Giải quyết vấn đề đóng vai trò như một kỹ năng đặc biệt quan trọng trong quá trình học tập và làm việc. Đặc biệt, nếu là một nhà quản lý cấp cao, bạn càng phải trau dồi kỹ năng giải quyết vấn đề. Nếu chưa biết kỹ năng giải quyết vấn đề là gì cũng như cách rèn luyện kỹ năng này, hãy cùng Tino Group tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Đôi nét về kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?
Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem Solving Skills) là một dạng kỹ năng mềm được rèn luyện để khắc phục, xử lý một hoặc nhiều vấn đề phát sinh ngoài ý muốn. Thông thường, khi có vấn đề xảy ra ngoài ý muốn, nhiều người thường không có biết cách giải quyết sao cho nhanh gọn, hợp lý. Lúc này, khi sở hữu kỹ năng giải quyết vấn đề, bạn sẽ nhanh chóng tìm ra “đáp án” phù hợp để xử lý khó khăn một cách linh hoạt hơn.
Đồng thời, khi có kỹ năng giải quyết vấn đề, bạn cũng dễ bình tĩnh hơn trước những thử thách hoặc khó khăn xuất hiện bất ngờ. Thay vì trở nên hoảng loạn hoặc mất kiểm soát, bạn có thể đưa ra phương hướng giải quyết chính xác hơn.
Có thể nói, kỹ năng giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng nếu bạn muốn hướng đến vị trí lãnh đạo hoặc nhà quản lý giỏi. Khi sở hữu kỹ năng này, bạn sẽ dễ dàng dẫn dắt đội ngũ nhân viên của mình hoàn thành mục tiêu đề ra.
Vai trò của kỹ năng giải quyết vấn đề
Giữ trạng thái bình tĩnh
Trên thực tế, khi đối diện với các vấn đề không như mong đợi, nhiều người có xu hướng rơi vào trạng thái lo lắng hoặc sợ hãi. Trong trường hợp này, bạn sẽ bị chi phối bởi cảm xúc bản năng, khả năng suy luận cũng bị giảm đáng kể. Với những người có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt, họ sẽ nhanh chóng lấy lại tinh thần, giữ tâm thế bình tĩnh để nghĩ ra cách thức xử lý tốt nhất.
Linh hoạt hơn khi tìm hướng giải quyết
Cùng một vấn đề nhưng phát sinh ở mỗi thời điểm khác nhau sẽ có các đặc thù khác nhau. Vì vậy, bạn không thể áp dụng giải pháp cũ để xử lý vấn đề. Thay vào đó, bạn phải linh hoạt trong việc đánh giá, liên kết nhiều kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm để giải quyết. Những người có kỹ năng giải quyết vấn đề thường có chiều hướng suy nghĩ linh hoạt, đưa ra những cách thức xử lý vấn đề sáng tạo, mới mẻ.
Đưa ra giải pháp tối ưu
Đây là một trong những lợi ích thiết thực nhất khi bạn biết cách giải quyết vấn đề. Sở hữu kỹ năng này, bạn sẽ tìm thấy được nhiều giải pháp và nhìn nhận rõ các ưu điểm cũng như hạn chế của chúng. Từ đó, bạn có thể chọn ra giải pháp hoàn hảo nhất trong các giải pháp tốt nhất.
5 bước giải quyết vấn đề hiệu quả
Tương tự như bất kỳ kỹ năng hay kiến thức nào, để giải quyết vấn đề tốt, bạn cũng cần trau dồi, rèn luyện trong một khoảng thời gian dài. Dưới đây là quy trình cơ bản giúp bạn giải quyết vấn đề hiệu quả.
#1. Tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích nguyên nhân
Khi đối diện với một vấn đề bất ngờ phát sinh, việc đầu tiên bạn cần làm là tìm hiểu nguyên nhân, nguồn gốc của vấn đề ấy. Thay vì “nhảy cẫng lên” hoặc mất bình tĩnh, bạn hãy hít một hơi thật sâu và bắt đầu “lần mò” dấu vết. Khi đã biết được nguyên nhân xuất phát từ đâu, bạn và đồng đội của mình hãy tiếp tục nghiên cứu và phân tích.
Mọi người cần đánh giá vấn đề theo góc nhìn khách quan từ bao quát đến chi tiết. Tất nhiên, bạn không nên để những góc nhìn chủ quan, mang tính cá nhân làm ảnh hưởng. Ghi nhận tất cả ý kiến của mọi người nhưng chỉ chọn đáp án hợp lý nhất.
#2. Xem xét vấn đề ở nhiều phương diện
Để giải quyết triệt tiêu các vấn đề phát sinh, bạn cần rèn luyện kỹ năng nhìn nhận mọi việc dưới nhiều lăng kính khác nhau. Khi xem xét sự việc ở nhiều góc độ, bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề. Từ đó, bạn có thể đưa ra đa dạng các cách giải quyết phù hợp.
#3. Lựa chọn người giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt còn biểu hiện qua cách chọn lựa người xử lý sự việc phù hợp. Trên thực tế, mỗi vấn đề sẽ có cách giải quyết riêng và không phải ai cũng trở thành người “dọn dẹp tàn tro” hiệu quả, ngay cả chính bản thân bạn.
