Trước tốc độ phát triển không ngừng của công nghệ, việc bảo vệ hệ thống mạng khỏi các mối đe dọa và xâm nhập đã trở thành nhu cầu tất yếu. Và Port Scanner chính là một trong những giải pháp giúp bạn giải quyết những khó khăn ấy. Vậy Port Scanner là gì? Hoạt động ra sao? Vì sao nên vận hành Port Scanner? Mời bạn cùng Tino Group tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ này qua bài viết dưới đây nhé!
Port Scanner là gì?
Port Scanner (Trình quét cổng) là một công cụ hoặc phần mềm được sử dụng trong lĩnh vực an ninh mạng. Nhiệm vụ của Port Scanner là quét và kiểm tra trạng thái của cổng mạng trên một hệ thống hoặc thiết bị mạng cụ thể.
Mỗi thiết bị mạng, chẳng hạn như máy tính, máy chủ sẽ có nhiều cổng mạng khác nhau. Những cổng này tương ứng với các dịch vụ và ứng dụng cụ thể mà hệ thống cung cấp hoặc sử dụng. Port Scanner cho phép các quản trị mạng, chuyên gia bảo mật hoặc người quan tâm đến an ninh mạng xác định, kiểm tra các cổng mạng đang mở và sẵn sàng hoạt động trên một thiết bị mạng.
Port là gì?
Trong ngữ cảnh mạng máy tính, Port (Cổng) là một khái niệm liên quan đến quá trình truyền thông giữa các ứng dụng và dịch vụ trên những thiết bị mạng, như máy tính hoặc máy chủ. Port là cổng giao tiếp ảo trên thiết bị mạng, cho phép các ứng dụng và dịch vụ trao đổi dữ liệu với nhau qua mạng. Mỗi cổng được xác định bằng một số nguyên trong khoảng từ 0 – 65535, chia thành các phạm vi sau:
- Well-known Ports (Cổng có tên): Đây là những cổng từ 0 – 1023, được dùng cho các dịch vụ phổ biến như HTTP (cổng 80), HTTPs (cổng 21), SSH (cổng 22),…
- Cổng đăng ký (Registered Ports): Đây là những cổng từ 1024 đến 49151, được dùng cho các ứng dụng/dịch vụ cụ thể mà nhà phát triển đã đăng ký với IANA (Internet Assigned Numbers Authority).
- Cổng riêng (Dynamic/Private Ports): Đây là cổng từ 49152 đến 65535, được dùng cho những kết nối tạm thời và phiên làm việc của các ứng dụng.
Khi bạn sử dụng một ứng dụng trên máy tính, như trình duyệt web, ứng dụng đó sẽ sử dụng một cổng cụ thể để trao đổi thông tin với máy chủ web. Ví dụ, khi truy cập một trang web qua HTTP, trình duyệt của bạn sẽ sử dụng cổng 80 để thiết lập kết nối đến máy chủ web. Trong khi đó, nếu truy cập một trang web bảo mật qua HTTPS, cổng 443 sẽ được kích hoạt.
Nguyên lý hoạt động của Port Scanner
Port Scanner hoạt động dựa trên việc gửi các yêu cầu kết nối đến những cổng mạng trên một địa chỉ IP hoặc tập hợp những địa chỉ IP. Sau đó, công cụ này sẽ theo dõi phản hồi từ các cổng để xác định trạng thái của chúng. Port Scanner hoạt động theo 7 bước cụ thể như sau:
Bước 1: Chọn mục tiêu
Người dùng hoặc công cụ Port Scanner xác định địa chỉ IP của thiết bị hoặc hệ thống mạng mà họ muốn quét cổng.
Bước 2: Xác định phạm vi cổng
Người dùng xác định phạm vi các cổng mạng mà họ muốn quét. Có thể là một phạm vi cổng cụ thể hoặc toàn bộ phạm vi từ 0 đến 65535.
Bước 3: Gửi gói tin kết nối
Port Scanner bắt đầu gửi các yêu cầu kết nối (gói tin) đến các cổng mạng trong phạm vi đã xác định. Các gói tin này thường sử dụng các giao thức như TCP (Transmission Control Protocol) hoặc UDP (User Datagram Protocol).
