Các nền tảng vay và cho vay có lẽ đã không còn quá xa lạ với người dùng DeFi. Trong khi các nền tảng như AAVE, Compound hay Curve hướng đến đối tượng khách hàng cá nhân thì Maple (MPL) lại chọn cho mình một hướng đi khác khi tập trung vào các tổ chức, doanh nghiệp. Vậy cụ thể Maple (MPL) là gì? Nền tảng này có điểm gì đặc biệt? Các bạn hãy cùng TinoHost tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt
Maple là một giao thức tín dụng doanh nghiệp được thành lập vào năm 2018. Giao thức được xây dựng trên blockchain, cung cấp một nền tảng thuận tiện cho các tổ chức, doanh nghiệp vay vốn mà không cần thế chấp tài sản như các mô hình truyền thống. Có 4 thành phần tham gia vào hoạt động của giao thức gồm: Institutional borrowers (Liquidity Pool), Pool Delegates, Lenders và Stakes. Token MPL được sử dụng cho hoạt động staking và quản trị dự án.
Tổng quan về dự án Maple (MPL)
Maple (MPL) là gì?
Maple (MPL) được biết đến là một giao thức cho vay phi tập trung được hỗ trợ bởi công nghệ blockchain. Giao thức này hướng đến đối tượn khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp liên quan tới crypto đang có nhu cầu vay vốn, chẳng hạn như các quỹ đầu tư tiền mã hóa, nhà tạo lập thị trường, các sàn giao dịch, công ty khai thác crypto,…
Tầm nhìn của Maple là xác định lại thị trường vốn bằng cách đơn giản hóa quá trình tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp. Giao thức thực hiện điều đó bằng cách sử dụng các Smart Contract để loại bỏ những trở ngại về thời gian và chi phí cũng như sử dụng blockchain để đảm bảo tính bất biến của dữ liệu.
Hơn nữa, Maple còn cung cấp công cụ cho các chuyên gia tín dụng để xây dựng hoạt động kinh doanh cho vay trên Maple. Điều này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay không thế chấp đối với người vay là tổ chức và cơ hội thu nhập cho người cho vay.
Các thành phần trong giao thức Maple
Institutional borrowers (Liquidity Pool)
Maple cung cấp cho các tổ chức đi vay như quỹ đầu tư, sàn giao dịch hoặc nhà tạo lập thị trường quyền truy cập vào các nguồn tài trợ tổng hợp thông qua giao thức on-chain hiệu quả và minh bạch.
Những tổ chức đi vay này tận dụng uy tín của mình để nhận các khoản vay mà không cần tài sản thế chấp. Đổi lại, họ sẽ trả “phí thành lập – establishment fee” cho các Pool Delegates và Tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) của dự án.
Trong suốt thời gian vay, bên đi vay sẽ trả lãi, trong đó, 10% thuộc về Pool Delegates, số còn lại được chia cho nhà cung cấp bảo hiểm cho nhóm (Pool Cover) và những người cho vay. DAO của Maple sẽ quản lý quỹ ngân sách của dự án.
Pool Delegates
Pool Delegates là những chuyên gia tài chính với nhiệm vụ thẩm định kỹ lưỡng các tổ chức đi vay. Họ sẽ đánh giá uy tín hồ sơ của bên đi vay và sử dụng thông tin này để thương lượng các điều khoản cho vay cụ thể. Sau đó, các Pool Delegates cấp vốn cho các khoản vay từ một nguồn thanh khoản được chỉ định dựa trên các thông số khoản vay đã thỏa thuận.
Đổi lại, họ sẽ nhận “phí thành lập” do người đi vay trả và các khoản phí liên tục được tính dựa trên phần trăm lãi suất thu được.
Lenders
Người cho vay (Lenders) trên Maple kiếm được lợi nhuận cố định thông qua việc tiếp cận các tổ chức đi vay đã được kiểm chứng kỹ lưỡng. Cụ thể hơn, người cho vay sẽ gửi tiền vào một Pool được định giá bằng tài sản thanh khoản của Pool đó để đổi lấy các khoản thanh toán lãi suất cho số tiền mà họ cho vay.
Những người cho vay này không cần token MPL để tham gia cho vay. Ngoài ra, họ cũng có cơ hội kiếm phần thưởng token MPL bằng cách tham gia vào hệ sinh thái on-chain của Maple.
Stakers
Stakers đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro cho các Pool cho vay trên Maple. Họ cung cấp Pool cover bằng cách staking các token BPT với USDC/MPL vào các Pool, tạo nguồn vốn dự phòng (loss capital) để bù đắp tổn thất trong trường hợp người đi vay vỡ nợ và không thể trả. Ngược lại, các token này sẽ bị thanh lý và sử dụng để trang trải khoản lỗ.
