Bước khởi đầu cho sự ra đời của một thương hiệu là đặt tên. Có thể nói, đây là một trong những quyết định quan trọng và khó khăn nhất đối với doanh nghiệp. Vì mỗi cái tên đóng vai trò như “chiếc cầu” nối kết thương hiệu với người tiêu dùng của mình. Hãy cùng Tino Group tìm hiểu cách đặt tên thương hiệu online bằng công cụ hỗ trợ qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu tổng quan về đặt tên thương hiệu
Tên thương hiệu là gì?
Tên thương hiệu là cái tên được tạo ra bởi người đứng đầu doanh nghiệp cho một sản phẩm/dịch vụ của mình. Có thể nói, đây là yếu tố không thể thiếu khi doanh nghiệp gầy dựng thương hiệu. Không chỉ giúp doanh nghiệp định vị sự hiện diện của mình trên thị trường, tên thương hiệu còn có khả năng truyền thông hiệu quả.
Tầm quan trọng của tên thương hiệu
Tên thương hiệu đóng vai trò như một định dạng giúp người tiêu dùng nhận diện sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Thông qua đó, tên thương hiệu còn là nền tảng thúc đẩy khách hàng quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến những người tiêu dùng mới.
Việc xây dựng tên thương hiệu giúp cho các chương trình, kế hoạch truyền thông được thực hiện một cách tối ưu nhất. Đồng thời, yếu tố này còn là điểm khác biệt lớn giữa sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh. Khi có tên thương hiệu, doanh nghiệp sẽ hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh như bắt chước hoặc ăn cắp ý tưởng của đối thủ cùng ngành.
Cách đặt tên thương hiệu online bằng công cụ hỗ trợ
#1. Namelix
Đứng đầu danh sách công cụ hỗ trợ đặt tên thương hiệu online là Namelix. Website này cung cấp cho người dùng tên của cửa hàng cũng như các ý tưởng liên quan đến thiết kế logo. Để tìm được tên thương hiệu ưng ý, bạn chỉ cần nhập một hoặc nhiều từ khác nhau vào mục tìm kiếm. Hệ thống sẽ lập tức hiển thị danh sách các ý tưởng cho bạn lựa chọn. Ngoài ra, Namelix còn liệt kê đầy đủ những domain của website chưa ai sở hữu. Có thể nói, đây là tính năng vượt trội nhất của website này.
#2. Shopify
Một cái tên cũng khá quen thuộc với doanh nghiệp là Shopify. Ngoài việc hỗ trợ người dùng tạo website bán hàng trực tuyến trên mô hình Cloud SaaS, Shopify còn cho phép bạn đặt tên cho cửa hàng của mình.
Tính năng đặt tên thương hiệu của Shopify hoàn toàn miễn phí. Thông qua các từ khóa được cung cấp, hệ thống sẽ tự đồng thiết lập danh sách tên thương hiệu khả thi để bạn lựa chọn. Shopify chính là ứng dụng đặt tên tuyệt vời giúp bạn tạo ra điểm nhấn đặc biệt cho thương hiệu của mình.
#3. Visuwords
Nếu bạn chưa biết cách đặt tên thương hiệu online, Visuwords sẽ là công cụ đắc lực giúp bạn tìm ra cái tên ưng ý. Visuwords có giao diện khá bắt mắt với thao tác sử dụng đơn giản. Thông qua các từ khoá, hệ thống sẽ hình thành một sơ đồ tư duy giúp người dùng phát triển tên thương hiệu khả thi. Ví dụ, bạn muốn tìm kiếm tên thương hiệu liên quan đến “Happy”, hệ thống sẽ phác hoạ sơ đồ tư duy về tên gọi cực kỳ thú vị.
#4. Wordoid
Wordoid là một ứng dụng hỗ trợ người dùng tạo ra nhiều biến thể tên gọi có chứa từ khóa tương ứng. Điểm cộng của Wordoid là giúp người dùng tạo ra những cái tên tránh trùng lặp với các thương hiệu đã có. Ví dụ, nếu bạn nhập từ khoá “Smile”, hệ thống sẽ hiển thị những tên gọi kết thúc bằng “Smile” như: Smilet, Smilesa, Smiless, Tingsmile, Dismile,… Đây là những tên gọi thú vị có âm hưởng chứa ý nghĩa gốc của từ cũ.