Vì vậy, nếu cảm thấy bản thân chưa đủ năng lực hoặc quyền hạn, bạn nên đề cử một người nào đó phù hợp để giải quyết vấn đề. Những người có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt sẽ biết cách điều khiển “cái tôi” và công nhận tài năng của người khác.
#4. Chọn giải pháp phù hợp để triển khai
Sau khi chọn được người xử lý vấn đề, bước tiếp theo bạn cần làm là đưa ra giải pháp phù hợp để tiến hành thực hiện. Việc đưa ra giải pháp sai lầm có thể khiến vấn đề trở nên khó giải quyết hơn. Chính vì thế, bạn hãy liệt kê toàn bộ phương pháp và đánh giá mức độ hiệu quả của chúng. Khi đã chọn được giải pháp tối ưu, bạn và đồng đội cần nhanh chóng tiến hành để giải quyết vấn đề.
#5. Theo dõi, đánh giá kết quả thực thi
Trong quá trình thực thi, bạn nên dành thời gian theo dõi cũng như đánh giá kết quả khi giải quyết vấn đề. Nếu hướng giải quyết chưa chuẩn xác, bạn có thể điều chỉnh và khắc phục kịp thời. Bước theo dõi và đánh giá giúp bạn hạn chế tình trạng khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.
Bí quyết trau dồi kỹ năng giải quyết vấn đề
Nhìn nhận hạn chế của bản thân
Không ai hoàn hảo 100%. Ưu điểm và hạn chế luôn tồn tại song song với nhau. Vì vậy, để cải thiện kỹ năng giải quyết bản thân, việc trước tiên bạn cần làm là tìm ra điểm yếu của mình và tìm cách cải thiện chúng. Khi dám đối diện với những yếu điểm của bản thân, bạn chắc chắn sẽ giải quyết mọi chuyện tốt hơn.
Không ngừng học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn
Bồi dưỡng kiến thức, trau dồi kỹ năng chuyên môn là cách tốt nhất giúp bạn tự tin hơn trong công việc và cuộc sống. Đặc biệt, đứng trước những thử thách, vấn đề phát sinh, bạn có thể vận dụng kiến thức của mình để tìm kiếm các phương án giải quyết đúng đắn.
Thường xuyên luyện tập
Sự thật là các vấn đề xảy ra trong cuộc sống đều bất ngờ xuất hiện mà không báo trước. Vì vậy, để có thể xử lý sự việc xấu bất ngờ xảy ra, bạn cần tạo thói quen giải quyết vấn đề bằng những tình huống giả lập.
Học hỏi từ người xung quanh
Khổng Tử viết: “Ba người cùng đi, tất có người làm thầy ta”. Hãy khiêm tốn học hỏi những người xung quanh mình, vì trường đời luôn có rất nhiều người thầy.
Học hỏi, trau dồi kỹ năng từ những người có kinh nghiệm cũng là cách giúp bạn rèn luyện và cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề. Những bậc tiền bối đi trước sẽ sở hữu kinh nghiệm “thực chiến” dày dạn. Vì vậy, bạn đừng ngần ngại trao đổi, học hỏi họ để tích lũy kiến thức cho bản thân.
Có thể thấy, kỹ năng giải quyết vấn đề đóng vai trò rất quan trọng trong công việc và cuộc sống. Khi sở hữu kỹ năng này, bạn có thể xử lý mọi việc một cách trôi chảy và nhanh chóng hơn.
Từ những thông tin trên, Tino Group tin rằng bạn đã phần nào giải đáp được câu hỏi kỹ năng giải quyết vấn đề là gì cũng như cách rèn luyện kỹ năng này. Đừng quên theo dõi Tino Group để tiếp tục đón đọc những bài viết hay và hữu ích nhất nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Giao tiếp tốt có giải quyết vấn đề được không?
Tất nhiên là có! Khi giao tiếp tốt, bạn dễ dàng gắn kết những mối quan hệ lại với nhau, tăng khả năng thuyết phục các bên liên quan để giải quyết vấn đề.
Kỹ năng giải quyết vấn đề mang lại hiệu quả gì?
Khi sở hữu kỹ năng giải quyết vấn đề, bạn có thể:
- Ứng phó tốt các vấn đề bất ngờ phát sinh.
- Duy trì trạng thái bình tĩnh, giải quyết sự cố, vấn đề có thể xảy ra.
- Dễ dàng phân tích, phán đoán tình huống hiệu quả.
Có cần giải quyết vấn đề theo quy trình không?
Khi sở hữu kỹ năng giải quyết vấn đề, bạn có thể:
- Ứng phó tốt các vấn đề bất ngờ phát sinh.
- Duy trì trạng thái bình tĩnh, giải quyết sự cố, vấn đề có thể xảy ra.
- Dễ dàng phân tích, phán đoán tình huống hiệu quả.
Phương pháp nào giúp phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề?
Có 2 phương pháp khoa học giúp bạn phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề là:
- Dùng sơ đồ Mindmap.
- Brainstorming.