Mô hình 7S là gì mà được nhiều doanh áp dụng khi quản lý nhân sự? Các yếu tố trong mô hình 7S có vai trò như thế nào đối với việc đánh giá và tối ưu quy trình tổ chức? Trong bài viết dưới đây, Tino Group sẽ giúp bạn khám phá mô hình 7S và tầm quan trọng của mô hình này đối với doanh nghiệp nhé!
Giới thiệu tổng quan về mô hình 7S
Lịch sử hình thành mô hình 7S
Mô hình 7S được biết đến lần đầu vào những năm 1980 do các chuyên gia tư vấn của McKinsey, bao gồm: Tom Peters, Robert Waterman và Julien Philips phát triển. Trong quá trình phát triển mô hình 7S, những chuyên gia này còn nhận được sự hỗ trợ của Richard Pascale và Anthony G. Athos.
Từ khi ra mắt, mô hình 7S đã nhanh chóng được các học giả và nhà quản lý kinh doanh áp dụng như một công cụ lập kế hoạch chiến lược phổ biến. Mô hình này tập trung vào nguồn nhân lực (Soft S) thay vì các phương tiện sản xuất truyền thống, như vốn, cơ sở hạ tầng và thiết bị.
Nguồn nhân lực được ví như “chiếc chìa khóa” để doanh nghiệp đạt hiệu suất cao hơn. Mục tiêu của mô hình 7S là chỉ ra cách 7 yếu tố của doanh nghiệp, bao gồm: chiến lược (strategy), cơ cấu tổ chức (structure), hệ thống (system), kỹ năng (skill), nhân sự (staff), phong cách lãnh đạo (style), giá trị chung (share values) liên kết với nhau để mang lại hiệu quả chung.
Mô hình 7S là gì?
Mô hình 7S là khung phân tích quản lý được công ty tư vấn McKinsey & Company phát triển. Thông qua mô hình, doanh nghiệp có thể đánh giá và tối ưu hoá các yếu tố cơ bản trong tổ chức. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đảm bảo được tính hiệu quả và mức độ thành công trong tổ chức.
Mô hình này tập trung vào 7 yếu tố chính, bao gồm:
- Chiếc lược (Strategy).
- Cơ cấu tổ chức (Structure).
- Hệ thống (System).
- Kỹ năng (Skill).
- Nhân sự (Staff).
- Phong cách lãnh đạo (Style).
- Giá trị chung (Share Values).
Thông qua mô hình 7S, doanh nghiệp có thể hiểu rõ sự tương tác và ảnh hưởng của 7 yếu tố đối với hoạt động của tổ chức. Mục tiêu của mô hình 7S là tạo ra bức tranh toàn diện về doanh nghiệp. Mô hình này có vai trò hỗ trợ quá trình thiết lập, thực hiện chiến lược, cải thiện hiệu suất và thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Để đảm bảo sự hài hoà và hiệu quả khi thực hiện các chiến lược, mô hình 7S sẽ đối chiếu 7 yếu tố chính với nhau. Những yếu tố này sẽ được chia theo 2 nhóm chính, bao gồm: yếu tố “mềm” (soft) và yếu tố “cứng” (hard).
Các yếu tố trong mô hình 7S
Yếu tố mềm
#1. Strategy (Chiến lược)
Chiến lược đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hướng phát triển và định vị của tổ chức trong môi trường kinh doanh. Yếu tố này không chỉ là kế hoạch tạo ra giá trị và ưu thế cạnh tranh, mà còn là sự kết hợp hài hoà giữa mục tiêu dài hạn và khả năng thích nghi nhanh chóng với thay đổi.
#2. Structure (Cơ cấu tổ chức)
Cơ cấu tổ chức xác định cách doanh nghiệp được tổ chức, từ việc phân chia các bộ phận, phòng ban đến cách quyền lực và trách nhiệm được phân phối. Một cơ cấu hợp lý giúp tối ưu hóa quản lý thông tin, tương tác giữa các đơn vị và giảm thiểu sự trùng lặp công việc.
#3. System (Hệ thống)
Hệ thống là bộ khung quy trình, quy định và phương pháp làm việc mà doanh nghiệp áp dụng để đạt được mục tiêu. Đây là cách tổ chức kiểm soát, đánh giá và cải tiến hiệu suất. Một hệ thống hiệu quả sẽ giúp toàn bộ nhân lực và quy trình vận hành phát triển theo đường lối chúng, toàn diện hơn.
