Việc sở hữu một kênh bán hàng trực tuyến hiệu quả là điều không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong kỷ nguyên số. Và Google Merchant Center chính là công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa kênh bán hàng của mình. Vậy những lợi ích của Google Merchant Center là gì? Làm thế nào tạo nguồn cấp dữ liệu cho Google Merchant Center? Hãy cùng TinoHost tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Google Merchant Center là gì?
Google Merchant Center là nền tảng quản lý thông tin sản phẩm do Google phát triển. Công cụ này dành riêng cho người bán hàng online. Với Google Merchant Center, bạn có thể tải, cập nhật thông tin chi tiết về sản phẩm, như tên sản phẩm, mô tả, giá thành, hình ảnh, tình trạng còn hoặc hết hàng,… Những thông tin này sẽ được hiển thị trong các quảng cáo do Google tạo ra cho sản phẩm và cho mục đích tìm kiếm phù hợp.
Nguyên lý hoạt động của Google Merchant Center
Thiết lập tài khoản
Để sử dụng Google Merchant Center, bạn cần có tài khoản Google. Bạn có thể dùng tài khoản Gmail hoặc Google My Business có sẵn.
Cung cấp thông tin cửa hàng
Tiếp theo, bạn cần cung cấp thông tin cơ bản về cửa hàng online của mình, bao gồm: tên doanh nghiệp, địa chỉ thực tế, thông tin liên lạc chăm sóc khách hàng và tên miền website.
Tạo nguồn cấp dữ liệu sản phẩm
Thiết lập nguồn cấp dữ liệu sản phẩm là bước quan trọng nhất. Bạn cần cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm theo đúng định dạng yêu cầu của Google. Một số thuộc tính bắt buộc cho mỗi sản phẩm là:
- Mã sản phẩm độc nhất.
- Tiêu đề.
- Đường dẫn đến sản phẩm trên website.
- Giá thành.
- Hình ảnh.
- Mô tả sản phẩm.
Bạn có thể tải lên nguồn cấp dữ liệu này trực tiếp lên Google Merchant Center. Đồng thời, bạn cần tuân theo định dạng chuẩn của Google để đảm bảo hệ thống xử lý chính xác.
Cập nhật dữ liệu sản phẩm
Để duy trì trạng thái “Hoạt động” cho sản phẩm và chạy quảng cáo liên tục, bạn cần cập nhật nguồn cấp dữ liệu sản phẩm ít nhất 30 ngày một lần. Tuy nhiên, bạn có thể cập nhật thường xuyên hơn, nhất là khi có thay đổi thông tin sản phẩm như: thêm sản phẩm mới, xóa sản phẩm cũ, sản phẩm hết hàng, giá cả thay đổi, chương trình khuyến mại,… Google Merchant Center cho phép bạn cập nhật nguồn cấp dữ liệu tối đa 4 lần mỗi ngày.
Liên kết với Google Ads (để chạy quảng cáo Shopping Ads)
Nếu muốn chạy quảng cáo Shopping Ads để thu hút khách hàng tiềm năng, bạn hãy liên kết tài khoản Google Merchant Center với tài khoản Google Ads.
Tóm lại, Google Merchant Center giúp bạn tập hợp thông tin sản phẩm, sau đó cung cấp cho Google để hiển thị trên các nền tảng mua sắm của họ. Nếu thường xuyên cập nhật sản phẩm, bạn có thể đảm bảo quảng cáo luôn hiển thị chính xác và thu hút người dùng.
Google Merchant Center mang đến lợi ích gì?
Tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng khổng lồ
Google Merchant Center là chìa khóa giúp bạn mở ra cánh cửa tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng trên nền tảng trực tuyến. Khi tham gia Merchant Center, sản phẩm của bạn sẽ được hiển thị trên các kênh mua sắm của Google như Google Shopping, Google Tìm kiếm, YouTube,… – những nơi tập trung lượng lớn người dùng đang tìm kiếm sản phẩm để mua sắm. Nhờ vậy, bạn có thể dễ dàng thu hút sự chú ý của những khách hàng, gia tăng khả năng bán hàng và thúc đẩy doanh thu cho doanh nghiệp.
