Đâu là các chiến lược Marketing phổ biến giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu? Vì sao doanh nghiệp cần sử dụng các chiến lược Marketing? Hãy cùng Tino Group giải đáp mọi thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu đôi nét về chiến lược Marketing
Chiến lược Marketing là gì?
Chiến lược Marketing là tập hợp các mục tiêu của doanh nghiệp được hiện thực hoá thành những kế hoạch rõ ràng, cụ thể nhằm tiếp thị sản phẩm đến với người tiêu dùng và phát triển thương hiệu. Về bản chất, chiến lược Marketing là một bản kế hoạch được đầu tư chỉn chu nhằm đề ra những ý tưởng, hoạt động quảng bá sản phẩm/dịch vụ để tạo ra lợi nhuận.
Không những thế, các chiến lược Marketing còn tác động đến các vận hành doanh nghiệp. Vì vậy, để xây dựng chiến lược Marketing, doanh nghiệp cần tham vấn qua ý kiến của nhiều người. Có thể nói, chiến lược Marketing còn là công cụ công cụ lập kế hoạch toàn diện với khả năng:
- Mô tả chính xác về doanh nghiệp cũng như các sản phẩm/dịch vụ.
- Giải thích tính năng, công dụng của sản phẩm/dịch vụ đến người dùng.
- Thu thập hồ sơ khách hàng, làm tiền đề tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Xác định chính xác các chiến thuật Marketing phù hợp.
- Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và đo lường hiệu quả của chiến lược Marketing.
Thông qua chiến lược Marketing, doanh nghiệp có thể xác định phương hướng, mục tiêu tổng thể cho các hoạt động Marketing. Không giống như kế hoạch Marketing – mô tả các chiến thuật cần đạt được trong năm hiện tại, chiến lược Marketing có thể được phát triển và áp dụng trong nhiều năm tới.
Vì sao cần sử dụng chiến lược Marketing?
Có thể nói, xây dựng chiến lược Marketing là hoạt động cần thiết đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Đó là vì:
- Chiến lược Marketing đóng vai trò như một bản thiết kế, có khả năng cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ, thông điệp, sứ mệnh,…, để tiếp cận với khách hàng tiềm năng hiệu quả hơn.
- Sử dụng các chiến lược Marketing giúp hoạt động tiếp thị, truyền thông và quảng bá sản phẩm được hiệu quả hơn. Từ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nguồn ngân sách đầu tư.
- Các chiến lược Marketing là “kim chỉ nam” giúp doanh nghiệp phát triển đúng hướng, cung cấp các sản phẩm/dịch vụ phù hợp, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng và người tiêu dùng.
- Sở hữu một chiến lược Marketing bài bản, rõ ràng, doanh nghiệp sẽ quản lý các hoạt động cũng như phân bổ nguồn lực hợp lý và dễ dàng hơn.
- Khi có kế hoạch, quy trình tiếp thị cụ thể, doanh nghiệp sẽ thúc đẩy tinh thần và tạo động lực làm việc cho nhân viên. Từ đó, khách hàng sẽ cảm nhận được sự uy tín, chuyên nghiệp và tin tưởng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Các chiến lược Marketing phổ biến tại Việt Nam
#1. Tăng giá trị không tăng giá thành
Đây là một trong những chiến lược Marketing phổ biến hàng đầu tại Việt Nam. Đối với chiến lược này, khách hàng chính là người nhận được lợi ích lớn nhất khi sản phẩm mới được tung ra thị trường.
Việc nâng chất lượng, giảm giá thành chính là “chiếc chìa khoá” bí mật của nhiều doanh nghiệp, giúp họ tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cùng ngành.
Trong trường hợp đối thủ hạ giá bán để cạnh tranh lại, bạn nên nghĩ ra giải pháp và có động thái để tăng giá trị sản phẩm mà vẫn giữ nguyên mức giá ban đầu. Tốt nhất, bạn nên áp dụng công nghệ mới để làm giảm giá thành sản phẩm.
#2. Tiếp thị phân khúc
Tiếp thị phân khúc cũng là một trong những chiến lược Marketing phổ biến tại Việt Nam. Chiến lược này được chia thành 3 phân khúc cụ thể, bao gồm:
- Khác biệt hoá: Đây là chiến lược được vận hành với mức phí cao, có khả năng thoả mãn những nhu cầu cụ thể của mỗi phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp đã lựa chọn.
- Tập trung: Chiến lược này chỉ thực hiện trên một phạm vi nhất định, tập trung nghiên cứu vào một nhóm đối tượng duy nhất.
- Đại trà: Chiến lược này thường được áp dụng cho các hoạt động, chiến lược bao quát để tiếp cận lượng lớn khách hàng.
#3. “Bắt tay” cùng các doanh nghiệp khác
Một chiến lược Marketing phổ biến tại Việt Nam mà Tino Group muốn chia sẻ đến bạn là “bắt tay” cùng các doanh nghiệp khác. Chiến lược này đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động theo hình thức B2B (Business to Business).
Tại Việt Nam, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến 98% các đơn vị kinh doanh. Trong khi đó, tốc độ đào thải rất nhanh khiến phần lớn các doanh nghiệp này gặp khó khăn. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn phải chật vật tìm cách để tồn tại và thu hút khách hàng quan tâm đến sản phẩm của mình.