Bước 4: Theo dõi phản hồi
Sau khi gửi gói tin, Port Scanner chờ phản hồi từ các cổng mạng. Phản hồi có thể là một trong ba trạng thái chính:
- Mở (Open): Nếu cổng mạng đang hoạt động và sẵn sàng nhận kết nối, nó sẽ gửi lại một phản hồi cho gói tin kết nối.
- Đóng (Closed): Nếu cổng mạng không hoạt động hoặc đã bị đóng, nó sẽ gửi lại một phản hồi khác cho gói tin kết nối.
- Bị chặn (Filtered): Trong một số trường hợp, hệ thống bảo mật có thể chặn các gói tin kết nối và không gửi phản hồi. Kết quả là cổng được xem là “bị chặn”.
Bước 5: Xác định trạng thái
Dựa trên các phản hồi từ các cổng, Port Scanner xác định trạng thái của từng cổng mạng trong phạm vi đã quét (mở, đóng hoặc bị chặn).
Bước 6: Hiển thị kết quả
Kết quả của quá trình quét cổng thường được hiển thị cho người dùng dưới dạng danh sách các cổng mạng và trạng thái tương ứng của chúng.
Bước 7: Phân tích và hành động
Dựa trên kết quả quét cổng, người dùng có thể phân tích nguy cơ an ninh, xác định lỗ hổng bảo mật và đưa ra các biện pháp bảo mật phù hợp để bảo vệ hệ thống mạng khỏi các mối đe dọa.
Vai trò của Port Scanner trong an ninh mạng
Phát hiện lỗ hổng bảo mật
Một trong những vai trò quan trọng nhất của Port Scanner là giúp người dùng phát hiện các cổng mạng không cần thiết mở hoặc không được bảo mật đúng cách trên hệ thống. Vì những cổng mở và không được bảo vệ chính là điểm yếu mà hackers có thể tấn công vào hệ thống của bạn. Port Scanner cho phép quản trị viên xác định các lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn. Từ đó, họ có thể đưa ra các biện pháp cần thiết để khắc phục.
Phân tích nguy cơ an ninh
Port Scanner giúp người dùng phân tích nguy cơ an ninh bằng cách xác định những cổng mạng liên quan đến những dịch vụ không an toàn. Cổng mở liên quan đến những dịch vụ có lỗ hổng bảo mật chính là “cửa ngõ” “mời gọi” các cuộc tấn công mạng. Với sự hỗ trợ của Port Scanner, quản trị viên có thể đưa ra các biện pháp bảo mật hiệu quả để ngăn chặn các cuộc tấn công tiềm ẩn.
Kiểm tra chất lượng dịch vụ
Port Scanner giúp người dùng kiểm tra chất lượng và tính sẵn sàng của các dịch vụ mạng. Người quản trị có thể quét và kiểm tra trạng thái của các cổng mạng để đảm bảo những dịch vụ đang hoạt động đúng cách, đáp ứng đúng mong đợi của người dùng.
Đánh giá cấu hình mạng
Port Scanner giúp người dùng đánh giá tổng quan về cấu hình mạng và trạng thái của các cổng mạng trên hệ thống. Đây là cách giúp người dùng giảm khả năng bị đánh cắp thông tin hoặc tấn công mạng.
5 loại Port Scanner phổ biến
Hiện tại, có rất nhiều loại hình Port Scanner được phát triển để thực hiện việc quét và kiểm tra trạng thái cổng mạng. Mỗi loại hình Port Scanner đều sử dụng các phương pháp và giao thức khác nhau để hoạt động.
TCP Port Scanner
TCP (Transmission Control Protocol) Port Scanner là loại quét phổ biến nhất. Loại quét này sử dụng giao thức TCP để kiểm tra trạng thái của các cổng mạng. Cách hoạt động của TCP Port Scanner là gửi những yêu cầu kết nối TCP đến các cổng mạng và theo dõi phản hồi từ hệ thống. Cổng mạng có thể ở 1 trong 3 trạng thái: mở (open), đóng (closed) hoặc bị chặn (filtered). TCP Port Scanner thường chậm hơn so với các loại khác nhưng kết quả cho ra rất chính xác.
