếp theo, bạn cần liệt kê danh sách các đối thủ trực tiếp và gián tiếp đang hoạt động cùng ngành của mình. Một số câu hỏi bạn có thể đặt ra khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là:
- Đối thủ trực tiếp là ai? Họ dùng chiến lược Marketing nào?
- Đối thủ gián tiếp là ai? Họ dùng chiến lược Marketing nào?
- Vị thế của đối thủ cạnh tranh trên thị trường đang ở đâu?
- …
Bên cạnh đó, bạn hãy đi sâu vào việc phân tích các chiến lược tiếp thị mà họ đã thực hiện. Sau khi xác định được những vấn đề này, bạn cần tìm ra chiến lược cũng như hướng đi đúng để tăng khả năng cạnh tranh trước đối thủ. Ngoài ra, bạn có thể xác định điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để học hỏi và rút kinh nghiệm. Càng hiểu rõ đối thủ cạnh tranh, chiến dịch Marketing của bạn càng ít rủi ro hơn.
#5. Bắt đầu xây dựng kế hoạch Marketing tổng thể
Khi đã chuẩn bị đầy đủ những thông tin cần thiết, bước tiếp theo bạn cần làm là xây dựng kế hoạch Marketing tổng thể. Để thiết lập kế hoạch Marketing tổng thể đầu tiên, bạn cần xác định chân dung khách hàng mục tiêu của mình thông qua nhân khẩu học. Dựa vào đó, bạn sẽ nhận định được hành vi mua sắm của họ là gì để đưa ra phương án tiếp thị phù hợp nhất.
Sau đó, bạn tiếp tục xây dựng chiến lược truyền thông xã hội. Các chiến lược này cần có thông điệp cụ thể, rõ ràng và không quá chung chung. Đồng thời, để chiến lược thật sự thu hút khách hàng, bạn cần tạo ra những điểm nhấn ấn tượng.
Hiện tại, các doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều kênh chạy Marketing cùng lúc như Google Ads, Facebook Ads, Email Marketing, SEO, báo chí,… Tuỳ vào ngân sách và mục tiêu thực hiện chiến lược, bạn có thể lựa chọn kênh tiếp thị phù hợp.
#6. Triển khai kế hoạch theo tiến độ đã định
Khi kế hoạch Marketing đã được phê duyệt và thông qua, bạn cần “bắt tay” ngay vào việc triển khai công việc cho từng bộ phận liên quan. Mỗi tác vụ, bạn cần đặt ra các mốc thời gian cụ thể, rõ ràng để tránh trễ tiến độ. Việc triển khai tác vụ theo kế hoạch Marketing giúp bạn xác định “đường đi nước bước” hợp lý, xử lý kịp thời những hạn chế xảy ra, tạo nên một quy trình tiếp thị tối ưu và hiệu quả nhất.
#7. Đo lường hiệu quả kế hoạch Marketing
Bước cuối cùng khi lập kế hoạch Marketing tổng thể là đo lường và đánh giá hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều nhà tiếp thị có xu hướng bỏ qua bước này. Trên thực tế, khi xem xét lại toàn bộ kế hoạch, bạn sẽ nhận định được các lỗ hổng hay những vấn đề rủi ro để có thể khắc phục nhanh chóng. Thông qua việc đo lường, bạn cũng có thể đánh giá lại các số liệu như doanh số bán hàng, lượt traffic, số lượng khách hàng tiếp cận,…
Tốt nhất, doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi tiến độ để biết được kế hoạch của mình đã và chưa đạt những gì. Từ đó, doanh nghiệp có thể rút ra kinh nghiệm thiết thực cho các chiến lược Marketing sắp tới.
Kết luận
Qua bài viết trên, Tino Group hy vọng bạn đã biết cách lập kế hoạch Marketing tổng thể cho doanh nghiệp của mình. Có thể nói, kế hoạch Marketing tổng thể chính là “kim chỉ nam” tối thượng giúp doanh nghiệp chinh phục mọi mục tiêu trong tiếp thị.
Đừng quên theo dõi Tino Group để không bỏ lỡ những bài viết hay và hữu ích về Marketing bạn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Mục tiêu của kế hoạch Marketing tổng thể là gì?
Mục tiêu của kế hoạch Marketing tổng thể là trở thành “kim chỉ nam” dẫn đường cho doanh nghiệp phát triển đúng hướng với lộ trình cụ thể.
Tư vấn kế hoạch Marketing là gì?
Tư vấn kế hoạch Marketing là việc đưa ra những lời khuyên hoặc hướng dẫn một cách cụ thể để xây dựng chiến lược Marketing cho cá nhân, doanh nghiệp.
Đơn vị nào tư vấn kế hoạch Marketing tổng thể uy tín tại TP.HCM?
Một số đơn vị tư vấn kế hoạch Marketing tổng thể uy tín tại TP.HCM là:
- Azgad Agency.
- Mondial.
- Freshbrand.
- Vidoco.
- Left Brain Connectors.
- …