Cách thức vay vốn trên nền tảng Maple
Tạo hồ sơ và đề nghị vay
Người đi vay bắt đầu bằng việc tạo hồ sơ và gửi các điều khoản vay mong muốn cùng yêu cầu báo giá (RFQ) trên nền tảng Maple để các Pool Delegates xem xét.
Thẩm định
Nếu quan tâm đến các điều khoản vay được đề xuất, Pool Delegates sẽ tiến hành thẩm định kỹ lưỡng hơn. Cả Maple và Pool Delegates đều sẽ tiến hành kiểm tra theo quy tắc KYC và AML nghiêm ngặt.
Thỏa thuận và khởi tạo hợp đồng vay
Người đi vay sẽ yêu cầu vốn từ Maple bằng cách tạo Loan Vault. Lúc này, họ sẽ giữ tài sản thế chấp và nhận tiền tài trợ rồi nhập các điều khoản cho vay được yêu cầu. Sau khi các điều khoản được cả hai bên đồng ý, người đi vay sẽ khởi tạo hợp đồng vay, cho phép Pool Delegates huy động vốn từ những người cho vay phù hợp với các điều khoản và điều kiện của khoản vay.
Sử dụng tiền và hoàn trả
Sau khi khoản vay được khởi tạo, người đi vay có thể sử dụng tiền để điều hành doanh nghiệp, trả lãi và hoàn trả khoản vay vào ngày đáo hạn.
Phí thành lập: Phí thành lập được thanh toán ngay từ đầu, 33% được gửi cho Pool Delegates liên quan và 67% được gửi cho DAO của Maple.
Cách để kiếm lợi nhuận trên Maple
Cung cấp thanh khoản (Liquidity)
Người tham gia cung cấp thanh khoản vào các Pool của Maple sẽ kiếm được lãi suất cố định bằng tài sản thanh khoản của Pool. Lãi suất này được xác định bởi điều khoản vay giữa Pool Delegate và người vay.
Stake Pool Cover
Maple trao thưởng cho những người tham gia stake vào Locker Contract. Tài sản trong Locker Contract đóng vai trò như quỹ dự phòng, có thể bị thanh lý để bảo vệ nhà cung cấp thanh khoản (LP) trong trường hợp người đi vay vỡ nợ.
Người tham gia stake coin sẽ nhận được 1% lãi suất từ khoản vay của người đi vay.
Trở thành Pool Delegates
Pool Delegates chịu trách nhiệm thẩm định, duyệt khoản vay và quản lý nhóm. Họ sẽ nhận được phần thưởng MPL cho việc quản lý nhóm hiệu quả.
Lưu ý:
Mức lợi nhuận có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thị trường, nhóm tham gia, và chiến lược của bạn. Vì vậy, nên tìm hiểu kỹ thông tin và rủi ro trước khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nào trên Maple Finance.
Đội ngũ phát triển, nhà đầu tư và đối tác của dự án Maple
Đội ngũ phát triển
Sid Powell và Joe Flanagan là đồng sáng lập của Maple Finance. Họ cùng nhau thành lập dự án vào năm 2018. Sid có nền tảng chuyên sâu trong thị trường vốn nợ và ngân hàng đầu tư. Trong sự nghiệp của mình tại lĩnh vực tài chính truyền thống, ông đã tham gia phát hành trái phiếu doanh nghiệp trị giá hơn 3 tỷ đô la Mỹ, thành lập và điều hành chương trình tài trợ trái phiếu trị giá hơn 200 triệu đô la Mỹ, đồng thời quản lý kho bạc tại một công ty FinTech chuyên cho vay thương mại.
Nhận thấy tiềm năng của công nghệ Web3 trong việc giải quyết những thiếu sót của thị trường truyền thống, Sid và Joe đã phát triển Maple. Mục tiêu của họ là đưa 100% thị trường vốn nợ lên blockchain bằng cách sử dụng hợp Smart Contract để loại bỏ rào cản về thời gian và chi phí.
Đội ngũ Maple hiện nay có hơn 25 thành viên, quy tụ nhân tài từ các tổ chức hàng đầu như BlockFi, Kraken, Bank of America, Gemini và MakerDAO. Hồ sơ của từng thành viên đều có sẵn trên trang web của Maple.
Gần đây, Maple đã mua lại Avari, một giao thức cho vay phi thế chấp trên Solana và được thành lập bởi các kỹ sư Stanford.