UDP Port Scanner
UDP (User Datagram Protocol) Port Scanner sử dụng giao thức UDP để kiểm tra các cổng mạng. UDP là giao thức không đảm bảo việc truyền tải dữ liệu như TCP. Vậy nên, việc kiểm tra trạng thái của các cổng UDP thường khó khăn hơn. UDP Port Scanner gửi các gói tin đến các cổng mạng và dựa vào phản hồi từ hệ thống để xác định trạng thái của cổng. Loại quét này thường nhanh hơn TCP Port Scanner nhưng không chính xác bằng.
SYN/ACK Scanner
Loại quét này tập trung vào việc kiểm tra xem một cổng cụ thể có mở hay không bằng cách sử dụng gói tin SYN (Synchronize) và theo dõi phản hồi SYN/ACK (Synchronize/Acknowledge) từ hệ thống đích. Quá trình này giúp xác định trạng thái của cổng mạng một cách nhanh chóng.
XMAS Scanner
XMAS Scanner là loại quét cổng có khả năng gửi một loạt các gói tin không bình thường đến hệ thống đích. Thông qua đó, người dùng có thể kiểm tra trạng thái của những cổng ấy. “XMAS” đề cập đến việc gửi các cờ TCP không chuẩn, bao gồm cờ URG (Urgent), PSH (Push) và FIN (Finish). Loại quét này thường được sử dụng để kiểm tra các lỗ hổng và trạng thái của các cổng mạng trong môi trường bảo mật.
ACK Scanner
ACK (Acknowledgment) Scanner sử dụng các gói tin ACK để kiểm tra trạng thái của các cổng mạng. ACK là một cờ trong giao thức TCP được sử dụng để xác nhận các gói tin đã nhận. Thay vì xác định cổng mở, ACK Scanner sẽ tập trung vào việc kiểm tra xem một cổng cụ thể có hoặc không phản hồi ACK. Tính năng này giúp người dùng xác định một hệ thống có chặn hoặc chấp nhận các kết nối mới không.
Lưu ý: Trong Port Scanner và giao thức TCP (Transmission Control Protocol), “cờ” hay “flag” là một thành phần quan trọng của các gói tin mạng. Cờ được dùng để điều khiển và thực hiện những chức năng cụ thể trong quá trình truyền tải dữ liệu, thiết lập kết nối giữa các thiết bị mạng. Các cờ TCP xác định những thao tác cụ thể mà gói tin đang thực hiện.
Trong thế giới mạng phức tạp như hiện nay, sử dụng các Port Scanner là giải pháp tối ưu để bảo vệ người dùng tránh khỏi các cuộc tấn công không mong muốn. Tino Group hy vọng bài viết trên đã phần nào giúp bạn “gỡ rối” kiến thức về Port Scanner. Hãy tiếp tục đồng hành cùng Tino Group để đón đọc những thông tin bổ ích khác bạn nhé!
Những công hỏi thường gặp
Port Scanner có thể gây ra vấn đề gì?
Port Scanner có thể gây ra những vấn đề như quét quá tải mạng, làm gián đoạn dịch vụ, chặn IP.
Port Scanner có thể bị tường lửa chặn không?
Tất nhiên là có! Tuỳ vào cấu hình tường lửa, Port Scanner có thể bị chặn hoặc gây ra những cảnh báo hoạt động đáng ngờ.
Làm thế nào bảo vệ hệ thống khỏi Port Scanner?
Để bảo vệ hệ thống khỏi Port Scanner, bạn có thể sử dụng các biện pháp bảo mật như tường lửa, giới hạn quyền truy cập, giám sát mạng và các dịch vụ bảo mật.
Khi nào cần sử dụng Port Scanner?
Port Scanner chỉ nên sử dụng khi bạn cần phát hiện lỗ hổng bảo mật, kiểm tra trạng thái cổng mạng, đánh giá nguy cơ an ninh hoặc kiểm tra cấu hình mạng.