Tăng hiệu quả quảng cáo sản phẩm
Google Merchant Center là nền tảng giúp bạn tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo sản phẩm. Khi cung cấp thông tin chi tiết, chính xác về sản phẩm, bạn giúp Google tạo ra các quảng cáo Shopping Ads thu hút, phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Nhờ đó, tỷ lệ nhấp chuột sẽ được cải thiện, giảm chi phí quảng cáo và tăng doanh số bán hàng.
Quản lý thông tin sản phẩm hiệu quả
Merchant Center là nơi tập trung mọi thông tin sản phẩm, giúp bạn quản lý và cập nhật dữ liệu một cách dễ dàng và hiệu quả. Thay vì phải cập nhật thông tin trên nhiều nền tảng khác nhau, bạn chỉ cần thực hiện thao tác duy nhất trên Merchant Center, đảm bảo thông tin sản phẩm luôn chính xác và nhất quán trên mọi kênh mua sắm của Google.
Nâng cao trải nghiệm mua sắm cho khách hàng
Việc cung cấp đầy đủ thông tin sản phẩm trên Google Merchant Center giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm, so sánh và lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ. Từ đó, trải nghiệm mua sắm của khách hàng trở nên tốt hơn, tăng độ tin cậy đối với thương hiệu và thúc đẩy họ quay lại mua hàng trong tương lai.
Nguồn cấp dữ liệu là gì?
Trong lĩnh vực thương mại điện tử, việc cung cấp thông tin sản phẩm đến những nền tảng quảng cáo trực tuyến đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Chính vì thế, Google Merchant Center đã sử dụng nguồn cấp dữ liệu (feed) để “giao tiếp” với các sản phẩm của bạn.
Vậy chính xác nguồn cấp dữ liệu là gì?
Bạn có thể hình dung nguồn cấp dữ liệu giống như một bảng tính khổ lồ chứa danh sách chi tiết về tất cả sản phẩm bạn muốn quảng cáo trên Google Shopping. Mỗi sản phẩm được mô tả bằng các thuộc tính riêng biệt, giống như nhãn mác vậy. Các thuộc tính này giúp Google hiểu sản phẩm của bạn thuộc loại nào (ví dụ: ” quần áo”, “đồ điện tử”), có giá cả thế nào, tình trạng còn hàng ra sao,…
Các loại nguồn cấp dữ liệu
Merchant Center cung cấp nhiều loại nguồn cấp dữ liệu khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu kinh doanh của bạn:
- Nguồn cấp dữ liệu chính (Primary feed): Đây là nguồn quan trọng nhất, chứa thông tin chi tiết về tất cả sản phẩm của bạn. Google khuyến khích bạn nên tải lên toàn bộ sản phẩm vào một nguồn chính. Nếu thông tin sản phẩm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Google, thì đây là nguồn duy nhất bạn cần sử dụng.
- Nguồn cấp dữ liệu bổ sung (Supplemental feed): Loại nguồn này giúp bạn bổ sung thêm bất kỳ thông tin nào thiếu sót trong nguồn chính. Ví dụ, nếu bạn quên cập nhật giá khuyến mãi cho một số sản phẩm trong nguồn chính, bạn có thể sử dụng nguồn bổ sung để cập nhật thông tin này.
Ngoài ra còn một số loại nguồn cấp dữ liệu nâng cao:
- Nguồn cấp dữ liệu đa nguồn (Multi-source feed): Cho phép bạn kết hợp dữ liệu sản phẩm từ nhiều nơi khác nhau, chẳng hạn như website hoặc các bảng tính có sẵn, thành một nguồn thống nhất.
- Google Content API for Shopping: Công cụ dành cho lập trình viên, giúp quản lý và cập nhật dữ liệu sản phẩm trên Merchant Center một cách tự động.
- Nguồn cấp dữ liệu kiểm kê sản phẩm theo khu vực (Regional Product Inventory feed): Loại nguồn này cho phép bạn ghi đè dữ liệu giá cả hoặc tình trạng còn hàng của sản phẩm theo từng khu vực cụ thể.
3 cách tạo nguồn dữ liệu hiệu quả cho Google Merchant Center
Để quảng cáo sản phẩm trên Google Shopping hoặc hiển thị miễn phí thông tin sản phẩm trên các nền tảng của Google (Surfaces across Google), bạn cần tạo một nguồn cấp dữ liệu (feed) đáp ứng yêu cầu Product Data Specification của Google. Dưới đây là 3 phương pháp phổ biến giúp bạn tạo nguồn cấp dữ liệu cho Google Merchant Center.