Yếu tố cứng
#1. Skill (Kỹ năng)
Kỹ năng là yếu tố cốt lõi trong quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh. Đây là khả năng áp dụng kiến thức và kỹ năng chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ, đóng góp vào sự thành công của tổ chức. Việc đào tạo, phát triển kỹ năng là cách để đảm bảo nhân viên có đủ năng lực để đối phó với thách thức và cơ hội.
#2. Staff (Nhân sự)
Nhân sự là tài sản quý giá của một tổ chức. Việc tuyển chọn, phát triển và quản lý nhân sự đảm bảo doanh nghiệp sở hữu một đội ngũ có đủ kiến thức, kỹ năng và năng lực để thực hiện chiến lược. Nhân sự cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển văn hóa tổ chức.
#3. Style (Phong cách lãnh đạo)
Phong cách lãnh đạo là yếu tố tác động đến cách mà quản lý và nhà lãnh đạo tương tác với nhân viên. Không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần làm việc, phong cách lãnh đạo còn tạo nên môi trường cho sự phát triển cho mỗi cá nhân và tập thể.
#4. Share Values (Giá trị chung)
Giá trị chung định hình văn hóa tổ chức, tạo nên một tầm nhìn và mục tiêu chung mà mọi người trong tổ chức cùng phát triển. Đây là nguyên tắc cốt lõi và là nền tảng để doanh nghiệp đưa ra các quyết định thực thi chuẩn xác hơn. Giá trị chung tạo nên sự đồng thuận, tinh thần đồng đội và môi trường làm việc tích cực.
Điểm đặc trưng của mô hình 7S
Toàn diện, khả năng tương tác cao
Mô hình 7S tập trung vào 7 yếu tố quan trọng trong tổ chức, bao gồm các yếu tố mềm như chiến lược, cơ cấu tổ chức và hệ thống, cũng như những yếu tố cứng như kỹ năng, nhân sự, phong cách lãnh đạo và giá trị chung.
Sự tương tác giữa các yếu tố này tạo nên một bức tranh toàn diện về tổ chức. Dựa vào đó, nhà lãnh đạo sẽ hiểu rõ hơn về các 7 yếu tố tương thích, ảnh hưởng lẫn nhau. Đồng thời, sự toàn diện và khả năng tương tác trong mô hình 7S cũng giúp người quản lý nhận thức rõ hơn về các khía cạnh cần điều chỉnh để đạt được sự cân bằng, hiệu quả tối ưu.
Không ngừng thay đổi
Mô hình 7S không tồn tại ở một trạng thái cố định của tổ chức mà còn thúc đẩy tư duy về sự thay đổi liên tục. Tổ chức và môi trường kinh doanh luôn thay đổi. Vì vậy, mô hình 7S đóng vai trò như “chất xúc tác” thúc đẩy sự nhận thức của doanh nghiệp về điều chỉnh, cập nhật các xu hướng mới để phù hợp với thực tại. Thích nghi với sự thay đổi bằng cách áp dụng mô hình 7S là cách giúp doanh nghiệp duy trì tính linh hoạt, đảm bảo vị thế trường tồn trên thị trường cạnh tranh.
Phù hợp với kinh doanh và công việc hằng ngày
Không đơn thuần là một khung phân tích trừu tượng, mô hình 7S còn rất hữu ích trong thực tế. Bạn có thể áp dụng mô hình này trong các hoạt động kinh doanh cũng như công việc hằng ngày.
Thông qua mô hình 7S, người quản lý và nhân viên sẽ dễ dàng xác định các vấn đề, đánh giá thực trạng và xây dựng kế hoạch thay đổi. Có thể thấy, mô hình 7S chính là công cụ hữu ích trong việc nâng cao hiệu suất tổ chức và đạt được mục tiêu kinh doanh.
Cách áp dụng mô hình 7S trong quản lý nhân sự
Bước 1: Xác định yếu tố chưa hiệu quả
Trong bước đầu tiên, bạn cần xem xét các yếu tố mềm và cứng liên quan đến nhân sự trong tổ chức của mình. Bạn có thể xác định xem liệu chiến lược nhân sự, cơ cấu tổ chức, hệ thống quản lý nhân sự, kỹ năng nhân viên, đội ngũ nhân sự, phong cách lãnh đạo và giá trị chung có được điều chỉnh hiệu quả, liên kết với nhau không. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm những lỗ hổng hoặc thiếu nhất quán trong các mối quan hệ giữa các yếu tố.