Nhà đầu tư
Tại vòng Seed Round, Maple đã huy động được 1.3 triệu USD từ những tổ chức, thương hiệu hàng đầu lĩnh vực crypto như: Cluster Capital, Framework Ventures, Alameda Research, One Block Capital, FBG Ventures, The LAO, Bitscale Capital,…
Đối tác
Một số đối tác chiến lược của dự án Maple gồm: Circle, Metamask, TRM, Qredo, Coinbase, Fireblocks, Code4rena, Immunefi,…
Lộ trình phát triển của dự án Maple
Dự án chuẩn bị ra mắt phiên bản Maple 2.0 với nhiều tính năng nổi bật sau:
- Định hình lại kiến trúc của các Smart Contract, cho phép phát triển các tính năng mới, cấu trúc khoản vay và chiến lược mới.
- Pool Delegate sẽ linh hoạt hơn trong việc vận hành Pool của họ.
- Thiết kế lại Pool Cover, chỉ cho phép gửi dưới dạng một tài sản duy nhất
- Cả người cho vay và Staker sẽ có thể lấy pool token (đại diện cho phần sở hữu của họ trong một pool) để sử dụng chúng ở những nơi khác.
- Tiền lãi của người cho vay kiếm sẽ tự động cộng gộp. Họ không cần yêu cầu thanh toán và tái đầu tư để hưởng lợi nhuận kép.
Tìm hiểu về token MPL
Token MPL là gì?
MPL là token gốc của dự án Maple Finance. Token này được xây dựng theo tiêu chuẩn ERC-20 với các mục đích sử dụng sau:
- Người nắm giữ MPL có thể stake vào các Pool thanh khoản để kiếm thêm lợi nhuận. Khi stake token, họ sẽ nhận được khoản dự phòng bao gồm các khoản nợ không trả được. Ngoài ra, Staker cũng sẽ nhận được một phần phí liên tục từ hoạt động của Pool.
- Chủ sở hữu MPL còn có thể tham gia hoạt động quản trị để gửi đề xuất về những thay đổi trong nền tảng.
Một số thông tin cơ bản về token MPL
- Tên: Maple token
- Ký hiệu: MPL
- Blockchain: Ethereum
- Contract: 0x33349b282065b0284d756f0577fb39c158f935e6
- Loại: tiện ích, quản trị
- Tiêu chuẩn: ERC-20
- Tổng cung: 10.000.000 MPL
- Cung tối đa: Không giới hạn
Tỷ lệ phân bổ và lịch trả token MPL
- Liquidity Mining – 30%
- Team & Advisors – 25%: Vesting dần trong vòng 2 năm
- Seed Investors – 26%: Vesting dần trong vòng 1.5 năm
- Maple Treasury – 14%
- Public Auction – 5%
Dưới đây là biểu đồ phân phối token MPL:
Ví lưu trữ token MPL
MPL được xây dựng theo tiêu chuẩn ERC-20 của Ethereum nên bạn có thể lưu trữ token trên các ví sau:
- Ví trên các sàn giao dịch có niêm yết
- Ví phần mềm: Trust Wallet, Metamask, Mycrypto, Coinbase Wallet, Coin98 wallet, Myetherwallet, …
- Ví lạnh: Ledger, Trezor,…
Mua bán token MPL ở đâu? Giá bao nhiêu?
Được xem là dự án tiên phong trong việc đưa lĩnh vực tín dụng doanh nghiệp lên DeFi, Maple hứa hẹn sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về dự án Maple trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Chúc bạn thành công!
CẢNH BÁO: Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Có những dự án nào tương tự Maple?
Một số đối thủ cạnh tranh đang khai thác hướng phát triển tương tự như Maple gồm: MakerDAO, Aave, Compound, Venus, Alpha Finance,…
Làm thế nào để bắt đầu sử dụng nền tảng Maple?
Để bắt đầu vay vốn trên Maple, bạn truy cập vào trang web: https://app.maple.finance/ rồi tiến hành đăng nhập bằng cách kết nối ví hoặc tạo tài khoản mới từ tài khoản Google/email.
Có thể kết nối ví nào với giao thức Maple?
Hiện tại, Maple đang hỗ trợ người dùng kết nối các ví sau: Metamask, Coinbase Wallet và WalletConnect.
Theo dõi thông tin về dự án Maple ở đâu?
- Website: https://www.maple.finance/
- Twitter: https://twitter.com/maplefinance
- Discord: https://discord.gg/CrgPep9
- Telegram: https://t.me/maplefinance