#5. Rhymer
Rhymer là ứng dụng giúp người dùng tìm ra những biến thể đồng âm của một từ có sẵn. Với sự hỗ trợ của ứng dụng này, bạn có thể tạo ra những tên gọi độc đáo nhất cho thương hiệu. Khi nhập từ khoá vào ô tìm kiếm, hệ thống sẽ hiển thị 6 lựa chọn về các biến thể.
Phần lớn các biến thể này đều mang ý nghĩa thú vị, dễ nhớ và gây ấn tượng mạnh với người tiêu dùng. Đặc biệt, Rhymer hoàn toàn miễn phí với thao tác sử dụng đơn giản. Vì vậy, bạn chắc chắn sẽ có trải nghiệm tốt khi sử dụng website này.
#6. Dot-o-mator
Khi sử dụng Dot-o-mator, bước đầu tiên bạn cần làm là lựa chọn đặc điểm thương hiệu mà mình muốn hướng đến. Sau đó, hệ thống sẽ tự động liên kết các từ khoá phù hợp với danh mục bạn lựa chọn. Khi click vào ô kết hợp, màn hình sẽ hiển thị đầy đủ các tên miền cùng các từ phía trên lại với nhau. Dot-o-mator đã hỗ trợ rất nhiều doanh nghiệp tạo ra những cái tên hay và thú vị. Nếu đang tìm kiếm một ứng dụng đặt tên thương hiệu, Dot-o-mator sẽ là sự lựa chọn hàng đầu dành cho bạn.
#7. Wordlab
Wordlab là trang web hỗ trợ doanh nghiệp tạo tên thương hiệu miễn phí. Với Wordlab, bạn sẽ được cung cấp một trong những cái tên chuyên nghiệp nhất trong danh sách hơn 7,2 triệu tên gọi.
Đồng thời, bạn có thể đăng ký tài khoản Wordlab hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra, bạn cũng được phép tham gia tạo các chủ đề thảo luận, chia sẻ trong diễn đàn Wordlab để được hỗ trợ từ cộng đồng người dùng của website này.
#8. BusinessNameGenerator.com
Cái tên tiếp theo mà Tino Group muốn giới thiệu đến bạn là BusinessNameGenerator.com. Ứng dụng này sở hữu hai tính năng vượt bậc là Industry Filter và Result Filters có thể hỗ trợ người dùng sửa đổi các tùy chọn tìm kiếm để nhận được những đề xuất tên gọi phù hợp. Tuy nhiên, ứng dụng này chứa nhiều quảng cáo nên có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm của bạn.
Kết luận
Đặt tên thương hiệu chính là bước khởi đầu quan trọng trong quá trình doanh nghiệp đưa sản phẩm/dịch vụ tiếp cận với người tiêu dùng. Qua bài viết trên, Tino Group hy vọng bạn đã biết cách đặt tên thương hiệu online bằng 8 công cụ hỗ trợ hữu ích. Nếu đang tìm ý tưởng đặt tên thương hiệu cho doanh nghiệp, bạn hoàn toàn có thể tham khảo tên gọi thông qua các công cụ này. Đừng quên theo dõi Tino Group để tiếp tục đón đọc những bài viết hay nhất nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Tên thương hiệu cần đảm bảo yếu tố nào?
Khi đặt tên thương hiệu, bạn cần đảm bảo 5 yếu tố sau:
- Sự khác biệt, độc đáo.
- Giàu giá trị, ý nghĩa.
- Dễ phát âm.
- Có đăng ký bảo hộ thương hiệu.
- Phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Cần làm gì trước khi đặt tên thương hiệu?
Trước khi đặt tên thương hiệu, bạn cần xác định rõ mục tiêu và định hướng phát triển của doanh nghiệp. Khi nhận định rõ tầm nhìn và sứ mệnh, bạn sẽ đặt tên thương hiệu phù hợp hơn.
Nêu tự đặt tên thương hiệu hay thuê đơn vị hỗ trợ?
Thuê một đơn vị hỗ trợ cũng là sự lựa chọn rất tốt nếu bạn muốn phát huy tối đa sức mạnh của cái tên. Tuy nhiên, để tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí, bạn hoàn toàn có thể tự đặt tên thương hiệu phù hợp cho mình.
Thế nào là một tên thương hiệu tốt?
Tên thương hiệu tốt có tốc độ lan truyền nhanh chóng với độ nhận diện cao.