#1. Sử dụng phần mềm quản lý nguồn cấp dữ liệu (Feed Management Software)
Đây là phương pháp hiệu quả và linh hoạt nhất, đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp có nhiều sản phẩm và chiến dịch quảng cáo phức tạp. Phần mềm quản lý nguồn cấp dữ liệu cho phép bạn:
- Tự động tạo nguồn cấp dữ liệu theo yêu cầu của Google trong vài phút.
- Tùy chỉnh và tối ưu hóa thông tin sản phẩm để hiển thị quảng cáo Shopping Ads hiệu quả hơn.
- Dễ dàng mở rộng quy mô chiến dịch quảng cáo khi số lượng sản phẩm tăng lên.
#2. Kết nối API trực tiếp
Một số nền tảng thương mại điện tử, như Shopify, cho phép kết nối API trực tiếp với Google Merchant Center. Với phương pháp này, dữ liệu sản phẩm của bạn sẽ tự động được gửi đến Google Merchant Center và cập nhật thường xuyên.
- Ưu điểm: Nhanh chóng và dễ dàng thiết lập.
- Hạn chế: Dữ liệu sản phẩm từ cửa hàng của bạn sẽ được truyền trực tiếp đến Google Merchant Center mà không qua bất kỳ tùy chỉnh nào. Điều này đồng nghĩa với việc cấu trúc dữ liệu có thể không được tối ưu hóa theo yêu cầu và thuật toán của Google, ảnh hưởng đến hiệu quả quảng cáo.
#3. Trích xuất dữ liệu từ cửa hàng
Nhiều nền tảng bán hàng online cho phép bạn trích xuất thông tin sản phẩm thành một file nguồn cấp dữ liệu. Bạn có thể trích xuất dữ liệu một lần hoặc thiết lập trích xuất tự động theo URL cập nhật liên tục.
- Ưu điểm: Dễ thực hiện, nhanh chóng
- Hạn chế: Giống như phương pháp kết nối API trực tiếp, cấu trúc dữ liệu có thể phản ánh giống cách thiết lập cửa hàng của bạn, chưa chắc đã tối ưu cho Google Shopping Ads.
Nhìn chung, mỗi phương pháp tạo nguồn cấp dữ liệu đều có ưu nhược điểm riêng. Để lựa chọn phương pháp phù hợp, bạn cần cân nhắc đến quy mô doanh nghiệp, nhu cầu chiến dịch quảng cáo và khả năng tùy chỉnh thông tin sản phẩm.
Một số tips dành cho doanh nghiệp:
- Đối với doanh nghiệp nhỏ hoặc vừa, sử dụng tùy chọn trích xuất dữ liệu từ cửa hàng hoặc kết nối API trực tiếp sẽ là bước khởi động hiệu quả.
- Nếu có nhiều sản phẩm phức tạp hoặc mong muốn tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo, doanh nghiệp hãy cân nhắc sử dụng phần mềm quản lý nguồn cấp dữ liệu.
Có thể thấy, Google Merchant Center là bạn đồng hành đắc lực của mọi doanh nghiệp và người bán hàng. Qua bài viết trên, TinoHost hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về Merchant Center – một công cụ tuyệt vời của ông lớn Google. Đừng quên theo dõi TinoHost để đón đọc những bài viết hay và hữu ích khác bạn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Ai nên sử dụng Google Merchant Center?
Bất kỳ doanh nghiệp nào bán sản phẩm trực tuyến đều nên sử dụng Google Merchant Center để quảng bá sản phẩm của họ đến khách hàng tiềm năng.
Làm thế nào để khắc phục các lỗi trong Google Merchant Center?
Bạn có thể tìm thấy thông tin chi tiết về cách khắc phục các lỗi trong Google Merchant Center tại https://support.google.com/merchants/answer/7439058?hl=en.
Có thể tìm hiểu thêm về Google Merchant Center ở đâu?
Các nguồn tài nguyên hữu ích để tìm hiểu thêm về Google Merchant Center:
Google Merchant Center có miễn phí không?
Tạo tài khoản và sử dụng Google Merchant Center hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, bạn có thể phải trả phí cho các quảng cáo sản phẩm mà bạn chạy trên Google Shopping Ads.