Để trở thành Business Manager có khó không? Nhiệm vụ của Business Manager là gì? Cần có những yếu tố nào để trở thành một Business Manager thành công ngày nay?
Business Manager là gì?
Business Manager (tạm gọi: quản lý kinh doanh) là chức vụ dùng để chỉ người chịu trách nhiệm chính trong bộ phận kinh doanh của một chủ thể kinh tế. Đây là một vị trí quan trọng trong công ty, họ sẽ quản lý, kiểm soát và nâng cao hiệu quả sản xuất để bộ phận kinh doanh luôn được diễn ra thuận lợi, suôn sẻ.
Business Manager sẽ làm việc dưới sự hướng dẫn và quản lý của giám đốc kinh doanh (Chief Customer Officer – CCO).
Các yếu tố cần có ở một Business Manager
Theo ước tính trung bình, một nhân viên cần khoảng 1-2 năm kinh nghiệm để trở thành senior và hơn 2 năm để trở thành một manager. Nếu bạn không biết tận dụng cơ hội trong khoảng thời gian này, thế hệ sau sẽ nối tiếp và thay thế bạn. Vì thế, nếu bạn muốn nhanh chóng trở thành Business Manager, bạn cần trang bị những yếu tố sau để hoàn thiện bản thân mình.
Kiến thức chuyên môn
Business Manager là một chức vụ cao trong công ty. Học vấn là con đường nhanh nhất và dễ nhất để đưa bạn đến vị trí này. Hiện tại, các sinh viên từ các trường kinh tế sẽ được ưu ái và có tỉ lệ cạnh tranh cao hơn vì xuất thân của họ được đào tạo bài bản, chính quy.
Để có thể đảm nhận được chức vụ Business Manager, bạn cần có hiểu biết về thị trường, hàng hóa, sản phẩm, quy trình kinh doanh,…Những điều đó bạn có thể có được qua việc nghiên cứu chuyên sâu trong quá trình ở giảng đường.
Nếu bạn muốn đảm bảo cơ hội của mình thêm phần chắc chắn, bạn có thể theo học master (thạc sĩ) các ngành như quản trị kinh doanh, kinh tế quốc tế,…Ở học vị thạc sĩ, bạn sẽ có nhiều cơ hội để giúp bản thân phải triển trên con đường sự nghiệp sau này.
Kinh nghiệm làm việc
Đối với một chức vụ cao như Business Manager, các công ty sẽ có hai hướng phát triển đó là đào tạo từ nhân viên cấp thấp hoặc tuyển dụng bên ngoài. Đây là bài toán cân não dành cho bộ phận HR của công ty.
Kinh nghiệm đối với một vị trí quản lý cần ít nhất hai năm nếu lộ trình phát triển tốt. Vì ở chức vụ này, bạn đã là cấp trên kiểm soát và theo sát các nhân viên chức vụ thấp hơn. Nghĩa là bạn cần phải có kinh nghiệm dày dặn, bản lĩnh xử lý tình huống. Có như vậy, bạn mới thực sự chinh phục được nhân viên và khiến cấp trên đánh giá cao.
Kỹ năng cá nhân
Bất kỳ chức vụ nào cũng đều đòi hỏi một số kỹ năng nhất định từ ứng viên. Đối với vị trí này, các nhà tuyển dụng sẽ đòi hỏi ở một Business Manager những kỹ năng cao. Đó là kỹ năng giao tiếp, tư duy phản biện, khả năng giải quyết vấn đề, các bước xử lý khủng hoảng truyền thông,…cùng hai kỹ năng không thể thiếu đó là ngoại ngữ và tin học văn phòng.
Những kỹ năng này sẽ giúp bạn có thể đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc luôn ở mức tốt nhất. Bạn có thể minh chứng kỹ năng của mình bằng các thành quả mà bạn đã đạt được khi bước lên vị trí này.
Thái độ nhã nhặn, tác phong chuyên nghiệp
“Thái độ quan trọng hơn trình độ” là tiêu chí của hầu hết mọi công ty khi đào tạo hoặc tuyển dụng các vị trí quan trọng trong công ty. Vì trình độ, kỹ năng hay kinh nghiệm có thể tích lũy trong một hoặc vài năm, nhưng thái độ sẽ mất cả đời để trau dồi và rèn luyện.
Một Business Manager phải là một người vừa có tâm vừa có tầm. Thái độ hòa nhã với đồng nghiệp, tác phong đứng đắn với mọi người xung quanh. Có thế, con đường sự nghiệp của bạn sẽ trở nên có tiền đồ sáng lạng hơn bao giờ hết.