Bước 2: Tối ưu hóa thiết kế tổ chức nhân sự
Sau khi xác định được những yếu tố cần điều chỉnh, bạn hãy hợp tác với cấp quản lý để xây dựng kế hoạch sửa đổi phù hợp. Trong bước này, bạn nên xác định mục tiêu điều chỉnh, lập kế hoạch hành động để xử lý các lỗ hổng, đảm bảo tính nhất quán trong quy trình.
Bước 3: Quyết định yếu tố và những thay đổi cần thực hiện
Về cơ bản, đây là bước lập kế hoạch hành động. Trong bước này, bạn sẽ hiện thực hóa những giải pháp và thay đổi mình cần thực hiện. Nếu cảm thấy cơ cấu tổ chức, phong cách quản lý của cấp lãnh đạo không đáp ứng được giá trị mà doanh nghiệp hướng đến, bạn hãy sẵn sàng đổi mới và cải tổ lại chiến lược hoạt động của mình. Những thay đổi có thể thực hiện là:
- Tối ưu hoá cơ cấu tổ chức.
- Cải thiện hệ thống quản lý nhân sự.
- Phát triển kỹ năng cho nhân viên.
- Tuyển chọn và đào tạo nhân sự phù hợp.
- Điều chỉnh phong cách lãnh đạo.
- Xác định lại giá trị chung của tổ chức.
Bước 4: Thực hiện thay đổi
Đây được xem là bước quan trọng nhất – thực hiện những thay đổi mà bạn đã quyết định trong các bước trước. Để thực hiện những thay đổi, bạn cần có một kế hoạch thực hiện chi tiết, đầy đủ nguồn tài nguyên. Bạn có thể giao nhiệm vụ cho những người có kinh nghiệm, kỹ năng để đảm bảo các thay đổi được thực hiện hiệu quả.
Bước 5: Liên tục đánh giá, theo dõi các yếu tố 7S
Không dừng lại ở việc thực hiện các thay đổi, bạn cần thường xuyên đánh giá và theo dõi các yếu tố trong mô hình 7S. Bước này giúp bạn đảm bảo những yếu tố quan trọng vẫn luôn phù hợp và đạt hiệu quả cao. Một số yếu tố bạn cần đánh giá, theo dõi liên tục là:
- Sự thay đổi trong chiến lược.
- Phong cách lãnh đạo.
- Giá trị chung của tổ chức.
Sau đó, bạn có thể tiếp tục điều chỉnh (nếu cần) để đảm bảo chiến lược quản lý nhân sự luôn phù hợp với vòng xoay kinh doanh.
Nhìn chung, mô hình 7S là công cụ hữu ích để đánh giá và tối ưu hoá tổ chức. Qua bài viết trên, Tino Group hy vọng bạn đã hiểu mô hình 7S là gì cũng như cách vận dụng mô hình này hiệu quả. Chúc bạn thành công và sớm chinh phục được những dự án sắp tới nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Mô hình 7S phù hợp với ngành công nghiệp nào?
Mô hình 7S có thể áp dụng trong mọi ngành công nghiệp và loại hình tổ chức, từ doanh nghiệp lớn đến tổ chức phi lợi nhuận hay tổ chức chính phủ.
Mô hình 7S có giúp cải thiện hiệu suất tổ chức không?
Câu trả lời là: “Có!”. Mô hình 7S giúp tạo ra sự phù hợp và đồng thuận giữa các yếu tố quan trọng trong tổ chức. Từ đó, doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu suất và tăng cơ hội thành công.
Mô hình 7S có thể áp dụng trong quản lý dự án không?
Tất nhiên là có! Mô hình 7S có thể được áp dụng để đánh giá và tối ưu hoá các yếu tố quan trọng trong dự án, giúp đảm bảo sự phù hợp cũng như hiệu quả dự án.
Thay đổi phong cách lãnh đạo theo mô hình 7S như thế nào?
Để thay đổi phong cách lãnh đạo, bạn có thể đánh giá và điều chỉnh cách quản lý, tương tác của lãnh đạo với nhân viên.