Thế nên, hợp tác với doanh nghiệp lớn và mạnh hơn chính là giải pháp tối ưu giúp các tổ chức nhỏ lẻ tiết kiệm chi phí Marketing, định vị thương hiệu hiệu quả và tìm kiếm khách hàng thuận lợi hơn. Ngoài ra, dựa trên các mối quan hệ hợp tác lâu dài, bền vững, các doanh nghiệp có thể phát triển song hành cùng nhau để tạo ra một hệ thống lớn mạnh.
#4. Internet Marketing
Đây là chiến lược Marketing phổ biến và mang lại hiệu quả cao nhất trong bối cảnh công nghệ số. Hiện tại, số lượng người dùng Internet tại Việt Nam ngày càng tăng, nhất là lượng người sử dụng mạng xã hội. Điều này cho thấy xu hướng Marketing gắn liền với Internet thông qua những kênh social media sẽ phát triển mạnh mẽ. Các hoạt động tiếp thị này thường diễn ra trên các phương tiện truyền thông xã hội như email, blog, website, social media,…
So với các chiến lược tiếp thị khác, Internet Marketing có chi phí khá thấp nhưng hiệu quả lan toả cực kỳ cao. Với chiến lược này, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với mọi đối tượng người dùng mà không bị ngăn cản bởi khoảng cách địa lý.
Đồng thời, lượng người truy cập vào trang bán hàng cũng sẽ được nâng cao. Tuy nhiên, để chiến lược này diễn ra hiệu quả, các nhà tiếp thị cần chú trọng vào mặt nội dung, đảm bảo sự độc đáo và nổi bật để có thể cạnh tranh với thủ.
#5. Duy trì kết nối với khách hàng cũ
So với việc tìm kiếm khách hàng mới, duy trì và cải thiện mối quan hệ với khách hàng cũ sẽ hiệu quả cũng như tiết kiệm chi phí hơn. Chiến lược Marketing này đặc biệt phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguồn ngân sách còn eo hẹp.
Để duy trì kết nối với khách hàng cũ, bạn có thể đánh mạnh vào các chương trình giảm giá, tặng quà, tặng voucher, tri ân khách hàng,… Hơn hết, bạn cũng có thể sử dụng các phần mềm quản trị quan hệ khách hàng để đảm bảo không bỏ sót khách hàng trong quá trình tái tiếp thị.
#6. Blue Ocean Strategy
Blue Ocean Strategy hay chiến lược đại dương xanh dành cho các doanh nghiệp hướng đến mục tiêu đánh dấu lợi thế độc quyền của sản phẩm. Về bản chất, chiến lược này thường tập trung vào thị trường ít hoặc không có sự cạnh tranh. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang dấn thân vào một thị trường hoàn toàn mới.
Để thực hiện chiến lược đại dương xanh hiệu quả, sản phẩm của doanh nghiệp phải thực sự thu hút và phù hợp với những mong muốn, nhu cầu chưa được giải quyết trên thị trường. Thông thường, chiến lược Marketing này thường được các doanh nghiệp chuyên nghiên cứu và sáng tạo ra những phát minh mới.
Trên đây là tổng hợp các chiến lược Marketing phổ biến tại Việt Nam mà mọi doanh nghiệp có thể áp dụng. Tino Group hy vọng bài viết trên sẽ là nguồn tham khảo hữu ích, góp phần giúp bạn xác định chiến lược Marketing phù hợp với doanh nghiệp của mình. Đừng quên theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ những bài viết hay nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Ai là người xây dựng và quản trị chiến lược Marketing?
Người đảm nhiệm nhiệm vụ quản trị chiến lược kinh doanh tổng thể thường ở vị trí cấp cao như: CEO, CMO, CFO, COO, CPO,… Đồng thời, các vị trí trung cấp như giám đốc Marketing, giám đốc truyền thông, giám đốc kinh doanh,…, sẽ là người chịu trách nhiệm xây dựng và quản trị chiến lược Marketing.
Doanh nghiệp nhỏ cần xây dựng chiến lược Marketing không?
Tất nhiên là có! Dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, bạn vẫn phải xây dựng chiến lược Marketing cụ thể, rõ ràng. Thông qua các chiến lược, doanh nghiệp bạn mới có thể định hướng được mục tiêu hoạt động và nỗ lực chinh phục mục tiêu ấy.
Chiến lược Marketing có ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp không?
Tùy vào mục tiêu và chiến lược Marketing bạn muốn hướng đến. Nếu muốn phát triển chiến lược dài hạn, doanh nghiệp cần tốn một khoản ngân sách lớn. Ngược lại, nếu xây dựng các chiến lược Marketing ngắn hạn, bạn sẽ tốt ít chi phí hơn.
Các chiến lược Marketing có thể thực hiện cùng lúc không?
Câu trả lời là “Có!”. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể thực hiện cùng lúc nhiều chiến lược tiếp thị khác nhau. Khi thực thi đồng bộ, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm thời gian, ngân sách. Đặc biệt, các chiến lược Marketing ấy có thể bổ trợ cho nhau và hướng đến mục tiêu chung.