Nhiệm vụ của một Business Manager
Thuyền trưởng – Người chèo lái con thuyền
Tuy bạn không phải là người đứng đầu một công ty, founder, co-founder hay CEO,…nhưng bạn đã là quản lý cấp trên của rất nhiều nhân sự bên dưới. Vì thế, nhiệm vụ đầu tiên của bạn là phải trở thành một người dẫn đầu. Với vị thế là một leader, bạn cần hướng dẫn, hỗ trợ cho nhân viên của mình. Đồng thời, bạn cần báo cáo tình hình kinh doanh đối với cấp trên trong công ty.
Họa sĩ – Người vẽ ra chiến lược nhìn xa trông rộng
Bạn cũng đảm nhận nhiệm vụ của một nhà hoạch định chiến lược tiếp thị. Vì marketing là một trong các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh. Thế nên, nếu một Business Manager không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của một marketer, làm sao bạn có thể thấu hiểu người tiêu dùng, thấu hiểu thị trường để đề xuất một chiến lược kinh doanh hoàn hảo?
Nhân sự – Người đặt yếu tố “nhân” làm gốc cho sự phát triển của công ty
Bên cạnh các công việc chính về mảng kinh doanh, một Business Manager tài giỏi là người có thể tham vấn cho bộ phận phát triển nhân sự của công ty về việc đào tạo chuyên môn hay tuyển dụng công ty. Vì hơn ai hết, chỉ có các chức vụ cao ở bộ phận kinh doanh mới thực sự am hiểu về tiêu chuẩn, điều kiện của các ứng viên trong khâu tuyển chọn.
Doanh nhân – Người chạm đến trái tim khách hàng thông qua sản phẩm
Đây là công việc chính của bạn: phát triển kinh doanh trong công ty. Bạn cần đề xuất các chiến lược ngắn hạn, dài hạn về việc đầu tư sản phẩm, bán hàng, sản xuất, phân phối,…Thực sự, nhiệm vụ của một Business Manager là vô cùng thách thức nhưng cũng mang đến nhiều cơ hội nếu như bạn có thể hoàn thành xuất sắc.
Vai trò chính của Business Manager
Business Manager thực hiện ba vai trò chủ chốt trong công ty.
Business Manager là một “storyteller” thực thụ
Nếu muốn kinh doanh tốt, bạn phải kể được câu chuyện gửi gắm qua sản phẩm đến người tiêu dùng nhờ vào các kế hoạch marketing. Nếu bạn đảm nhận vai trò này một cách tròn trịa, doanh thu hay KPI mà bạn đạt được sẽ vô cùng ấn tượng.
Business Manager là một “adviser” của CCO nói riêng hay cả công ty nói chung
Với vai trò là một cố vấn chuyên môn, Business Manager cần thể được tầm nhìn của mình qua các dự án, các đề xuất ý kiến với công ty. Vì ở chức vụ một quản lý kinh doanh, bạn đã có cái nhìn bao quát về thị trường, về thị hiếu của khách hàng thế nên bạn cần phát huy vai trò cố vấn của mình trong công ty.
Business Manager là một “customer” của công ty
Đứng ở vị trí của khách hàng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nỗi lòng của họ. Đồng thời, bạn cũng sẽ có cái nhìn khách quan về chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Từ đó, bạn sẽ có các đề xuất phù hợp để nâng cao các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên đây là các chia sẻ về Business Manager. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ mở rộng kiến thức kinh doanh của mình.
Những câu hỏi thường gặp
Lộ trình thăng tiến của Business Manager như thế nào?
Từ vị trí Business Manager, bạn có thể tiến lên thành CCO, sau đó nếu sự nghiệp tiếp tục phát triển, CEO sẽ là đích đến tiếp theo bạn có thể hướng đến.
Có những tên gọi nào khác cho giám đốc kinh doanh?
Giám đốc kinh doanh có thể gọi là Chief Customer Officer, Sales & Marketing Director hay thỉnh thoảng vẫn có thể gọi là Sales & Marketing Manager.
Câu kinh doanh nổi tiếng trong giới kinh doanh 4.0 thời nay là gì?
Hiện nay, thời buổi kinh doanh 4.0 chúng ta không “đi tìm khách hàng” mà là chúng ta “tạo ra khách hàng”.
Các chức vụ khác trong C-suit là gì?
Trong C-suit gồm có giám đốc điều hành (CEO), giám đốc tài chính (CFO), giám đốc nhân sự (CHRO), giám đốc kinh doanh (CCO),…